Do một học viên Pháp Luân Công mới ở khu vực tự trị Tân Cương kể và một đồng tu khác ghi lại.
[MINH HUỆ 02-07-2014] Sau khi con gái bỏ nhà ra đi, tôi đã rất sầu não. Nhưng sau khi nói chuyện với một học viên Pháp Luân Công, tôi hiểu được rằng mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó cả. Tôi đã không còn oán hận nữa, mà thay vào đó, tôi đã trở nên lạc quan, khoan dung, và tâm tôi thanh thản.
Con gái tôi chuyển đến Bắc Kinh, do đó, tháng 05 năm nay tôi đã đáp máy bay từ Tân Cương đến Bắc Kinh bởi vì tôi nhớ cháu. Tôi đã liên lạc và nói với cháu là tôi đang tới, nhưng khi tới nơi, tôi không gặp được cháu bởi cháu đã tắt máy điện thoại di động. Tôi rất chán nản và thất vọng. Không còn chuyến bay nào trở lại Tân Cương đêm hôm đó, do đó tôi đã phải tìm một nơi để tá túc đợi trời sáng.
Lúc đó cũng đã khá muộn, khoảng gần 10 giờ tối. Sau chuyến bay kéo dài bốn giờ đồng hồ, tôi đã rất đói và khát. Tôi đi tới một nhà nghỉ và thuê một phòng. Người phụ nữ ở quầy lễ tân đã ngay lập tức gọi cho cảnh sát sau khi kiểm tra chứng minh thư của tôi. Tôi không nghe được người cảnh sát nói gì, nhưng cô ấy liên tục gật đầu. Sau khi gác máy, cô ấy nói: “Cảnh sát nói rằng: ‘không người nào đến từ Tân Cương được phép ở lại,’ do đó, chúng tôi không dám cho bà ở lại.”
Tôi nhận thấy rằng những người từ Tân Cương đang bị xua đuổi bởi những vụ tấn công khủng bố xảy ra ở đó. Mọi người sợ hãi và có sự phân biệt đối xử với những người tới từ Tân Cương.
Tôi tới một nhà nghỉ khác. Người chủ nhà nghỉ nói còn một phòng trống, nhưng nó không có nhà vệ sinh. Tôi nói rằng như thế cũng được, không có vấn đề gì cả và trả tiền phòng. Khi tôi định đi nhận phòng thì điều tương tự lại xảy ra. Anh ta kiểm tra chứng minh thư của tôi và đã ngay lập tức gọi cho cảnh sát. Sau đó anh ta nói với tôi: “Chúng tôi không còn phòng trống nào cả. Bà không thể ở lại đây.”
Hy vọng cuối cùng của tôi đã tiêu tan. Tôi đã rất mệt mỏi, đến mức gần như sụp đổ. Vào lúc đêm hôm khuya khoắt và ở một nơi hoàn toàn xa lạ như thế này, liệu tôi có phải ngủ ở trên hè phố không?
Tôi quay trở ra và nhìn thấy hai người đàn ông và một người phụ nữ đang ngồi bên lề đường. Họ là những lao động nhập cư từ tỉnh Hà Nam. Tôi hỏi họ: “Tôi có thể ở trong phòng của các bạn một đêm được không?” Họ nói: “Không được. Chúng tôi không chịu được trách nhiệm nếu như có việc gì xấu xảy ra với với một cụ già như bà.” Trái tim tôi thắt lại.
Tôi nhìn thấy một nhà hàng nhỏ và quyết định bước vào ăn cái gì đó. Tôi bước vào trong và mua một tô mì. Trong khi ăn, tôi hỏi chủ nhà hàng: “Khi nào ông đóng cửa?” Ông ấy nói: “10 giờ. Chúng tôi sắp đóng cửa đây.” Tôi nói: “Ông có thể cho tôi mượn một cái áo khoác cũ để tôi có thể ngồi nhờ ở cửa hàng của ông một đêm được không?” Ông ta từ chối.
Tôi lại phải rời khỏi nhà hàng với túi hành lý, chán nản cùng cực. Tôi tự hỏi mình: “Làm gì đây? Tôi phải làm sao đây?” Đột nhiên, tôi nhớ tới lời của một học viên Pháp Luân Công nói với tôi rằng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” vào những thời khắc nguy cấp có thể làm thay đổi mọi thứ xung quanh. Tôi chân thành cầu xin Sư phụ trong tâm: “Sư phụ, xin Ngài hãy giúp con. Con không có chỗ nào để nghỉ đêm nay cả.” Tôi liên tục niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Tôi đi cách xa nhà hàng đó khoảng 20 mét và nhìn thấy một cụ già tầm khoảng độ 80 tuổi. Cụ đứng đó với với hai tay chắp ra sau lưng và trông như thể là cụ đang đợi ai đó. Tôi tiến lại gần và nhờ cụ giúp đỡ. Tôi không dám nói là mình đến từ Tân Cương và chuyện cảnh sát không cho phép tôi ở trong nhà trọ.
Cụ già nói: “Tôi đang đợi chị đây. Tôi ở một mình. Hãy ở lại với tôi!” Cảm kích, tôi nói “Cảm ơn bà nhiều lắm lắm!”
Đêm đó tôi ở lại nhà bà cụ. Ngày hôm sau, để bày tỏ lòng biết ơn, tôi biếu cụ 100 tệ nhưng cụ nhất quyết không nhận. Cụ nói rằng con trai cụ đêm đó không ở nhà. Nếu anh ấy ở nhà, anh ta sẽ không cho phép cụ để cho một người lạ ngủ qua đêm ở trong ngôi nhà của họ.
Cụ nói chính mình cũng rất ngạc nhiên: “Tôi thậm chí còn không hỏi cả tên của chị và hỏi chị từ đâu tới trước khi tôi cho chị vào nhà. Vì một lý do nào đó, tôi có cảm giác như thể đã biết chị từ trước rồi vậy.”
Sau khi tạm biệt cụ, tôi ra thẳng sân bay. Một thanh niên đã chỉ đường và nhường ghế ngồi cho tôi. Một phụ nữ trẻ đã dẫn đường. Một người phụ nữ khác đã giúp tôi tìm được chuyến bay ở sân bay và cho tôi vài quả trứng để ăn tạm. Khi về tới Tân Cương, một sinh viên đại học đã cho tôi đi nhờ xe taxi và giúp tôi tìm được những học viên ở địa phương.
Tất cả họ đều nói một câu giống nhau: “Dì, đừng hỏi gì cả, cứ đi theo cháu. Chúng ta cùng đi tới một nơi!”
Sau khi được nghe kể về chuyến phiêu lưu của tôi, các học viên ở nhà đã rất ngạc nhiên và thốt lên: “Là Sư phụ đã giúp đỡ cụ đó!”
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/10/1985.html
Đăng ngày 30-08-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.