Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-04-2014] Bà Tiêu Ngạn Hồng và ông Lý Văn Minh quen nhau vì cùng tu luyện Pháp Luân Công và cưới nhau vào tháng 07 năm 1999. Nhưng niềm vui kết hôn chưa được bao lâu đã nhanh chóng bị huỷ hoại khi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngay tháng đó. Họ không biết rằng họ sẽ không thể gặp lại nhau trong suốt 12 năm và sự chia cách vẫn tiếp diễn.

Ông Lý bị bắt vào sáng sớm ngày 21 tháng 07 năm 1999 và sau đó là một chuỗi ngày giam giữ, sách nhiễu. Ông Lý bị bắt tiếp vào tháng 09 năm 2002 vì nỗ lực nói với người dân biết sự thật về Pháp Luân Công bằng cách chèn băng ghi hình vào mạng lưới truyền hình cáp. Ông đã bị kết án phi pháp 20 năm tù giam và vẫn đang bị giam ở nhà tù Lan Châu.

Bà Tiêu bây giờ đã 50 tuổi, từng phải sống nay đây mai đó trong suốt 13 năm để tránh cuộc bức hại của chính quyền cho đến khi bà bị bắt gần đây vào ngày 28 tháng 12 năm 2013 cùng với 30 học viên Pháp Luân Công khác.

Bà đang bị giam giữ ở Trung tâm tẩy não Cung Gia Loan tại Lan Châu đã hơn 1 tháng. Trước khi bị đưa đến tới trung tâm tẩy não, bà Tiêu cùng tám học viên khác đã từng bị bắt giam và tra tấn trong ba tháng ở trại tạm giam huyện Cam Cốc.

Bà Tiêu cùng 30 học viên bị bắt giam cùng trước đó đã bị giám sát và theo dõi trong hơn ba tháng. Đa số họ đều được thả trở về nhà sau khi bị cưỡng ép ký tên vào một số văn bản, ngoại trừ bà Tiêu cùng 8 học viên còn lại trong đó bao gồm: Ông Trương Chí Minh đến từ Tân Cương, bà Lý Thúy Phương, bà Mã Hiểu Quyên, bà Lý Nghĩa Khôi và Tiêu Kiều. Chính quyền đang tìm cách kết án phi pháp đối với những người này.

Những ngày đầu của cuộc bức hại

Trong vòng 24 giờ sau khi ĐCSTQ chính thức phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, một chục nhân viên từ Cục cảnh sát quận Thất Lý Hà ở Lan Châu đã bắt ông Lý đang làm việc ở văn phòng tàu hỏa Lan Châu lúc 3 giờ sáng ngày 21 tháng 07 năm 1999. Cảnh sát đã lục soát phòng làm việc và nhà của ông Lý. Họ đã tịch thu một lượng lớn sách Pháp Luân Công và các băng ghi âm. Các học viên Pháp Luân Công khác trong khu vực cũng bị bắt trong thời gian đó.

Sau khi biết tin, nhiều học viên Pháp Luân Công đã đi đến ủy ban tỉnh để thỉnh nguyện ngay trong sáng hôm đó. Họ yêu cầu các quan chức thả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ.

Chiều hôm đó, bà Tiêu và một số học viên Pháp Luân Công đại diện khác được đưa tới phòng tiếp khách. 20 phút sau, họ bị dẫn ra cửa sau. Mỗi học viên đều có 2 nhân viên cảnh sát áp giải lên xe. Họ bị đưa tới một phòng họp lớn ở tầng trên cùng của một khách sạn và bị giám sát chặt chẽ.

Tuy nhiên, không một quan chức nào đến nói chuyện với những người đại diện. Bà Tiêu được đưa về Viện Chăm sóc Bà mẹ và Trẻ em, nơi bà đang làm y tá. Một nhân viên nói với bà sau khi bà rời khỏi đó: “Tập Pháp Luân Công bị cấm. Chỉ được luyện ở nhà.”

Bà Tiêu và vài học viên Pháp Luân Công khác đã tới ủy ban tỉnh một lần nữa vào sáng hôm sau để thỉnh nguyện. Các học viên khác cũng tiếp tục đến đó cho đến 10 giờ sáng, khi đó lối vào đã bị đặt chốt kiểm soát quân sự. Tất cả học viên Pháp Luân Công đã bị đưa lên xe buýt đi tới sân vận động Thất Lý Hà và cuối cùng bị đưa về địa khu của mình.

Các học viên ở quận Thất Lý Hà bị đưa tới một trường tiểu học, ở đây họ bị ghi hình. Nghi ngờ lời khai của các học viên, một nhân viên hỏi: “Ai bị bắt?” Bà Tiêu đáp lại: “Chồng tôi. Tôi chứng kiến việc đó.” Người đàn ông im lặng và bỏ đi.

Bị bức hại vì dám lên tiếng

Trước ngày 20 tháng 07 năm 1999, bà Tiêu đã viết thư cho phó bí thư tỉnh Cam Túc. Bức thư nói về những lợi ích của tu luyện Pháp Luân Công và việc có nhiều học viên bị sách nhiễu. Bà Tiêu hy vọng chính quyền sẽ duy trì công lý và bảo vệ những nhân quyền cơ bản.

Bức thư được đăng tải trên trang web Minh Huệ và bà Tiêu đã trở thành mục tiêu bức hại của chính quyền địa phương. Mặc cho áp lực từ đồng nghiệp và chính quyền thành phố, bà vẫn nói: “Tôi sẽ tiếp tục tu luyện vì tôi trở nên khoẻ mạnh hơn sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không hề giống như những lời tuyên truyền phỉ báng trên TV đâu.”

Dù bà được phép trở lại làm việc, nhưng người thân của bà ở Lan Châu vẫn tiếp tục tạo áp lực buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công. Sau khi gia đình bà thất bại trong việc thuyết phục, lãnh đạo của bà Tiêu đã gọi cho ba mẹ bà ở Tân Cương và ép mẹ của bà Tiêu phải bỏ lại bà ngoại của bà Tiêu đang nằm trong bệnh viện để bay tới Lan Châu. Thật đáng buồn là bà ngoại của bà Tiêu đã qua đời vào ngày hôm sau. Bà Tiêu vẫn kiên định trước áp lực và giải thích cho mẹ hiểu sự thật về Pháp Luân Công.

Buộc phải trốn vì bị quấy rối không ngừng

Sau đó bà Tiêu đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền được tập Pháp Luân Công. Dưới áp lực của chính quyền thành phố, lãnh đạo đã cắt lương của bà và cử người đi tìm bà ở Bắc Kinh.

Bà Tiêu cùng một học viên Pháp Luân Công khác bị công an quận Thất Lý Hà bắt trên đường phố tỉnh Lan Châu vào đầu tháng 11 năm 1999. Họ bị đưa tới trại tạm giam Tây Quả Viên sau khi bị giữ ở đồn công an Dương Gia Kiều trong vòng một tuần.

trại tạm giam này rất nhỏ, chật chội và dơ bẩn. Không khí ngột ngạt vì ăn uống và đi vệ sinh đều trong cùng một phòng. Chuột chạy khắp nơi. Bà Tiêu bị rệp cắn khắp người.

Bà Tiêu bị ép đi nhặt hạt dưa mỗi ngày. Lính canh sẽ đánh đập và tra tấn bà nếu không đạt được sản lượng theo yêu cầu.

Bà Tiêu là một trong ba học viên Pháp Luân Công đầu tiên bị đưa tới trại lao động cưỡng bức. Bà bị chuyển tới trại lao động Bình An Đài vào cuối tháng 01 năm 2000. Ở trại lao động, các học viên Pháp Luân Công bị giám sát nghiêm ngặt. Họ không thể nói chuyện với nhau. Họ bị các tù nhân chỉ định theo dõi khi ăn uống, ngủ và cả lúc tắm.

Hết kỳ hạn ở trại lao động, bà Tiêu vẫn không được thả về mà lại bị chuyển thẳng tới một trung tâm tẩy não.

Vào đầu tháng 03 năm 2001, bà Tiêu đã đăng bài thanh minh trên Minh Huệ Net, tuyên bố rằng những văn bản bà từng bị ép buộc phải ký kết từ bỏ đức tin Pháp Luân Công là vô giá trị và không có hiệu lực, và bà vẫn sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Vì vậy bà đã bị chuyển từ trung tâm tẩy não tới trại tạm giam Tây Quả Viên.

Vì bị tra tấn thể chất và tinh thần một thời gian dài, sức khoẻ của bà bị kém đi. Bà được chuyển tới bệnh viện Đại Sa Bình vào ngày 12 tháng 09 năm 2001. Vài ngày sau, bà được trả về cho bố mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, lãnh đạo vẫn phái người tới để giám sát bà Tiêu ngay tại nhà họ.

Chính quyền cùng Viện Chăm sóc Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Cam Túc thường xuyên gọi để sách nhiễu bà. Để thoát khỏi những phiền toái không ngừng, cuối cùng bà phải rời khỏi nhà bố mẹ và đi ẩn trốn. Các viên chức của Cục cảnh sát Lan Châu đã tới nhà bố mẹ bà tìm kiếm hai lần sau khi bà rời khỏi đó.

Chồng bị tuyên án phi pháp

Ông Lý trở về nhà vào tháng 11 năm 2001, nhưng lãnh đạo của ông đã giam ông tại nơi làm việc và cử người giám sát ông. Vì vậy ông Lý đã tuyệt thực. Khi bà Tiêu nghe tin về chồng mình, bà đã gọi cho lãnh đạo của ông và nói: “Giam giữ ông ấy là bất hợp pháp.” Nhưng lãnh đạo ở văn phòng tàu hỏa Lan Châu nói rằng họ đang làm theo mệnh lệnh và không còn cách nào khác. Sau đó không lâu, ông Lý bị đưa đến trung tâm tẩy não Hoa Lâm Bình.

Ông Lý đã thoát khỏi trung tâm tẩy não vào tháng 02 năm 2002. Cục cảnh sát đã dán hình ông ở đường ra vào thành phố Lan Châu và treo thưởng 10.000 tệ cho ai bắt được ông Lý. Ông Lý đã bị bắt lần thứ tư vào đầu tháng 09 năm 2002. Trong thời gian tra khảo, ông đã bị tra tấn tàn nhẫn đến mức tính mạng nguy kịch. Sau đó ông đã bị kết án phi pháp 20 năm tù giam và bị giam giữ ở nhà tù Lan Châu.

Ông Lý bị nhốt trong phòng biệt giam trong vòng một tháng từ tháng 09 đến tháng 10 năm 2002. Căn phòng chỉ rộng 3 mét vuông với sân rộng 2 mét vuông. Trong phòng biệt giam, có một cái giường làm bằng gạch và một cái hố dưới chân giường để đi vệ sinh. Trong phòng không có lò sưởi hay chăn màn. Mỗi phòng có tối đa 4 người.

Hơn nữa, không có dụng cụ ăn uống nào được phát cho phạm nhân trong phòng giam này nên họ phải ăn bằng tay. Lính canh thường xuyên đánh đập và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Các học viên thường xuyên bị còng tay và xích chân. Lính canh cũng buộc còng tay và xích chân với nhau để tăng thêm sự tra tấn.

Ông Lý là người mồ côi và không ai được phép thăm tù ông vì có luật là chỉ người thân mới được thăm phạm nhân.

Những người liên quan đến vụ bức hại

Mã Tương Hiền (马湘贤), giám đốc Phòng 610 tỉnh Cam Túc: 86-139-09318007 (nhà riêng)

Vận Ngọc Thành (韵玉成), Diệm Vĩnh Sanh (剡永生) Kỳ Thụy Quân (祈瑞军), nhân viên trung tâm tẩy não Cung Gia Loan.

Lôi Minh (雷鸣), phó chủ tịch thành phố Thiên Thuỷ: +86-938-8213323 (văn phòng), +86-139-93860000 (nhà riêng)

Lôi Minh

Hoàng Kim Khuê (黄金奎), Cục trưởng Cục Công an thành phố Thiên Thủy

Lý Hải Thành (李海成), Cục phó Cục Công an thành phố Thiên Thủy

Hoắc Bảo San, Cục phó Cục Công an thành phố Thiên Thủy: +86-138-93829269 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/29/流离失所十三年-甘肃省妇幼保健院护士被绑架逼供-290692.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/3/1483.html

Đăng ngày 03-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share