Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-02-2014] Bà Hạng Hiểu Ba, một học viên Pháp Luân Công, đã qua đời vào ngày 20 tháng 02 năm 2014, ở tuổi 55. Bà bị suy kiệt và sụp đổ về tinh thần trước khi được Trại lao động cưỡng bức và phục hồi tỉnh Hắc Long Giang tạm thả để điều trị y tế vào ngày 05 tháng 06 năm 2013. Mọi người cho rằng bà đã bị tiêm thuốc độc trong suốt 08 tháng bị giam tại đây.

Bà Hạng Hiểu Ba

Bà Hạng trở về nhà với ánh mắt ngờ nghệch và trở nên lãnh đạm. Bà ăn rất ít và thường lẩm bẩm một mình. Bà cũng thường trốn khỏi nhà hay đứng hoặc ngồi ở một chỗ hàng giờ đồng hồ mà không di chuyển hay ngủ. Suốt hai tháng trước khi qua đời, bà Hạ phải nằm liệt giường, cuộn tròn và hiếm khi ăn uống thứ gì.

Bà hấp hối vào chiều ngày 20 tháng 02 năm 2014. Người mẹ già 80 tuổi của bà ra ngoài một lát và khi trở về thì bà đã qua đời. Vào lúc cuối đời, bà chỉ còn da bọc xương. Tay bà đã chuyển màu xám với những vết khâu thâm tím, da của bà khô và bị tróc.

Bà Hạng Hiểu Ba đã qua đời vào ngày 20 tháng 02 năm 2014 ở độ tuổi 55

Lần bắt giữ gần đây và nguyên nhân sự suy sụp tinh thần

Bà Hạng bị bắt giữ trong khi đang đến thăm một người bạn vào tối ngày 10 tháng 09 năm 2012. 14 học viên khác tại địa phương cũng đã bị bắt giữ cùng lúc. Việc bắt giữ quy mô lớn này do các nhân viên Cục An ninh quốc gia thành phố Giai Mộc Tư và Phòng Cảnh sát Giai Mộc Tư hợp tác lên kế hoạch, và được thực thi bởi Phòng Cảnh sát Tương Dương và bốn bộ phận trực thuộc: Đồn cảnh sát Kiến Thiết, Đồn cảnh sát Kiều Nam, Đồn cảnh sát Tây Lâm, Đồn cảnh sát Trường An.

Bà Hạng sau đó bị kết án bất hợp pháp hai năm đã bí mật bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức và phục hồi tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 11 tháng 10 năm 2012. Bà bị ép tẩy não, biệt giam, ngồi trên ghế nhỏ trong khoảng thời gian dài, cấm ngủ và bị còng tay ra sau lưng.

Theo nhân chứng kể lại, lính canh đã ra lệnh cho một tù nhân cùng phòng, người được giao nhiệm vụ giám sát bà Hạng, trộn thứ bột màu vàng nhạt vào sữa đậu nành cho bà uống. Bà cũng bị tiêm lượng lớn dung dịch mỗi ngày, thứ mà lính canh bảo đó là đường glu-cô-zơ. Tay của bà sưng lên vì bị tiêm liên tục vào động mạch.

Bà Hạng trở nên bất bình thường. Đôi lúc, bà lau sàn nhà hàng giờ liền, đột nhiên chạy thật nhanh hay nói với bức tường hàng giờ không ngớt. Những tháng cuối cùng ở trại lao động cưỡng bức, bà bị ép uống thuốc mỗi ngày. Bà bị mất khả năng định hướng, việc la hét không kiểm soát hàng đêm khiến bà không thể ngủ được.

Cha mẹ của bà Hạng, cả hai đều ở tuổi 80, đã thỉnh nguyện đòi thả bà tại nhiều cơ quan chính phủ và công an trong suốt 08 tháng bà bị giam giữ. Để trốn tránh trách nhiệm, các nhà chức trách tại trại lao động đã tạm thả bà để điều trị y tế sau khi bà bị ốm nặng. Bà Hạng được hộ tống về thành phố Giai Mộc Tư vào ngày 05 tháng 06 năm 2013 bởi các nhân viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Tương Dương, Văn phòng Hành chính quận Tương Dương và Đồn cảnh sát Kiến Thiết.

Những lần bị bắt trước đó

Sau khi Pháp Luân Công bị cấm và ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp vào năm 1999, bà Hạng Hiểu Ba đã bị bắt năm lần và kết án hai lần. Bà cũng liên tục bị cảnh sát địa phương và các cán bộ ủy ban dân cư sách nhiễu và đe dọa. Chồng bà đã đệ đơn ly hôn và giành quyền chăm sóc con gái 6 tuổi. Bà cũng bị sa thải khỏi vị trí kỹ thuật viên tại Nhà máy Hóa dược Giai Mộc Tư.

Trại lao động cưỡng bức và phục hồi tỉnh Hắc Long Giang

Trại lao động cưỡng bức và phục hồi tỉnh Hắc Long Giang khét tiếng vì sử dụng thuốc độc để ép các học viên Pháp Luân Công “chuyển hóa” và từ bỏ tín ngưỡng.

Theo thống kê không đầy đủ, hơn 1.000 nữ học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong cơ sở này hơn 14 năm qua và đã phải chịu những tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần nghiêm trọng. Nhiều người trong số họ vẫn đang cố gắng để hồi phục tinh thần và các thương tích trên thân thể.

Ít nhất 3 trường hợp tử vong trước đó đã được xác nhận: Bà Khương Dung Trinh từ thành phố Kê Tây qua đời vào tháng 11 năm 2002, bà Lưu Thục Linh từ thành phố Thất Đài Hà qua đời vào tháng 07 năm 2010 và bà Tương Tĩnh Bình từ thành phố Giai Mộc Tư được thả vào ngày 31 tháng 10 năm 2011, và qua đời sau đó một tháng.

Một phần danh sách những kẻ [tham gia] bức hại tại Trại lao động cưỡng bức và phục hồi tỉnh Hắc Long Giang:

Giám đốc Trương Hồng Ngạn (张洪彦): +86-451-82447118 (Văn phòng), +86-13895789118 (Di động)

Hầu Tuyết Phong (侯雪峰), Ủy viên Chính trị: +86-451-82447116 (Văn phòng), +86-13351612999 (Di động)

Trương Tình (张晴), Bộ phận Pháp lý: +86-451-82437301 (Văn phòng), +86-13100880188 (Di động)

Hầu Lăng Linh (侯凌玲), Bộ phận Giáo dục: +86-451-82447051 (Văn phòng), +86-13704844881 (Di động)

Chu Hiểu Vinh (朱晓荣), Trưởng khoa tại bệnh viện của trại lao động: +86-451-82447090 (Văn phòng), +86-13936091611 (Di động)

Trọng Vĩ Tài (仲伟才), Bác sĩ tại bệnh viện của trại lao động: +86-451-82447103 (Văn phòng), +86-15046005038 (Di động)

Tóm tắt những bức hại chính:

Tên: Hạng Hiểu Ba (项晓波)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 55

Địa chỉ: Thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang

Nghề nghiệp: Kỹ thuật viên tại Nhà máy Hóa dược tỉnh Hắc Long Giang

Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức và phục hồi tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江省戒毒劳教所)

Thành phố: Hà Bắc

Tỉnh: Hắc Long Giang

Bức hại phải chịu: Cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, ép tiêm và dùng thuốc, biệt giam, tra tấn, sa thải khỏi nơi làm việc, lục soát nhà, giam cầm.

Các bài viết liên quan:

https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/12/140454.html

https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/6/138383.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/25/项晓波被迫害致死-黑龙江省戒毒劳教所又添血债-288078.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/1/145647.html

Đăng ngày 11-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share