Bài viết của Dung Pháp, phóng viên báo Minh Huệ ở Bỉ

[MINH HUỆ 19-01-2014] Bức tranh sơn dầu có nhan đề “Cái chết vô cớ” của hoạ sỹ trẻ Wim van Aalst đã đoạt giải thưởng “Bức tranh của năm” trong một cuộc thi ở Bỉ vào năm 2013. Cuộc thi được tổ chức bởi Raoul Locht, nhà xuất bản của nhiều tạp chí nghệ thuật ở Hà Lan, trong đó có Tạp chí Atelie. Buổi lễ trao giải diễn ra vào ngày 09 tháng 01 năm 2014 ở Turnhout, Bỉ tại Tập đoàn Würth, nhà tài trợ chính của cuộc thi.

Hơn 300 bức tranh đã ghi danh tham dự cuộc thi, trong số đó có 13 bức lọt vào vòng chung kết. Ban giám khảo gồm 13 thành viên đã chọn ra người thắng cuộc, và giải nhất như thường lệ là 2.013 Euros.

Anh Wim van Aalst và bức tranh đoạt giải “Cái chết vô cớ”

Cái chết vô cớ” mô tả cảnh một người mẹ đau khổ đang ôm xác con gái mình [con gái của bà là một học viên Pháp Luân Công]. Cô gái đã bị giết như là kết quả của việc bị tra tấn trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bức tranh phơi bày thực tế tàn bạo của cuộc đàn áp với chủ đề về nỗi đau và mất mát của một người mẹ thân yêu.

Ban giám khảo:  Thực hiện nghĩa vụ với xã hội kết hợp với tình yêu dành cho nghệ thuật cổ điển

Ông Raoul Locht, người tổ chức cuộc thi “Bức tranh của năm” và cũng là nhà xuất bản của một số tạp chí nghệ thuật ở Hà Lan, trong đó có Tạp chí Atelier.

Ông Raoul Locht, người tổ chức cuộc thi, đã đọc những nhận xét của ban giám khảo về người thắng cuộc tại buổi lễ trao giải: “Chủ đề “Đức Mẹ sầu bi” đã được thể hiện một cách điêu luyện bởi Wim van Aalst qua một bi kịch thời hiện đại. Hình ảnh bà mẹ đau khổ đang ôm xác con gái của mình, kết hợp với bố cục đơn giản của bức tranh và sự tương phản giữa các mảng màu đen – trắng, đã nhấn mạnh câu chuyện thương tâm trong tác phẩm của ông. Đồng thời, bạn cũng có thể gián tiếp liên tưởng sự giản dị hài hoà này với Phật Giáo.”

Ngoài những thành tựu nghệ thuật của bức tranh, ban giám khảo cũng đánh giá cao sự kết hợp giữa nghĩa vụ với cộng đồng và tình yêu dành cho nghệ thuật cổ điển của hoạ sỹ: “Nhan đề của bức tranh là ‘Cái chết vô cớ’ đề cập đến môn tu luyện Phật Pháp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, một phong trào tinh thần ôn hoà bị chế độ bức hại. Các học viên của môn tu luyện này chú trọng các giá trị Thiện và Nhẫn, nhưng niềm tin của họ đã bị chính phủ Trung Quốc ngăn cấm.

Wim van Aalst thành công trong việc kết hợp cam kết đối với xã hội và tình yêu dành cho nghệ thuật cổ đại của ông vào một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp và mạnh mẽ, cảm động và hài hoà, ngay cả những vết nứt trên bức tường đỏ cũng mang ý nghĩa rất sâu sắc. Một chiến thắng xứng đáng…”

Ông Raoul Locht đã nhận xét như sau: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất thực tế, mang giá trị thẩm mỹ đẹp và có một sự pha trộn tuyệt vời. Một chiến thắng toàn vẹn.

Bức tranh thu hút sự chú ý đến cuộc đàn áp

Peter van Etten, Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Würth, nhà tài trợ chính của sự kiện này, đã thay mặt cho công ty đến tham dự lễ trao giải. Ông nghĩ rằng đây là “một chiến thắng thật sự”. “Về chất lượng của tác phẩm, nó là một bức tranh rất đẹp. Ngoài bố cục ra, màu sắc và chủ đề được chọn lọc khiến nó chắn xứng đáng giành được chiến thắng.”

Nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông van Etten chia s: “Tôi phải thừa nhận rằng tôi không hề biết về hoạt động này ở Trung Quốc. Và tôi chắc chắn rằng với khoảng 150 nhân viên làm việc ở đây, tại Würth, vấn đề cũng không phải là vấn đề nổi cộm, vì vậy đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng nó [bức tranh] rất tốt, vì theo cách này nó [cuộc bức hại] đã được mang ra ánh sáng.

Ông Wim van Aalst tu luyện Pháp Luân Công. Ông coi đây là tác phẩm đầu tay mà ông thật sự hài lòng vì nó kết hợp một phần của chính ông. Ông cho rằng chiến thắng của mình là một sự công nhận đối với nghệ thuật tả thực và đặc biệt rằng bức tranh của ông có thể giúp nâng cao vấn đề toàn cầu rất quan trọng này.

Reinhold Würth, người sáng lập ra Tập đoàn Würth, đã bắt đầu sưu tầm nghệ thuật vào khoảng những năm 1960. Hiện nay bộ sưu tập này là một trong những bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân lớn nhất ở châu Âu với hơn 16.000 tác phẩm nghệ thuật. Hầu hết các tác phẩm đều đến từ khoảng thế kỷ 20 – 21.

Các bức tranh của bộ sưu tập được trưng bày trong các phòng tranh tại các trụ sở khác nhau của Würth ở châu Âu.

Các tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi “Bức tranh của năm”, trong đó có “Cái chết vô cớ”,  hiện đang được trưng bày  một phòng trưng bày chuyên dụng tại Bảo tàng Würth Belux N.V, Turnhout, Bỉ.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/19/获奖绘画揭示值得关注的主题-285925.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/22/144546.html

Đăng ngày 30-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share