Bài viết của Mục Văn Thanh và Hoa Thanh, phóng viên Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 23-11-2014] Các học viên Pháp Luân Công tại Úc và New Zealand đã tiếp cận được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bằng biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane.

Mặc dù bị các “nhóm hoan nghênh” gồm sinh viên và các nhân viên người Hoa tại các doanh nghiệp Trung Quốc tại Úc và New Zealand do Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc thuê ở sáu thành phố mà Tập Cận Bình tới thăm quấy nhiễu, nhưng cuộc kháng nghị của các học viên vẫn diễn ra bình thường.

Nhóm hoan nghênh này đã nỗ lực ngăn chặn, thậm chí tấn công các học viên, nhằm tránh để Tập Cận Bình và đoàn hộ tống thấy các biểu ngữ Pháp Luân Công.

Trong quá trình diễn ra cuộc kháng nghị, các học viên nhận được sự trợ giúp của cảnh sát địa phương. Nhiều sinh viên và nhân viên người Hoa tại các doanh nghiệp Trung Quốc, sau khi biết sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, đã rời đi hoặc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

0dc48795715202ca86bc6ed1e435e94d.jpg

Đoàn xe hộ tống lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhóm kháng nghị của Pháp Luân Công trên đường tới khách sạn Hyatt

Cảnh sát Úc bảo vệ quyền kháng nghị của học viên Pháp Luân Công

Khi Tập Cận Bình tới Brisbane, Lãnh sự quán Trung Quốc đã thuê sinh viên người Hoa tại đây với mức phí 100 đô la Úc một người một ngày để ngăn chặn cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công. Nhóm sinh viên này đã chiếm vị trí mà nhóm Pháp Luân Công được cấp phép tổ chức kháng nghị. Cảnh sát đã dẹp nhóm sinh viên đó qua bên đường và cấm họ tới gần nơi kháng nghị của học viên Pháp Luân Công.

Để ngăn chặn khả năng nhóm sinh viên người Hoa này lại tiếp tục gây rối, cảnh sát đã kiểm tra chứng minh thư và ghi lại thông tin của họ.

79bd778a3ab364c322ed2772e98c2550.jpg

Cảnh sát tại Brisbane yêu cầu các sinh viên do Lãnh sự quán Trung Quốc cho xem chứng minh thư và ghi lại thông tin của họ để đảm bảo họ sẽ không can nhiễu cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công

Tại Canberra, Lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức 500 đến 700 người ủng hộ ĐCSTQ là sinh viên và công nhân viên người Hoa của các tổ chức Trung Quốc tại Sydney để ngăn chặn cuộc kháng nghị của học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát Canberra đã xác nhận con số này.

Các học viên Pháp Luân Công dựng biểu ngữ bên ngoài khách sạn Hyatt, nơi Tập Cận Bình ở vào ngày 16 tháng 11. Lãnh sự quán Trung Quốc đã huy động 200 sinh viên người Hoa đứng chắn trước các học viên Pháp Luân Công. Họ che các biểu ngữ của Pháp Luân Công bằng cách đứng chắn và giơ cờ đỏ. Khi cảnh sát yêu cầu, nhóm sinh viên này không chịu rời đi, cảnh sát đã đã lại gần, thu cờ của họ để tránh cản tầm nhìn biểu ngữ của các học viên.

Khi đoàn hộ tống của Tập Cận Bình đi đến, nhóm sinh viên này tấn công các học viên hòng giật biểu ngữ của họ. Cảnh sát đã ngăn nhóm sinh viên này lại và quăng cờ của họ đi để họ không chúng để chắn các học viên Pháp Luân Công được nữa.

Bên kia đường cũng xảy ra sự cố tương tự. Nhóm sinh viên người Hoa đứng chắn các học viên Pháp Luân Công bằng tấm biểu ngữ lớn. Một cảnh sát đã túm lấy khẩu hiểu của nhóm sinh viên và ném qua bãi cỏ bên đường.

Gần khách sạn Hyatt, nhóm sinh viên người Hoa đã kéo rơi biểu ngữ của các học viên xuống đường. Lúc đó, đoàn xe hộ tống của Tập Cận Bình vừa tới, một cảnh sát đã nhanh tay nhặt tấm biểu ngữ của các học viên và giương lên ngay trước đoàn xe hộ tống Tập Cận Bình để họ nhìn thấy [tấm biểu ngữ].

Ngày hôm sau, một số nhân viên Lãnh sự quán Trung Quốc lại phái những sinh viên này tới chắn biểu ngữ của các học viên bằng cờ đỏ. Một sinh viên đã đỗ xe trái phép bên vệ đường và dựng cờ để chắn các học viên. Khi phớt lờ yêu cầu di chuyển xe của cảnh sát, anh này đã bị phạt 1.300 đô la Úc.

Các học viên Pháp Luân Công đứng bên ngoài khách sạn Hyatt suốt đêm ngày 17 để chờ gặp Tập Cận Bình trước khi ông ta rời đi vào ngày 18. Một cảnh sát nói với một số học viên: “Chúng tôi biết các bạn là nhóm kháng nghị ôn hòa nhất. Nếu sáng mai họ vẫn phá rối các bạn, hãy báo ngay cho chúng tôi biết để chúng tôi xử lý họ.”

Tại Auckland và Wellington ở New Zealand, cảnh sát đã giúp các học viên Pháp Luân Công tìm chỗ mà đoàn xe hộ tống Tập Cận Bình sẽ đi qua để họ có thể trưng các tấm biểu ngữ. Khi nhóm sinh viên người Hoa tới, cảnh sát yêu cầu họ đứng sang phía bên đường đối diện. Bảy cảnh sát đã túc trực tại đó để bảo vệ các học viên Pháp Luân Công.

Bên ngoài khách sạn Skycity, một sinh viên người Hoa cố tình lùi xe đâm một học viên Pháp Luân Công. Một bảo vệ khách sạn đã quát người lái xe và ngăn được một vụ tai nạn.

Học viên Pháp Luân Công đã gửi được thông điệp của mình tới Tập Cận Bình bất chấp can nhiễu của các nhóm ủng hộ ĐCSTQ

Các học viên tại Canberra dựng biểu ngữ ở hơn 20 địa điểm mà họ cho rằng đoàn xe hộ tống Tập Cận Bình có thể đi qua. Ngày 17, Tập Cận Bình ra vào Khách sạn Hyatt ba lần và các học viên đã trưng biểu ngữ ở vị trí mà ông ta có thể nhìn thấy nhiều lần.

Lãnh sự quán Trung Quốc đã thuê hàng nghìn sinh viên và công nhân viên người Hoa của các tổ chức ủng hộ ĐCSTQ để ngăn các cuộc kháng nghị của học viên Pháp Luân Công tại Sydney. Ngày 19, một nhóm người Hoa ủng hộ ĐCSTQ cầm cờ đỏ tấn công các học viên trên phố George và giật biểu ngữ của họ. Một người trong đó đã đẩy một học viên nữ xuống lòng đường khiến cô suýt bị một chiếc xe buýt đâm vào.

Không nhụt chí trước các vụ tấn công, các học viên đã chờ đón Tập Cận Bình và đoàn hộ tống tại tất cả các lối ra bên ngoài khách sạn Century. Ngày 19, khi Tập Cận Bình ra khỏi khách sạn, đoàn xe hộ tống không đi ra bằng cổng ra chính của khách sạn mà chui đường hầm. Khi đoàn xe ra khỏi đường hầm, họ vẫn nhìn thấy các học viên và biểu ngữ của họ nhiều lần trên đường đi.

Sự thực sau các “nhóm hoan nghênh”

Khi Tập đang thăm Úc, hội viên của Hiệp hội Hải Nam tại Úc đã công kích các học viên Pháp Luân Công tại khu người Hoa và phá hủy quầy thông tin của họ. Hiệp hội này đã thuê sinh viên Trung Quốc đứng phát tờ rơi vu khống Pháp Luân Công cho người qua đường. Một học viên đã nói chuyện với những sinh viên này và được biết Hiệp hội Hải Nam đã trả họ 10 đô la Úc một giờ để phát tờ rơi. Sau khi những sinh viên hiểu được chân tướng của cuộc bức hại Pháp Luân Công, họ không còn tới phát tờ rơi nữa.

Ông Lý Nguyên Hoa, một cư dân Sydney, từng là giáo sư Học viện Khoa học giáo dục thuộc Đại học Sư phạm tại Bắc Kinh cho rằng, Lãnh sự quán Trung Quốc thuê người không phải để hoan nghênh Tập Cận Bình và đoàn đại biểu mà nhằm ngăn chặn cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công tới lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Lý cho biết: “Tập Cận Bình biết các nhóm hoan nghênh đứng ở những vị trí nào, nhưng nhiều ngày như vậy mà đoàn xe hộ tống không một lần gặp họ trên đường.” Ông Lý cho rằng một số sinh viên và người Hoa thực sự muốn tham gia chào đón Tập Cận Bình, song khi họ hiểu ra lý do thực sự mà họ được thuê thì ngày hôm sau họ không tới nữa.

Sinh viên người Hoa tại điểm diễn ra cuộc kháng nghị nói với một học viên: “Lãnh sự quán Trung Quốc bảo chúng tôi rằng những người tham gia cuộc kháng nghị của Pháp Luân Công là những kẻ chống chính phủ Trung Quốc nên chúng tôi phải chắn biểu ngữ của họ và đuổi họ đi. Đó là nhiệm vụ của chúng tôi.”

Nhiều sinh viên người Hoa bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch kích động thù hận của ĐCSTQ đã có dịp nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công. Sau khi biết ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công tàn bạo như thế nào, một số sinh viên đã quyết định thoái xuất ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/25/300730.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/26/147055.html

Đăng ngày 04-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share