Bài chia sẻ của một học viên ở Úc

[MINH HUỆ 22 – 09 – 2014] Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ quốc năm 2013”

“Chúng ta ngồi đây có những học viên, tôi biết, là không tinh tấn, có những [vị] thậm chí rất không tinh tấn, mà Sư phụ đang nghĩ, rằng chư vị làm sao bây giờ? Tại sao chư vị không có chính niệm? Sư phụ chẳng phải là tới cứu chư vị, bộ Pháp này chẳng phải là tới cứu chư vị? Hơn nữa trên thân chư vị còn kiêm cả chức trách cứu người khác, bản thân thực thi chưa tốt, thì làm sao bây giờ? Không thực hiện thệ ước của mình với Thần, thì hậu quả là mình đã định ra trong thệ ước.”

Đoạn giảng Pháp này của Sư phụ đã vang lên trong tôi như một hồi chuông cảnh tỉnh, vì có những lúc trước đây tôi đã không tinh tấn như yêu cầu phải đạt được. Tôi bắt đầu tự hỏi: “Tại sao các học viên chúng ta thỉnh thoảng lại có những lúc không tinh tấn như vậy?”

Tôi đã tìm thấy một vài nguyên nhân và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này. Đây là thể ngộ của cá nhân tôi, do vậy xin vui lòng chỉ ra những gì còn chưa phù hợp.

Từ những trải nghiệm của bản thân tôi, có 2 nguyên nhân chính khiến chúng ta khó có thể tinh tấn trong tu luyện:

I. Không trân quý Đại Pháp

Vì chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, chúng ta liên tục tiếp xúc với những vấn đề thế tục và có thể dễ dàng buông lơi bản thân theo các dục vọng về danh, lợi, và tình.

Thỉnh thoảng chúng ta thậm chí còn để cho những dục vọng này kiểm soát chúng ta và ảnh hưởng đến hành động của chúng ta. Hơn nữa, vì hầu hết các học viên Đại Pháp không thể nhìn thấy được các không gian khác, chúng ta chỉ có thể khiến bản thân tu luyện tinh tấn dựa vào sự tín Sư tín Pháp mà thôi.

Điều này có thể khiến chúng ta gặp khó khăn nếu tín tâm của chúng ta không đủ mạnh để ngăn chúng ta không bị cám dỗ bởi những đam mê phù du trong thế giới vật chất, và kết quả là, đôi khi chúng ta quên mất Đại Pháp trân quý thế nào và thật may mắn khi chúng ta được là học viên Đại Pháp.

Sư phụ đã giảng:

“Đại Pháp của vũ trụ mà tôi truyền hôm nay cũng là một lần cơ hội lớn nhất cấp cho con người, vì dùng một Pháp lớn như vậy mà tu luyện đương nhiên là [điều] không thể tưởng tượng được trong quá khứ. Cho nên giờ đây chư vị có thể đắc Pháp, có thể nghe đích thân tôi giảng Pháp, hơn nữa [còn có] liên hệ với sự việc Chính Pháp; lúc này chư vị còn chưa nghĩ sự việc này có ý nghĩa vĩ đại đến đâu. Đôi lúc có học viên không tinh tấn, không có trách nhiệm với bản thân nữa. Dù sao [cũng] là con người mà, có tư tưởng của con người, cũng nhận thức không tới, cũng chỉ có thể là như vậy. Trên thực tế, [những điều này] là không thể biểu đạt bằng lời, tương lai chư vị sẽ biết chư vị may mắn nhường nào.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc) (tạm dịch)

Tu luyện Đại Pháp là cơ hội nghìn vàng mà chúng ta đã chờ đợi mong mỏi trong vô lượng kiếp – Chính vì Đại Pháp mà chúng ta lấy hết can đảm mà hạ xuống thế giới này!

Để có đủ may mắn được tồn tại như là một lạp tử của Pháp trong thời kỳ lịch sử này, để trợ Sư Chính Pháp – chẳng phải đây là điều mà mọi sinh mệnh trong vũ trụ này hằng ao ước? Đó là một vinh diệu không gì sánh nổi, một đặc ân mà vô số sinh mệnh liên tục tìm kiếm, nhưng sẽ không bao giờ có được!

Thời xưa, những người tu luyện có thể duy trì tinh tấn trong suốt quá trình tu luyện của họ – vậy làm thế nào mà chúng ta, những người tu luyện theo pháp của vũ trụ, những người được cấp những gì tốt nhất trong vũ trụ, lại có thể không thường hằng tinh tấn trong giai đoạn thời gian hữu hạn và đang ngày càng rút ngắn dần này?

Thay vào đó không phải chúng ta cần phải tinh tấn hơn sao? Có phải chúng ta chỉ tinh tấn khi chúng ta cuối cùng thấy được chân tướng bằng con mắt trần tục? Nhưng như vậy không phải là quá muộn hay sao?

Sư phụ đã giảng trong bài “Đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp” – Tinh tấn yếu chỉ II:

“Những đệ tử Chính Pháp nào không thể vượt qua thời kỳ Chính Pháp thì sẽ không còn cơ hội tu luyện thêm một lần nào nữa; bởi vì trong lịch sử đã cấp cho chư vị hết thảy những gì tốt nhất, trong tu luyện cá nhân hiện nay hầu như không phải chịu khổ nào cả, ngay cả những tội nghiệp thiên đại mà chư vị đã tạo qua bao nhiêu đời cũng không để bản thân chư vị chịu nhận, đồng thời cấp phương thức nhanh chóng nhất cho chư vị nâng cao tầng, lưu giữ lại hết thảy những gì tốt của chư vị trong quá khứ, lại nữa tại mỗi một tầng lại bổ sung những thứ rất tốt cho chư vị, trong suốt [quá trình] tu luyện cũng cấp cho chư vị những gì vĩ đại nhất tại mỗi cảnh giới, khi viên mãn rồi lại cho phép chư vị quay về vị trí cảnh giới cao nhất của chư vị. Đó là những điều mà chư vị có thể [được] biết; còn nhiều điều hơn nữa mà hiện nay chư vị không thể [được] biết. Sự vĩ đại của đệ tử Đại Pháp là vì chư vị ở cùng với thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ, [và] có thể duy hộ Đại Pháp. Nếu như khi mà bản thân chẳng tương xứng làm đệ tử Đại Pháp, như thế mọi người thử nghĩ xem, với từ bi và ân huệ to lớn của Phật vốn chưa từng có từ khai thiên lập địa [đến nay], nếu như vẫn chẳng làm được tốt, thì hỏi làm sao có được cơ hội một lần nữa? Tu luyện và Chính Pháp là nghiêm túc; có thể biết quý tiếc giai đoạn thời gian này hay không—trên thực tế—chính là có thể có trách nhiệm đối với bản thân được hay không. Giai đoạn này sẽ không lâu; nhưng nó có thể tôi luyện được những Giác Giả, Phật, Đạo, Thần vĩ đại tại các tầng khác nhau thậm chí cho đến uy đức của Chủ các tầng khác nhau; [nó] cũng có thể làm cho một người tu luyện buông lung bản thân sẽ bị huỷ hại từ một tầng cao phi thường dẫu chỉ trong một buổi sớm.”

Các đồng tu, cơ hội tu luyện quý giá này sẽ không kéo dài mãi! Hãy trân quý nó, đừng để tâm an dật của chúng ta ngày hôm nay trở thành sự hối tiếc muôn đời.

II. Học Pháp quá ít; quá nhiều quan niệm người thường

Hầu hết các học viên Đại Pháp đều có việc làm toàn thời gian và một thời gian biểu bận rộn mà họ phải tuân theo trong thế giới người thường, khiến cho thời gian học Pháp chỉ còn rất ít.

Tôi đã có trải nghiệm về điều này, với một tuần đặc biệt bận rộn với công việc đã chiếm hết thời gian dành cho học Pháp của tôi. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng sẽ rất nguy hiểm nếu một học viên Đại Pháp không học Pháp thường xuyên.

Rốt cuộc thì Sư phụ đã dạy chúng ta rằng:

“Dẫu hoàn cảnh gian khổ đến đâu, tình huống bận rộn đến mấy, đều không thể lơ là học Pháp, nhất định cần phải học Pháp; bởi vì đó là điều bảo chứng tối căn bản cho sự nâng cao của chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida, Hoa Kỳ)

Tôi nhận thấy rằng thực sự là khó khăn khi tu luyện trong xã hội người thường mà không được thấy chân tướng. Trên hết, nếu chúng ta không học Pháp và có nhận thức tốt về Pháp, làm sao chúng ta có thể theo Pháp mà tu luyện? Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấu giả tướng trong thế giới này? Làm thế nào chúng ta có thể buông bỏ tâm người thường?

Học Pháp là nền tảng cho mọi việc chúng ta làm; điều đó thiết yếu đối với tu luyện như không khí cần cho sự sống. Các quan niệm người thường của chúng ta sẽ tăng lên khi chúng ta không có thời gian học Pháp, và sẽ trở nên khó khăn hơn để chúng ta buông bỏ các chấp trước và chống lại cám dỗ. Điều này, đến lượt nó, sẽ khiến việc bảo trì một ý chí mạnh mẽ và chịu đựng khổ nạn trở nên khó khăn hơn, và sẽ dẫn tới nhiều chấp trước hơn.

Nhưng quá trình tu luyện là một quá trình tống khứ các chấp trước người thường. Nếu một người tu luyện không làm được như vậy, người đó sẽ không thể vượt được khảo nghiệm trong tu luyện, dẫn tới rớt tầng thứ. Và nếu cứ tiếp tục như vậy, người tu luyện cuối cùng sẽ bị hủy rớt.

Sư phụ giảng:

“Qua không được [khổ nạn], thực chất là người đó không phóng hạ được tâm chấp trước, hoặc giả không tin Pháp. Phần lớn là không phóng hạ được tâm này, là không phóng hạ được tâm kia, đều là do nguyên nhân không phóng hạ được tâm mới tạo thành không qua được. Bởi vì anh ta không buông bỏ được những thứ của con người, cho nên anh ta mới không qua được [khổ nạn].” (Giảng Pháp ở Sydney) (tạm dịch)

Khi chúng ta có nhiều chấp trước, cựu thế lực sẽ gây can nhiễu và tạo ra nhiều khảo nghiệm cho chúng ta. Những khổ nạn này sẽ khiến chúng ta thậm chí khó sắp xếp thời gian học Pháp hơn, dẫn đến việc những chấp trước còn tồn tại của chúng ta bị phóng đại và đến lượt nó sẽ tạo thêm nhiều khó nạn cho chúng ta hơn, dẫn đến chúng ta lại càng ít thời gian học Pháp hơn nữa.

Cách duy nhất để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này là phải dành ưu tiên hàng đầu cho việc học Pháp, cho dù chúng ta có bận rộn đến đâu; việc học Pháp một cách thành kính với một tâm trí tĩnh lặng sẽ khiến chúng ta “hòa tan trong Pháp” (Tinh tấn yếu chỉ)

Mặt khác, tôi nhận thấy rằng học Pháp chăm chỉ đưa tới một chuỗi hiệu ứng tích cực; tôi càng học Pháp nhiều, tôi càng trân quý Pháp hơn, điều này khiến tôi trở nên tinh tấn hơn trong tu luyện, dẫn đến ít chấp trước hơn. Và với càng ít chấp trước, tâm trí tôi càng tĩnh lặng, tôi càng làm ba việc được tốt hơn.

Sư phụ đã nói trong bài Tâm tự minh trong Tinh tấn yếu chỉ II:

“Phóng hạ chấp trước khinh chu thoái

Nhân tâm phàm trọng nan quá dương”

Tạm dịch:

“Xả chấp trước, thuyền thời nhẹ lướt

Nặng phàm tình, biển rộng sao qua”

Học Pháp tốt giúp chúng ta buông bỏ chấp trước người thường và bảo trì chính niệm mạnh mẽ. Khi đó hiệu quả giảng chân tướng của chúng ta cũng tốt, và công việc của chúng ta trong xã hội người thường cũng diễn ra trôi chảy hơn.

Các đồng tu, chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn trong chặng đường cuối cùng này! Ngay cả khi thời gian cho chúng ta được đếm ngược từng ngày, mỗi ngày dành cho chúng ta vẫn sẽ là một cơ hội để đề cao và làm tốt hơn. Sư phụ đã trải thảm con đường tới Thiên quốc cho chúng ta, và tất cả những gì chúng ta phải làm là đi trên con đường đó. Còn lý do nào khiến chúng ta lê bước trên con đường này?

Những chuyện vặt vãnh nào trong thế giới người thường lại quan trọng đối với chúng ta, những đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp? Cho dù chúng ta nỗ lực bao nhiêu đi nữa, cho dù chúng ta trải qua gian khổ thế nào đi nữa, đang đợi chúng ta là vinh diệu không gì sánh nổi.

Trong thời khắc quan trọng này của lịch sử, nhiều chúng sinh vẫn đang chờ đợi được cứu. Làm sao mà chúng ta lại không cố gắng hết sức mình để cứu tất cả họ? Chúng ta không được phép làm cho tất cả chúng sinh đã đặt hết hy vọng vào chúng ta phải thất vọng. Chúng ta phải giữ trọn thệ ước, và trở về nhà – nếu không chúng ta sẽ để mất đi vinh diệu vĩnh hằng và để lại sự hối tiếc ngàn thu.

(Bài chia sẻ tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Queensland, Úc vào ngày 24 tháng 08 năm 2014).


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/19/297927.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/23/3403.html

Đăng ngày 21-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share