Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 25-12-2014] Học viên Pháp Luân Công ông Phó Bằng Xung, 41 tuổi, ở thành phố Hải Lâm thuộc Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Vào ngày 09 tháng 06 năm 2013, Phó Bằng Xung bị đội trưởng đội an ninh nội địa là Vương Ngọc Hoa và đội phó Vương Ngọc Uy bắt giữ phi pháp. Sau khi bị tạm giam 09 tháng, tòa án thành phố Hải Lâm đã mở phiên tòa bí mật trong trại tạm giam và kết án phi pháp Phó Bằng Xung 3 năm rưỡi.
Minh họa cảnh tra tấn: “Lái máy bay”
Từ tháng 07 năm 1999, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, gia đình bốn người này vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên đã mấy lần bị người của cục công an và đồn công an địa phương đến gây rối, bắt người phi pháp, tịch thu tài sản và kết án.
Minh họa cảnh tra tấn: Buộc bằng dây thừng
Phó bằng Xung đã bị bắt cóc đưa đến nhà tù Mẫu Đơn Giang để bức hại vào khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2007, phải chịu đủ các loại hình thức tra tấn như “Lái máy bay” và “Buộc bằng dây thừng”.
Ngày 09 tháng 06 năm 2013 Phó Bằng Xung lại bị đại đội trưởng Đinh Ngọc Hoa, và đại đội phó Vương Uy của đội an ninh nội địa bắt giữ phi pháp. Cảnh sát tịch thu hai máy tính xách tay, một máy vi tính màn hình phẳng, các sách Pháp Luân Công và các tài sản cá nhân như sổ tiết kiệm. Mẹ của Phó Bằng Xung lúc đó sợ đến nỗi nằm co quắp trên giường, không động đậy. Đinh Ngọc Hoa và những người khác đã cưỡng chế đưa Phó Bằng Xung đi, để lại người mẹ của anh. Tối ngày hôm đó, người nhà của Phó Bằng Xung đến cục công an tìm anh nhưng đã bị Đinh Ngọc Hoa ngang ngược đuổi đi.
Sau khi Phó Bằng Xung bị bắt giam phi pháp, ban ngày ông bị cưỡng bức lao dịch, ban đêm thì bị cảnh sát tra hỏi phi pháp. Tháng 07, đội an ninh nội địa và cục công an thành phố Hải Lâm đã thông đồng với Viện kiểm sát thành phố Hải Lâm khởi tố phi pháp Phó Bằng Xung. Vì không đủ chứng cứ nên đã bị tòa án thành phố Hải Lâm vài lần trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung giấy tờ. Khi trả về cục công an Hải Lâm, đội an ninh nội địa và cục công an Hải Lâm vẫn từ chối thả người và mấy lần tạo tài liệu giả để hãm hại ông. Sau đó Viện kiểm sát thành phố Hải Lâm lại chỉnh lý lại tài liệu hãm hại kia, rồi lại nộp cho tòa án thành phố Hải Lâm một lần nữa. Lúc đó thời gian tạm giam đã lên đến hơn 09 tháng.
Mẹ của Phó Bằng Xung và người nhà đã đến Viện kiểm sát để đòi người mấy lần và cũng hiểu ra rằng nhân viên tòa án và Viện kiểm sát đang đẩy trách nhiệm cho nhau. Học viên Pháp Luân Công cùng bị giam với Phó Bằng Xuân là Khúc Lệ Hoa đã mời luật sư để biện hộ cho họ. Tòa án thành phố Hải Lâm lại kiếm cớ mấy lần không cho luật sư đọc hồ sơ, chỉ nói rằng nhân viên thụ án không có mặt. Cuối cùng họ đã mở phiên tòa bí mật trong trại tạm giam trong khi không cho luật sư và người nhà biết. Trong khi người nhà vẫn còn đang tìm mọi cách để nghe ngóng thông tin, Phó Bằng Xung đã phải cầm bản án trong tay. Dưới sự can thiệp của Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phó Bằng Xung đã bị kết án oan ba năm rưỡi, hiện tại bị giam ở nhà tù Thái Lai để bức hại.
Đối với việc bức hại nêu trên mà Phó Bằng Xung phải chịu, đội an ninh nội địa, cục công an, tòa án, ủy ban chính trị và pháp luật thành phố Hải Lâm đều đã vi phạm quy định của điều 248 Bộ luật hình sự của chính quyền ĐCSTQ, đã cấu thành tội ngược đãi người bị giam. Căn cứ theo quy định của điều 263 Bộ luật hình sự cũng đã cấu thành tội ăn cướp. Đối với việc phi pháp chiếm đoạt tài sản, giá trị khá lớn, khi bị đòi thì không trả, đã vi phạm quy định của điều 270 Bộ luật hình sự, cấu thành tội chiếm đoạt tài sản. Đinh Ngọc Hoa và những người khác vì muốn bắt Phó Bằng Xung phải chịu truy cứu hình sự, mà đã bóp méo pháp luật ngụy tạo chứng cứ, vu cáo hành vi hợp pháp của Phó Bằng Xung thành phạm tội, đã vi phạm quy định của điều 243 Bộ luật hình sự, đã cấu thành tội vu cáo hãm hại.
Tín ngưỡng là sự tôn kính và niềm tin chân thành của con người đối với một đạo lý nào đó, hoặc là sự tôn kính và niềm tin chân thành đối với một cá nhân hoặc lời dạy nào đó. Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp) không chỉ dạy người ta luyện công để có được thân thể khỏe mạnh, mà pháp lý của môn này còn dạy người ta tu tâm hướng thiện, cho học viên Pháp Luân Công một thế giới quan và nhân sinh quan hoàn toàn mới, khiến mỗi học viên Pháp Luân Công đều trở thành người có đạo đức cao thượng, từ đó có một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp, trở thành một người có ích cho xã hội.
Do vậy mỗi học viên Pháp Luân Công đều có một niềm tin chân thành và lòng tôn kính đối với người sáng lập của Pháp Luân Công và bản thân Pháp Luân Công, do vậy Pháp Luân Công chính là tín ngưỡng của học viên Pháp Luân Công. Do tín ngưỡng là hoạt động tư tưởng của con người, mà tư tưởng của con người lại nhìn không thấy, sờ không được, tư tưởng của con người lại không thể gây nguy hiểm cho người khác, do vậy bất kỳ một tổ chức nào trên thế giới cũng không được can thiệp vào quyền tự do tư tưởng của con người, càng không tồn tại việc vì có tư tưởng gì đó mà vi phạm pháp luật hoặc là phạm tội. Do vậy tự do tín ngưỡng là nhân quyền căn bản nhất được toàn thế giới công nhận.
Từ đó có thể thấy rằng, tu luyện Pháp Luân Công là một loại tín ngưỡng, ở bất kỳ quốc gia hoặc xã hội nào cũng đều nên là hợp pháp tự nhiên.
Trên thực tế đến năm 2014, trừ Trung Quốc Đại lục, trên toàn thế giới có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có người đang luyện Pháp Luân Công, hơn nữa đều là hợp pháp, chỉ có chính quyền ĐCSTQ ở Trung Quốc Đại lục đang lợi dụng bộ máy quốc gia để ngang nhiên bức hại Pháp Luân Công. Điều này đủ để nói rõ rằng, chính ĐCSTQ là kẻ đang bức hại tự do tín ngưỡng được công nhận trên toàn thế giới. ĐCSTQ đã vi phạm sự bảo hộ của luật pháp quốc tế đối với quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời cũng đang vi phạm hiến pháp của chính mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/25/海林法院秘密在看守所私设公堂冤判好人-301950.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/30/147535.html
Đăng ngày 24-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.