Bài viết của Anh Tử, một phóng viên báo Minh Huệ ở Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 04-05-2014] Nhân kỷ niệm lần thứ 22 ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra thế giới, các nhà lãnh đạo nổi tiếng người Canada đã gửi thư chúc mừng để ghi nhận những đóng góp của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đối với sự tiến bộ của chủ nghĩa đa văn hoá ở Canada và trong việc duy hộ tự do tôn giáo, nhân quyền và các quy định của pháp luật.

Họ cũng ca ngợi Chân Thiện Nhẫn và những lợi ích mà Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho con người trên toàn thế giới.

Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng bởi ông Lý Hồng Chí vào ngày 13 tháng 05 năm 1992. Trong 22 năm qua, nó đã lan rộng đến hơn 100 quốc gia và hơn 100 triệu người đã được hưởng những lợi ích cả về tâm lẫn thân. Ngày 13 tháng 05 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Thủ tướng chính phủ: “Hàng triệu người đã hưởng lợi từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp”

Thủ tướng Canada ông Stephen Harper công nhận Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada là “một đối tác quan trọng” trong nỗ lực ủng hộ tự do tín ngưỡng, nhân quyền, và các quy định pháp luật.

Ông Harper tuyên bố trong bức thư của mình: “Hàng triệu người trên thế giới đã hưởng lợi từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Thúc đẩy các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, môn tu luyện này đã được đón nhận ở Canada. Tôi xin được tuyên dương Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada vì đã chia sẻ những nguyên lý này với cộng đồng người Canada.”

Thủ tưởng Canada ông Stephen Harper

Bộ trưởng Bộ Nhà nước Đa văn hoá công nhận những đóng góp của các học viên Pháp Luân Đại Pháp

Bộ trưởng Bộ nhà nước Đa văn hoá Canada ông Tim Uppal công nhận rằng: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tích cực thúc đẩy sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình bằng hữu giữa tất cả các thành viên trong xã hội đa dạng của chúng tôi, điều này đã đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của chủ nghĩa đa văn hoá ở Canada.”

Ông nói tiếp: “Cộng đồng người Hoa ở Canada từ lâu đã đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển xã hội, văn hoá và kinh tế của đất nước chúng tôi, và các giá trị cơ bản của Pháp Luân Đại Pháp là một bổ sung tuyệt vời cho lối sống của người dân Canada.”

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada cũng nhận được những lá thư chúc mừng từ Tiến sỹ K. Kellie Leitch, Bộ trưởng Bộ Lao Động và Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, và bà Kerry-Lynne D. Findlay, Bộ trưởng Bộ Doanh thu Quốc gia và thành viên của Quốc hội.

Lịch sử ủng hộ của Canada

Trong vài năm qua, Canada đã giải cứu một số học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc và cung cấp nhà ở cho họ. Đây là quốc gia đầu tiên công khai lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Chính quyền Canada đã nêu lên vấn đề mổ cướp nội tạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn vào ngày 12 tháng 03 năm 2014, trong phiên họp thường niên lần thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc: “Canada cũng vẫn lo ngại rằng các học viên Pháp Luân Công và các tín đồ tôn giáo khác ở Trung Quốc phải đối mặt với cuộc đàn áp; hơn nữa, các báo cáo cho thấy cấy ghép nội tạng diễn ra mà không có sự tự nguyện và sự đồng ý của người hiến tạng rất đáng lo ngại.”

Khi Văn phòng Tự do Tôn giáo của Canada khai trương vào ngày 19 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Stephen Harper đã chỉ ra rằng: “Các học viên Pháp Luân Công đang bị đàn áp và hăm doạ,” và rằng: “Đối mặt với những bất công và tàn bạo, Canada sẽ không giữ im lặng.”

Ngoại trưởng Canada ông John Baird đã công khai chỉ trích chiến dịch đàn áp tự do tôn giáo của Trung Quốc trong chuyến viếng thăm nước Anh vào tháng 01 năm 2012: “Chúng tôi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công, phật tử Tây Tạng, và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ phải đối mặt với sự quấy rối và đe doạ thể xác. Những hành vi đáng ghê tởm này đi ngược lại với những nguyên tắc và giá trị cốt lõi của chúng ta.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/4/加拿大总理、部长祝贺法轮大法弘传世界二十二周年-290954.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/5/470.html

Đăng ngày 16-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share