Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thạch Gia Trang
[MINH HUỆ 06-10-2014] Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm sau đây
Một học viên có suy nghĩ đơn giản
Có một học viên tại điểm luyện công của tôi mà chỉ tốt nghiệp tiểu học. Ông luôn tuân theo những yêu cầu của pháp lý Đại Pháp và rất tinh tấn. Ông có thể ngồi song bàn và học Pháp trong ba tiếng hoặc lâu hơn. Khi ngồi tĩnh công, ông thường có cảm giác như ngồi trong vỏ trứng gà. Ông thường nói: “Sư Phụ bảo sao thì tôi làm vậy.” Khi chia sẻ kinh nghiệm, ông thường trích dẫn những lời của Sư phụ và hầu hết chúng tôi đều thích lắng nghe ông ấy.
Tư tưởng của ông rất đơn giản với rất ít quan niệm và những gì ông nói đều dựa trên Pháp. Một vài học viên thường hỏi ông một số câu hỏi nhưng vẫn không biết phải làm gì sau khi ông ấy trả lời. Ông nói với họ: “Các vị không cần phải hiểu. Có lẽ chưa đến lúc. Khi đến lúc, Pháp tự nhiên sẽ triển hiện cho các vị.”
Ban đầu, tôi không hoàn toàn đồng ý với ông ấy. Tôi tin rằng những câu trả lời đối với một số câu hỏi là rất rõ ràng đối với một vài học viên nhưng cũng nên giải thích cho những học viên khác. Đối với phần nào trong Pháp mà chúng ta không hiểu, chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo cho đến khi chúng ta hiểu được. Chúng ta thậm chí còn nên tìm kiếm những nội hàm và ẩn ý đằng sau tầng nghĩa bề mặt.
Cách mà tôi nhìn nhận bản thân ở vị trí một học viên
Tôi là một người có trí thức và tôi thích suy nghĩ. Tôi cố gắng để tìm hiểu tất cả mọi thứ. Tôi nhất định khiến cho mình hiểu và có thể giải thích được tầng nghĩa bề mặt của Pháp. Tôi cũng phát hiện ra nhiều điều mà khoa học không thể giải thích. Tôi luôn nghĩ rằng cách mà tôi học Pháp là đúng còn phương thức của học viên kia quá cực đoan. Ông ấy thường ngăn những học viên khác hỏi nhiều câu hỏi. Tôi có suy nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng hỏi và trả lời các câu hỏi để chúng ta có thể hiểu rõ hơn các Pháp lý một cách toàn diện.
Cách đây không lâu cựu thế lực đã cố gắng can nhiễu tôi. Ngay khi tôi nhắm mắt lại, tôi nhìn thấy những cảnh tượng mà đôi khi sự vật và con người là từ đời thực còn đôi khi thì không. Tôi nhìn thấy chúng khi tôi ngồi tĩnh công hay phát chính niệm. Tôi cố gắng tìm xem điều gì đã khiến tôi nhìn thấy những cảnh tượng này để tôi có thể chấm dứt việc bị can nhiễu. Tôi muốn biết điều mà mình nhìn thấy từ cảnh giới cao hơn, rằng những cảnh tượng đó đang cố nói với tôi điều gì, và có phải tôi vẫn còn đang tu luyện ở tầng thấp hay không.
Chia sẻ với học viên kia
Tôi không thể hiểu tại sao mình lại nhìn thấy những cảnh tượng này và đã nói chuyện với người học viên đó về chúng. Ông ấy bảo tôi rằng tôi không phải mất ngủ vì chuyện đó. Tôi nói với ông ấy rằng bất cứ cảnh tượng nào đều có thể là cách mà Sư phụ muốn nói với chúng ta điều gì đó và rằng chúng ta không nên để lỡ mất cơ hội để đề cao. Tôi hỏi: “Nếu tôi không biết chúng là gì thì làm sao tôi có thể diệt trừ chúng đây?” Ông ấy hỏi tôi liệu những cảnh tượng đó có đang can nhiễu đến điều mà tôi phải làm không. Tôi nói rằng có. “Nếu chúng đang can nhiễu anh, tại sao anh không diệt trừ chúng đi thay vì cố gắng để hiểu chúng? Anh có muốn chúng tiếp tục can nhiễu anh không?” Những lời của ông ấy nghe có vẻ hợp lý nhưng đó không phải câu trả lời mà tôi muốn nghe.
Có hai loại học viên mà cựu thế lực tà ác không dám bức hại. Một là những học viên mà biết rất rõ các pháp lý. cựu thế lực không thể tìm thấy bất cứ sơ hở nào trong tâm tính của họ và không có lý do để bức hại họ. Loại kia là những người mà có tư tưởng rất đơn giản. Họ không có gì nhiều để chia sẻ với những người khác nhưng họ tin tưởng ở Sư phụ và các Pháp lý 100%. Họ không có nhiều quan niệm người thường ngăn trở họ thực thi những gì mà Sư phụ yêu cầu các học viên phải làm. Họ không bao giờ hỏi “tại sao?”
Suy ngẫm khi trở về nhà
Tôi đã suy nghĩ về mỗi lời mà học viên đó nói sau khi tôi về nhà. Điều mà ông ấy nói không có gì sai nhưng chỉ là tôi không thể chấp nhận điều đó. Tôi cần hiểu các nguyên lý trong khi ông ấy có những suy nghĩ rất đơn giản. Tôi không nghĩ rằng cách nghĩ của ông ấy là đúng đối với tôi. Sau đó tôi tự hỏi bản thân. “Tại sao lại không thể đơn giản hơn một chút nhỉ? Mình có thể thay đổi cách nghĩ của mình không?”
Tôi nghĩ mình là một tri thức và luôn đo lường mọi thứ bằng cách hỏi, “Điều đó có nghĩa gì không? Nó có khoa học không?” Điều này xuất phát từ hệ ý thức cộng sản mà tôi đã biết hàng chục năm. Tôi nhận ra rằng đó không phải là con đường mà tôi nên đi và đã quyết định vượt thoát khỏi lối nghĩ như vậy.
Khi mới học Pháp, tôi không thể chỉ tin những điều Sư phụ giảng mà không chút nghi ngờ. Tôi đã trải qua một quá trình của việc “nghi ngờ-lý giải-đột phá” trước khi tôi có thể chấp nhận các Pháp lý. Sau 18 năm tôi quyết định đột phá khỏi cái lối suy nghĩ logic và khoa học của mình. Việc đó là hoàn toàn sai lầm và không cần thiết. Tôi nhận ra rằng mình có thể đơn giản hoá những suy nghĩ của mình nhưng vẫn tin tưởng và làm bất cứ điều gì mà Sư phụ dạy và yêu cầu. Ngay khi đi tới kết luận này, tâm tôi đã được giải khai và hoàn toàn đồng ý với những điều mà học viên đó đã nói với tôi.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/6/298588.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/18/146444.html
Đăng ngày 06-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.