Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Canada
[MINH HUỆ 18-09-2014] Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các quý đồng tu!
Hướng nội là chìa khóa để tu luyện
Gần đây, một đồng tu địa phương đã bảo với tôi rằng tôi quá chú tâm vào các hạng mục. Anh ấy thấy mình không hề đề cao trong tu luyện khi anh ấy làm các việc mà tôi giao cho anh. Ý anh ấy muốn nói rằng tôi chỉ chú tâm vào việc hoàn thành công việc chứ không quan tâm đến việc tu luyện của các đồng tu.
Tôi cảm thấy sửng sốt và nghĩ rằng những gì anh ấy nói là thiếu tôn trọng và xúc phạm tôi, vì tôi luôn luôn có trách nhiệm với Đại Pháp và đã dành toàn bộ thời gian trống của mình vào các hạng mục Đại Pháp để cứu độ chúng sinh.
Nhưng sau khi hướng nội, tôi phát hiện ra bản thân còn rất nhiều thiếu sót cần phải đề cao.
Là một điều phối viên, tôi luôn phải xử lý rất nhiều công việc, đặc biệt là ở một nơi như thành phố nhỏ mà tôi đang sinh sống, vốn chỉ có vài học viên nói được tiếng Anh. Có vẻ như tôi phải giám sát hầu hết các hạng mục và phải kham rất nhiều việc.
Đầu năm nay khi công việc văn phòng của tôi trở nên quá bận rộn, tôi cảm thấy bị quá tải. Tôi cảm giác mình luôn phải chạy theo thời gian. Tôi giống như chú gấu bẻ bắp mà Sư phụ đã mô tả trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2012”. Tôi có quá nhiều việc đến nỗi khi nhận việc mới tôi lại phải bỏ dở việc cũ.
Mặc dù cảm thấy quá tải, nhưng tôi đã ngần ngại không chia sẻ tình cảnh của mình với các đồng tu vì tôi biết họ cũng bận bịu với công việc và cuộc sống của họ và cũng đang sử dụng khoảng thời gian có hạn của họ để chứng thực Pháp.
Tuy nhiên, tôi đã bắt đầu bực bội khi bản thân không thể làm các công việc cơ bản hằng ngày vì khối lượng công việc Đại Pháp quá lớn. Tôi bực bội vì các học viên khác không dành thêm chút thời gian cho công việc Đại Pháp tại địa phương để giảm bớt gánh nặng cho tôi. Khi suy nghĩ của tôi bị cảm xúc dẫn dắt, nó đã khiến việc giao tiếp của tôi với các đồng tu trở nên tệ hơn.
Khi các hoạt động Đại Pháp tại địa phương tăng lên, tôi liên tục yêu cầu các đồng tu làm các việc. Tôi bắt đầu chú trọng đến bản thân và quên rằng Sư phụ đã dạy chúng ta rằng một đệ tử Đại Pháp nên cân nhắc cho người khác trước.
Tôi đã hiểu ra việc mình chỉ chú trọng vào các hạng mục như thế nào khi suy ngẫm về những góp ý của đồng tu. Tôi chỉ mong mọi người gánh vác các hạng mục. Tôi thậm chí còn không có đủ kiên nhẫn dành chút thời gian để giải thích về mục đích của các hoạt động và những chi tiết cần thiết khác cho các đồng tu. Việc giải thích là rất quan trọng, đặc biệt là với những học viên mới, họ cần người dẫn dắt ngay từ ban đầu.
Khi có thể hướng nội, tôi nhận ra mình có rất ít tiến bộ trong việc học Pháp. Mặc dù sáng nào tôi cũng học Pháp nhưng không có được tâm thái hòa ái. Tôi không tập trung được mà cảm thấy lo lắng về thời gian và bị hết tạp niệm này đến tạp niệm khác can nhiễu. Tôi phát hiện rằng cũng khá lâu rồi, tôi không hiểu được bất kỳ điều gì mới từ việc đọc Chuyển Pháp Luân. Tôi đã học Pháp một cách hình thức chứ không toàn tâm toàn ý học.
Tôi đã mất cảnh giác và để việc học Pháp của bản thân trượt dốc. Tôi đã không chú ý đến tu luyện.
Trong Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ Quốc 2006, Sư phụ giảng:
“Như vậy đã là người tu luyện mà nói thì thế nào được tính là ‘tu’? Có thể làm những gì đệ tử Đại Pháp cần làm, như các việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, v.v. đó là trách nhiệm bổn phận, đó là một bộ phận của dựng lập uy đức; còn đề cao bản thân mới là then chốt bậc nhất; vì nếu bản thân chư vị không đề cao, các việc kia của chư vị [sẽ] đều làm không được tốt.”
Sau đó, tôi nhận ra bản thân đã không thực hành theo phần thứ hai của bài giảng: đề cao bản thân trong khi làm việc Đại Pháp.
Tôi nhận ra thiếu sót của mình và cố gắng khắc phục. Một đồng tu đã chủ động lập ra một điểm luyện công, và vài người trong chúng tôi bắt đầu luyện công cùng nhau vào mỗi sáng. Sau khi luyện công xong, chúng tôi đọc một chương trong Chuyển Pháp Luân.
Đôi khi tôi cảm thấy miễn cưỡng, đặc biệt khi tôi có quá nhiều việc, tôi phải sắp xếp để có thể đến luyện công và học Pháp vào mỗi sáng. Sau một vài tuần, chính niệm của tôi trở nên vững vàng, và tôi đã có thể làm việc hiệu quả hơn.
Kết quả của việc tập trung và chú tâm học Chuyển Pháp Luân là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ánh sáng vàng ở đằng sau mỗi chữ. Điều này đã khích lệ tôi rất nhiều.
Với nền tảng vững chắc có được từ Pháp, tôi nhận ra bản thân đã kiên nhẫn hơn với các đồng tu. Khi bớt chú trọng vào bản thân, tôi đã có thể nhận ra nỗ lực của các đồng tu dành cho Đại Pháp, gồm cả những người mới tu. Khi tôi bớt chú trọng vào thời gian, Sư phụ đã an bài để tôi có thể giải quyết lần lượt từng công việc.
Sư phụ đã an bài cho tôi một khổ nạn để giúp tôi đề cao tâm tính của mình trong một lần chuyển đổi giữa hai công việc gần đây. Nếu điều này xảy ra một tuần trước đó, tôi chắc rằng bản thân sẽ không vượt qua nổi khảo nghiệm đột ngột này.
Cảm tạ Sư phụ đã dẫn dắt con hiểu Pháp từng bước một.
Giúp người Trung Quốc thoái xuất ĐCSTQ
Gần đây, vài học viên trong khu vực của tôi đã tham gia vào một hạng mục giảng chân tướng cho người Trung Quốc qua điện thoại. Tôi đặc biệt khuyến khích các đồng tu người Trung Quốc không nói được tiếng Anh tham gia hạng mục quan trọng này; trong khi đó, tôi lại không nghĩ rằng bản thân nên tham gia vì tôi đang phụ trách rất nhiều hạng mục nặng khác.
Mỗi năm đều có vài đồng tu trong chúng tôi làm hoạt động giảng chân tướng cho sinh viên Trung Quốc tại trường đại học của chúng tôi, nhưng tôi vẫn không nghĩ ra rằng mình nên đưa việc giúp người Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ là ưu tiên hàng đầu.
Sau khi Sư phụ giảng về việc giảng thanh chân tướng tại các điểm du lịch trong “Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2013”, tôi tự hỏi bản thân, liệu có điểm du lịch nào trong thành phố của chúng tôi không nhỉ, vì thành phố này chẳng có mấy du khách Trung Quốc.
Chúng tôi luôn tổ chức các hoạt động như Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào ngày 13 tháng 05 tại điểm du lịch nổi tiếng nhất trong thành phố của chúng tôi, nhưng chẳng bao giờ thấy đoàn xe tham quan của du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi lại thấy rất nhiều nhóm du học sinh Trung Quốc ở khắp nơi trong khuôn viên trường đại học. Đó chẳng phải cũng là một “điểm du lịch” hay sao? Hằng năm, có rất nhiều sinh viên Trung Quốc đến học tại trường đại học này. Chẳng phải Sư phụ giảng rằng họ đến đây để biết chân tướng hay sao?
Tôi lái xe đến trường vào một ngày đầy nắng, xung quanh khá yên tĩnh, chỉ có vài người đang đi bộ trên trường. Tôi bất ngờ nhìn thấy mặt đất dưới chân một nữ sinh Trung Quốc sụt lở, và cô ấy sắp rơi xuống một cái hố to. Tôi nắm chặt tay lái, chớp chớp mắt nhằm chắc chắn rằng điều mình thấy đang thật sự xảy ra. Tôi ngộ ra rằng mình phải làm gì đó để giúp những người Trung Quốc này, vì họ đang gặp nguy hiểm.
Tôi quyết định rằng, cho dù có bận đến mấy đi nữa, tôi cũng cần phải làm nhiều hơn cho những người Trung Quốc này. Giờ tôi không chỉ luôn mang theo tờ rơi tiếng Anh trong túi xách, mà còn mang cả những tài liệu thoái Đảng.
Khi chính niệm của tôi mạnh mẽ hơn, tôi có thể dễ dàng tiếp cận những khách qua đường người Trung Quốc, hỏi xem họ có muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ hay không. Họ đã đồng ý ngay sau khi nghe một vài câu.
Trải nghiệm tích cực này đã khuyến khích tôi làm nhiều việc hơn nữa. Tôi cũng học hỏi từ những đồng tu Trung Quốc giàu kinh nghiệm cách thức làm sao để khuyên những người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.
Sau một vài phản ứng tiêu cực và cũng do bận quá nhiều các dự án Đại Pháp khác, nhiệt huyết của tôi giảm dần. Vì tâm của tôi không đặt vào nó, tôi không đủ can đảm và chính niệm để yêu cầu người Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Mặc dù đã cố gắng, nhiều lúc tôi vẫn nhận được cái nhìn kỳ quặc từ họ. Sau đó, tôi cảm thấy miễn cưỡng khi phải tiếp cận người Trung Quốc.
Trong bài giảng Pháp Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011, Sư phụ đã giảng về việc có vài học viên rất ngại ngần khi phát tờ rơi trong những cộng đồng dân cư tốt.
Tôi không nghĩ rằng đoạn giảng Pháp ấy là đang nói về tôi, vì tôi luôn có chính niệm khi giảng chân tướng và phát tờ rơi. Tôi không ngần ngại giảng chân tướng cho các sinh viên và đồng nghiệp của tôi, v.v.
Khi tiếp xúc với một người Trung Quốc, tôi thật sự sốc khi nhận ra rằng bản thân mình giống hệt với những gì Sư phụ đã miêu tả, đặc biệt là trong chính ngôi trường của mình. Trong tiềm thức, tôi thậm chí còn cố ý thoái thác tránh đi ra ngoài tòa nhà của mình và tránh lui tới các cửa hàng của người Trung Quốc vì tôi cảm thấy có lỗi nếu tôi không thể giúp họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một ngày nọ, trong buổi chia sẻ nhóm, một học viên đã chia sẻ về kinh nghiệm của cô ấy trong việc thu thập chữ ký cho đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Cô ấy không nói được tiếng Anh, nhưng vẫn đến tòa nhà gần đấy một mình vào buổi chiều và yêu cầu khách qua đường ký tên vào đơn thỉnh nguyện. Nhiều lúc cô ấy chẳng hiểu người ta nói gì nên chỉ nói cảm ơn bằng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình.
Một người phụ nữ đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện và hỏi cô vài thứ. Khi người học viên này đang vất vả giải thích, có một người đàn ông đã dừng lại và giải thích về vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng cho người phụ nữ này.
Một lần khác, người học viên này đi lạc và phải hỏi người đàn ông đứng cạnh cô chỉ đường giúp. Người đàn ông nói với cô ấy rằng mình cũng là người Trung Quốc khi cô nói lời cảm ơn bằng tiếng Anh. Cô ấy lập tức ngộ ra và giúp người đàn ông này thoái Đảng.
Những trải nghiệm của cô ấy đã động viên tôi rất nhiều. Hiện tôi đã thuộc đường trong thành phố của mình. Tôi nói được cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung, mặc dù tiếng Quan thoại của tôi không trôi chảy lắm. Không phải là chúng ta có bao nhiêu khả năng, mà vấn đề là chính niệm của chúng ta mạnh đến đâu. Khi trong tâm chúng ta tin vào Sư phụ, các chính Thần sẽ hỗ trợ chúng ta.
Sau đó, tôi hướng nội xem việc gì đã ngăn trở tôi giúp người Trung Quốc thoái xuất. Tại sao tôi lại thấy nản khi họ nói không? Tôi nhận ra nỗi sợ hãi khi bị từ chối và cảm thấy mất mặt. Đó chẳng phải là chấp trước vào danh hay sao? Đó chẳng phải truy cầu người khác chấp nhận sao? Sao tâm tôi lại yếu đuối đến thế? Tôi nhận ra rằng mình chỉ đang chứng thực bản thân chứ chưa thực sự đủ từ bi trong việc chứng thực Pháp.
Tôi lấy lại chính niệm của mình và đi đến một cửa hàng tạp hóa của người Trung Quốc. Lúc tính tiền, Sư phụ đã an bài để không có ai đứng chờ sau lưng tôi nên tôi đã tranh thủ giúp người thu ngân thoái xuất ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Trước khi rời cửa hàng, tôi thấy một cô gái đang đứng xem chiếc kệ có rất nhiều kinh thư Phật giáo. Tôi nói chuyện với cô gái, và cô ấy đã vui vẻ thoái Đảng.
Tôi gặp một nhóm sinh viên Trung Quốc trong khuôn viên trường đại học cách đây vài ngày, và đã nói chuyện với họ bằng chính niệm. Năm người trong số họ đã thoái Đảng Cộng sản và các tổ chức liên đới của nó. Họ đã vui vẻ cảm ơn tôi.
Con xin cảm tạ Sư phụ!
Làm những gì nên làm
Khu vực của tôi tổ chức Thần Vận đã hai năm rồi. Chúng tôi tập trung vào việc nâng cao nhận thức về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn. Sau khi tôi giảng chân tướng cho các sinh viên của tôi, họ đã giúp tôi thông báo cho các cá nhân làm việc trong lĩnh vực y tế và xã hội bằng cách tổ chức những buổi hội thảo, biểu tình, tham gia vào các diễn đàn và hội nghị.
Các sinh viên của tôi đã đề xuất thành lập một tổ chức có tên “Sinh viên Chống Cưỡng bức Mổ Cướp Nội Tạng“ tại một hội nghị quốc gia vào mùa hè này. Với sự giúp đỡ từ các học viên trong khu vực của chúng tôi, chúng tôi đã giảng chân tướng cho hơn 1.000 người tham dự hội nghị. Tôi nhận ra rằng khi tôi tin vào Sư phụ và làm việc cứu độ chúng sinh với tâm vô vi, trí huệ sẽ đến cùng với chính niệm.
Sư phụ giảng trong bài Pháp Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011:
“Là chư vị mà nói, các đệ tử Đại Pháp, càng đến cuối càng nên bước đi cho tốt con đường của mình, tận dụng thời gian tu bản thân cho tốt. Làm một lô các việc xong rồi, quay đầu lại nhìn một cái, [chư vị có thể thấy] đều là dùng nhân tâm mà làm. Con người làm việc con người, mà lại không dùng chính niệm, không có uy đức của đệ tử Đại Pháp ở trong đó.”
Tôi cần phải đặt việc tu luyện lên hàng đầu trong khi làm công tác Đại Pháp. Cảm ơn Sư phụ đã ban cho con cơ hội để tu luyện, và cảm ơn quý đồng tu đã nhắc nhở tôi để tôi có cơ hội thăng tiến. Tôi hứa sẽ làm tốt cho đến những thời khắc cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp, để bản thân sẽ không phải hối tiếc.
Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp trong bài viết của tôi. Con xin cảm tạ Sư phụ. Cảm ơn các quý đồng tu!
(Bài chia sẻ tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Toronto vào 23 tháng 08)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/18/297878.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/27/3468.html
Đăng ngày 24-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.