Bài viết của Phóng viên Minh Huệ Trần Tâm Ninh và Mục Văn Thanh

[MINH HUỆ 21-11-2014] Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khối G20 tại Brisbane vào giữa tháng 11 vừa qua mang đến cho người dân Úc cơ hội đặc biệt tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công và cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Sự ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công nổi bật lên trong số hơn 20 nhóm kháng nghị, họ đã giành được sự đồng cảm và hỗ trợ của cảnh sát cũng như cư dân Úc.

fc65b3e510b8043e0a848ade520d1e6e.jpg

Người thổ dân Úc mời các học viên Pháp Luân Công tới “vòng tròn linh thiêng” của mình để giới thiệu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tại Trung Quốc

Nhà hoạt động hòa bình kêu gọi truyền thông đưa tin về cuộc bức hại

Anh Bradley Rankin, nhà hoạt động hòa bình đi đang qua nơi mít tinh của các học viên tại Emma Miller Place. Khi biết đến tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, anh đã nói: “Bên trong tôi cảm thấy nôn nao. Thật không thể tưởng tượng nổi… Thật xấu hổ là chính phủ chúng ta khi giao dịch thương mại với Trung Quốc mà không hề đề cập tới vấn nạn này cho truyền thông thế giới… Tôi mới biết đến tội ác này, và đất nước chúng ta có cơ hội để đưa việc này ra ánh sáng – nó là vấn đề nhân quyền.”

Anh Rankin nhận xét rằng buổi mít tinh “được tổ chức rất tốt và đề cập trực tiếp tới vấn đề bất công tại Trung Quốc.” Anh nói rằng thật may mắn khi anh được nghe bài diễn văn tại đây và cảm thấy rất buồn vì nạn “mổ cướp nội tạng.”

Anh Rankin kêu gọi giới truyền thông đưa tin về vấn đề của Pháp Luân Công. Anh nói rằng Pháp Luân Công đang bị bức hại, và cần phải cho cả thế giới biết đến cuộc bức hại này.

Người thổ dân Úc mời các học viên vào “vòng tròn linh thiêng”

Công viên Musgrave là điểm dừng chân cuối cùng của lễ diễu hành ngày 15 tháng 11. Nơi đây có ý nghĩa rất quan trọng với người thổ dân Úc. Khi các học viên Pháp Luân Công tới công viên, họ được chào đón trong tràng pháo tay nồng nhiệt.

Những người thổ dân có mặt ở đó vô cùng xúc động trước sự ôn hòa của các học viên và mời đại diện của các học viên bước vào vòng tròn linh thiêng của mình để giới thiệu về môn tu luyện và cuộc bức hại. Họ còn thắp ngọn lửa thiêng trong suốt bài diễn văn của các học viên để biểu lộ sự tôn trọng của mình.

“Vòng tròn linh thiêng” của người thổ dân Úc có ý nghĩa vô giá với họ, họ rất hiếm khi cho phép người ngoài được bước vào khu vực này.

88c533ed56a66e29b7746f26afaf70dc.jpg

Anh Daren Williams, một người thổ dân Úc vỗ tay chào đón các học viên Pháp Luân Công

Anh Daren Williams, một người thổ dân Úc, đã biết đến Pháp Luân Công cách đây bảy năm. Anh chia sẻ rằng ấn tượng của anh về môn tu luyện này là “sự chân thành, thiện tâm, sẻ chia tình yêu và hòa bình.”

Anh hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc: “Họ [Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)] bức hại các bạn, giết các bạn, lấy nội tạng, cướp đất và tước đoạt quyền lợi của các bạn. Chính phủ Trung Quốc không hề quan tâm tới các bạn. Nó lấy đi mọi thứ của các bạn. Các bạn cần đưa thông điệp này tới toàn thế giới. Hãy tới Úc – chúng tôi luôn ở bên các bạn. Hãy đến và chúng tôi sẽ giúp các bạn. Chúng ta không thỏa hiệp với bất công và tội ác.”

Những tiếng nói ủng hộ tại buổi lễ mít tinh

Sau khi hiểu được mục đích buổi lễ mít tinh của các học viên, anh Glenn Brandham nhận xét: “Tôi nghĩ rằng các bạn thật dũng cảm và can đảm. Chúc các bạn thành công. Tôi ủng hộ các bạn.“

“ĐCSTQ thật độc ác – các bạn thực sự phải trải qua rất nhiều khó khăn. Tôi vô cùng, vô cùng khâm phục. Nếu bạn cấy ghép tạng mới và bạn không biết nguồn gốc nó từ đâu, thì thật đáng buồn, tôi không muốn mình mua tạng để rồi biết rằng muốn có được nó thì phải bức hại và tước đoạt mạng sống của ai đó. Đó sẽ là tội nghiệp vô cùng nặng nề.”

Anh Milton Conde, sinh viên của TAFENSW nói: “[Cuộc bức hại] hoàn toàn sai trái. Theo tôi, nếu người ta muốn tập luyện để tốt cho sức khỏe, vậy hãy để họ được làm thế. Không được tạo ra các rào cản ngăn trở họ. Bởi vì chúng ta cần sự dân chủ.”

Anh chia sẻ thêm: “Việc thu hoạch nội tạng này hoàn toàn sai trái! Nó vi phạm nhân quyền… Mọi người cần lên tiếng và cùng nhau chung sức chống lại tội ác này. Con người thì e ngại không nói đến nó. Còn truyền thông thì không đưa tin đúng sự thật.”

Anh trai của Milton, anh Sergio, một cầu thủ bóng ném, nhắc đi nhắc lại: “Mọi người hay nói ‘Sao cũng được. Cái gì đến sẽ đến.’ Nhưng khi chuyện đến, tất cả chúng ta đều trên cùng một chiếc thuyền và nó sẽ quá muộn mất rồi. Chúng ta đều sẽ phải trả giá. Vậy tốt nhất chúng ta cần phải hành động ngay, nếu không, sau này chúng ta sẽ phải hối hận.”
4551515d3b3f84b7ac60f75ffc5467e9.jpg

Anh Milton Conde và anh Sergio Conde


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/21/300564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/22/146994.html

Đăng ngày 27-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share