Bài viết của một học viên đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-07-2014] Hai sự việc gần đây đã giúp tôi nhận ra rằng khi chúng ta trợ giúp những người khác, chính là chúng ta đang giúp bản thân mình đề cao và thăng tiến trong tu luyện.

Giúp đỡ những người khác là giúp đỡ chính bản thân mình

Một người bạn của tôi, là một đồng tu, đã gọi điện thoại cho tôi vào tháng 12 năm ngoái và hỏi xem liệu tôi có thể đến thăm cô ấy không.

Sau khi hết giờ làm việc, tôi đã đến thẳng nhà cô ấy. Mặt của cô ấy bị băng bó, mắt của cô ấy đỏ ngầu, có một cục bướu ở trên trán của cô ấy và cô ấy bị mất một chiếc răng cửa còn môi trên của cô ấy bị sưng phù lên. Bác sỹ đã khâu lại chỗ môi bị rách của cô và muốn cô ở lại đó để theo dõi nhưng cô ấy cương quyết đi về nhà.

Tôi tin rằng không có gì là ngẫu nhiên khi bạn tôi kể với tôi về tai nạn của cô ấy và nghĩ: “Mình có chấp trước nào phải buông bỏ nhỉ?”

Cô ấy nhờ tôi làm giúp cô ấy một số việc và tôi hứa sẽ giúp.

Chủ của tôi chỉ cho chúng tôi hai ngày nghỉ phép không lương và tôi thật sự cần phải kiếm tiền. Nhưng giờ đây bạn tôi lại cần sự giúp đỡ của tôi. Tôi nên nghỉ hai ngày để chăm sóc cho cô ấy hay tôi nên đi làm để không bị mất tiền?

Tôi thấy mình chấp trước mạnh mẽ vào lợi ích cá nhân và quyết định rằng tôi phải buông bỏ nó. Vì vậy sau khi làm xong các việc, tôi bắt đầu lên đường đến nhà cô ấy.

Chúng tôi đã dành cả buổi chiều để học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm. Sau đó một học viên khác đã tham gia cùng chúng tôi.

Đến tối, tôi hỏi bạn tôi xem liệu có tiện không nếu tôi ăn tối ở nhà cô ấy bởi vì tôi cảm thấy không muốn về nhà ăn tối. Cô ấy đồng ý và dùng cái tay lành lặn đưa cho tôi chiếc tạp dề.

Tôi thấy sốc. “Mình dùng bữa tối ở nhà cậu mà cậu lại muốn mình nấu à!” Tôi kêu lên.

Bạn tôi vội vàng xin lỗi và nói rằng cô ấy sẽ nấu. Sau đó người học viên kia đã xen vào và nói rằng cô ấy sẽ nấu ăn.

Tôi nhìn người học viên kia và mỉm cười. Bạn tôi gặp tai nạn và bộ dạng của cô ấy không được tốt. Tôi rất buồn cho cô ấy nhưng lời nói và hành động của tôi lại quá lạnh lùng. Tôi âm thầm phát chính niệm và hướng nội. Tôi tự hỏi tại sao mình lại cư xử như vậy.

Người học viên kia rời đi ngay khi cô ấy nấu xong bữa ăn. Khi chúng tôi ngồi xuống ăn, tôi có thể thấy được bạn tôi bưng bát cơm khó khăn như thế nào. Tôi đọc Pháp của Sư phụ cho cô ấy:

“Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận”(Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc vào Tiết Nguyên tiêu 2003)

Sư Phụ đã từng giảng cho chúng ta rằng nếu chúng ta có thể thật sự tin tưởng từ chân tâm của chúng ta thì Ngài chắc chắn có thể trợ giúp chúng ta.

Bạn tôi gật đầu đồng ý.

Đến thời điểm phát chính niệm sau khi chúng tôi ăn tối xong. Sau đó, tôi đề nghị chúng tôi cùng luyện công.

Tôi mở mắt để quan sát những động tác luyện công của cô ấy. Khi cô ấy đang giơ cánh tay ra ở bài công pháp số Hai, tôi để ý thấy rằng cô ấy thở rất nặng nhọc và vô cùng đau đớn. Tôi chỉ có thể âm thầm phát chính niệm hỗ trợ cô ấy. Tôi rất khâm phục cô ấy vì đã kiên trì cho đến khi chúng tôi hoàn thành xong bài công pháp số Bốn.

Khi tôi đến nhà cô ấy vào ngày hôm sau, tôi thấy cục bướu trên trán của cô ấy đã biến mất, mắt cô ấy không còn đỏ nữa và môi đã hết sưng. Mặt của cô ấy cũng đã bình thường trở lại, ngoại trừ còn lại một ít vệt thâm trên sống mũi.

Vài ngày sau, cô ấy đã tháo chỉ.

Những học viên khác biết tin vụ tai nạn của bạn tôi đã mang quà tới thăm cô ấy. Việc này diễn ra trong nhiều ngày. Cô ấy lịch sự từ chối tất cả các món quà và khăng khăng rằng mọi người không nên đối xử với cô ấy như một “người ốm” như vậy. Tuy nhiên, nhiều học viên vẫn tiếp tục mang quà và đồ ăn đến cho cô ấy. Cô ấy thất vọng và quyết định đến ở cùng với chị gái của mình trong một thời gian.

Tôi nghĩ phản ứng của cô ấy có vấn đề. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, cô ấy đã sống sót sau một tai nạn xe hơi và vết thương của cô ấy lành quá nhanh. Nếu cô ấy ở nhà, cô ấy sẽ có thể tận dụng cơ hội này để chứng thực Pháp và cứu độ thêm nhiều chúng sinh, bao gồm cả họ hàng, bạn bè, người lái xe liên quan đến vụ tai nạn, các bác sỹ và các đồng nghiệp tại nơi làm việc của cô ấy.

Sau đó bạn tôi nhận ra rằng cô ấy cần phải chứng thực Pháp và đã đến nơi tôi làm. Chúng tôi đã nhân cơ hội này để giảng chân tướng cho các đồng nghiệp của tôi. Cuối cùng cô ấy đã tìm thấy nhiều chấp trước và những quan niệm người thường của mình.

Đúng như điều mà Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện, dù chư vị gặp phải sự việc hay hay sự việc dở, đó đều là việc tốt cả, bởi vì chính là chư vị tu luyện rồi thì [chúng] mới xuất hiện.” (Gửi Pháp hội Chicago)

Tôi tiếp tục hướng nội và thấy rõ tâm an dật và tâm truy cầu sự thoải mái của mình. Tôi cũng có chấp trước mạnh mẽ vào “lợi ích”.

Bạn tôi gặp tai nạn vì cô ấy vội vã để tranh thủ thời gian vì vậy cô ấy đã không chú ý đến an toàn trên đường đi. Tương tự như vậy, ngày nào sau giờ làm việc tôi cũng cố gắng để tranh thủ thời gian. Khi lái xe máy, tôi chuyển làn để vượt lên trước những người khác và đôi lúc còn vượt đèn đỏ. Đây là việc rất nghiêm trọng vì chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến những người lái xe khác hay người đi bộ. Cuối cùng tôi đã hiểu ra điều quan trọng này.

Hướng nội là một Pháp bảo

Một lần một đồng tu đã gọi điện cho tôi nói rằng máy in của cô ấy hoạt động không được tốt. Cô ấy khá lo lắng và đã nhờ tôi giúp đỡ. Tôi đã tới nhà của cô ấy sau giờ làm và phát hiện ra rằng máy in của cô ấy hoạt động tốt khi in những tài liệu khác nhưng trục trặc khi in các thông điệp giảng chân tướng lên các tờ tiền.

Khi rời đi, tôi nói đùa với cô ấy: “Mọi thứ dường như đều bình thường. Chắc cậu chỉ cần phải hướng nội thôi.”

Buổi tối hôm đó sau khi ăn xong, tôi lấy máy in của mình ra để in thông điệp giảng chân tướng lên các tờ tiền. Tôi thực hiện đầy đủ các bước nhưng máy không hoạt động. Tôi lặp lại tất cả các bước cần thiết nhưng kết quả vẫn như vậy. Mọi việc dường như đều bình thường, chỉ là nó không in ra. Tôi bối rối: “Tại sao cùng một vấn đề lại xảy đến với mình và bạn của mình nhỉ?”

Tôi dừng kiểm tra máy in mà cố gắng tìm ra vấn đề của mình. Tôi nghĩ: “Máy in và máy tính đều tốt, vấn đề chắc hẳn phải nằm ở chính mình.” Tôi ngồi xuống và bắt đầu lặng lẽ hướng nội.

Tôi nhớ rằng chiều hôm đó tôi dùng một chiếc thước đo nhưng tôi gặp khó khăn với nó. Tôi mất bình tĩnh và đã ném nó đi trong nỗi thất vọng. Tại sao tôi lại thiếu kiên nhẫn vậy? Tôi nhận ra rằng đó không phải chân ngã của tôi. Đó là ma tính. Tôi là một đệ tử Đại Pháp. Làm sao tôi có thể cư xử như vậy được? Tôi nhận ra rằng mình đã sai.

Khi tôi đang suy nghĩ như vậy, tôi cũng lặp lại các bước để máy in hoạt động. Sau đó một điều kỳ diệu đã xảy ra! Máy in đã hoạt động!

Sư phụ giảng:

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Có rất nhiều điều kỳ diệu đã xảy đến với tôi trong hơn mười năm tu luyện mà không thể diễn tả thành lời. Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Sư phụ.

Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại của chúng con.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/17/帮同修的同时-修自己-294752.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/29/2738.html

Đăng ngày 28-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share