Bài viết của Cổ Quáng, một học viên từ vùng Đông Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-9-2014] Sư phụ đã nhiều lần nhắc nhở về việc “tu luyện như thuở ban đầu”. Khi tôi học bài kinh văn Giảng Pháp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới, tôi lại thấy Sư phụ giảng:

“Tu luyện như thuở đầu, thì tất thành.”

Tôi tu luyện đã nhiều năm rồi nhưng tại sao vẫn cảm thấy mình còn cách xa với trạng thái khai ngộ? Tôi đã học Pháp của Sư phụ với suy nghĩ như vậy và so sánh tình trạng tu luyện hiện tại của tôi với thời điểm tôi mới đắc Pháp.

Thái độ

Trước kia: Tôi tỏ lòng tôn kính đối với Đại Pháp và các học viên lâu năm. Tôi tập trung chú ý hơn khi học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Khi có ai đó chỉ ra những thiếu sót của tôi, tôi lập tức chính lại bản thân và cảm ơn người đã góp ý cho mình. Có rất nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra khi tôi thực tâm muốn tu luyện.

Hiện tại: Tôi lơ là khi học Pháp. Các tạp niệm xuất hiện khi tôi luyện các bài công pháp. Thỉnh thoảng tôi còn ngủ gật khi phát chính niệm. Tôi không thể làm đầy đủ các việc sau trong một ngày: đọc hết một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân, luyện năm bài công pháp và phát chính niệm vào bốn giờ phát chính niệm toàn cầu. Ngay cả khi tôi có thể làm đủ ba việc thì chất lượng có thể cũng không tốt.

Hành vi

Trước đây: Tôi tuyệt đối tuân theo các quy định về không hút thuốc, uống rượu, bừa bãi, dối trá, trộm cắp, cướp giật, sát sinh, đánh trả hay chửi mắng lại.

Bây giờ: Tôi nghĩ rằng mình đã học được nhiều điều từ Pháp, rằng bản thân đã tu luyện tốt, tuy nhiên, ý kiến hay đóng góp của đồng tu thì ít khi nào tôi chấp nhận ngay lần đầu tiên.

Điều đáng sợ nhất là tôi dùng Pháp của Sư phụ để che đậy chấp trước cùa mình. Ví dụ như, tôi dùng lý do bảo mật để che giấu nỗi sợ hãi. Dùng tâm an nhàn hằng ngày của người thường để che dấu danh, lợi và tình. Tôi dùng lý lẽ của người thường để đánh giá các đồng tu. Điều này ảnh hưởng đến việc phối hợp và điều phối trong nhóm.

Phối hợp

Trước kia: Không có sự giãn cách giữa các học viên cũ và mới trong việc phối hợp hồng Pháp và chứng thực Pháp. Mọi người cố gắng cùng nhau làm những việc khó khăn và vất vả nhất. Chúng tôi chỉ ra cho nhau những thiếu sót với tâm từ bi. Có người đôi khi còn xúc động vì điều này. Chúng tôi đã thật sự thể hiện được rằng chỉnh thể của các học viên Đại Pháp là một miền đất tịnh độ.

Giờ đây: Khi một học viên đạt được chút danh tiếng giữa các học viên, vị ấy liền tin rằng mình tu tốt hơn những người khác, rằng mình hiểu Pháp sâu hơn, ngộ tốt hơn, và bình phẩm về vấn đề của người khác.

Học viên đó đã quên mất việc hướng nội để tu luyện bản thân cho tốt; vị ấy than vãn và chỉ trích rằng người khác “không phối hợp” khi có bất kỳ mâu thuẫn nào phát sinh ra bề mặt. Có người còn dùng tư tâm khi phối hợp với nhóm. Tôi nhận ra trên bề mặt rằng đây chính là văn hoá Đảng. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần phải loại bỏ nó.

Kết luận

Sau khi đối chiếu tình trạng tu luyện của bản thân mình trước kia và bây giờ, tôi quyết tâm tìm cách quay lại tu luyện như thuở ban đầu.

Trong bài “Kêu gọi viết bài chia sẻ” cho Pháp hội Trung Quốc lần thứ 11, các học viên đã được kêu gọi chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao tâm tính. Điều này khiến tôi chợt dừng lại và suy nghĩ: “Với tôi, viết các bài chia sẻ về việc phơi bày cuộc đàn áp, giúp các đồng tu quay trở lại tu luyện hay các nỗ lực trong việc chứng thực Pháp thì không khó khăn gì, nhưng thật khó để viết ra chia sẻ về việc đề cao tâm tính.”

Tôi nhớ lại một câu chuyện mình đã từng đọc trước kia:

Một tiểu đạo sỹ 10 tuổi thấy một chú ngựa bị buộc vào một cây cột. Chú ngựa đã ăn hết cỏ trong cái máng tròn và bắt đầu đi vòng quanh máng. Tiểu đạo sỹ liền hỏi sư phụ của cậu tại sao chú ngựa lại đi vòng quanh cái máng như thế. Không nhìn ngựa, vị sư phụ đáp: “Nó đi vòng quanh vì bị sợi dây buộc chặt.”

Cậu bé vỗ tay reo lên: “Sư phụ, thầy thật vĩ đại! Thầy thấy cái dây sao?” Vị sư phụ đáp: “Điều ta dạy con là phương pháp tu luyện. Là một người tu luyện, khi có bất cứ chấp trước nào, nó sẽ làm con lòng vòng trong ấy khiến con không thể tinh tấn lên được.”

Tôi viết ra bài này nhằm nhắc nhở và khích lệ bản thân tinh tấn hơn nữa trong tu luyện. Nhận ra vấn đề là bước đầu tiên để sửa sai. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp với Pháp.


Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/29/知耻而后勇-对比初期修炼与现在的状态-296595.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/14/3252p.html

Đăng ngày 30-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share