[MINH HUỆ 18 – 12 – 2013] Việc loại bỏ hệ thống “lao động cải tạo” (RTL) dường như là “bình mới rượu cũ để ngăn chặn sự phản đối kịch liệt của công chúng đối với hệ thống lao động cải tạo mang tính lạm dụng mà trong đó tình trạng tra tấn là phổ biến,” Corinna-Barbara Francis, nhà nghiên cứu Trung Quốc của tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu.
“Lao động cải tạo” là một thuật ngữ mà chế độ Trung Cộng đặt ra để ngụy trang cho những gì đang thực sự diễn ra trong các trại lao động cưỡng bức của họ – tra tấn, làm việc quá sức, điều kiện làm việc nguy hiểm, và tẩy não.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đưa ra một báo cáo mới liên quan đến hệ thống lao động cưỡng bức của Trung Quốc vào ngày 17 tháng 12. Báo cáo kết luận rằng “rõ ràng các chính sách cơ bản trừng phạt người ta vì niềm tin tôn giáo hay hoạt động chính trị không hề thay đổi. Những ngược đãi và tra tấn đang tiếp diễn, chỉ là theo một cách khác.”
Báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế xác nhận những gì trang web Minh Huệ Net đã báo cáo lặp đi lặp lại nhiều lần kể từ đầu năm 2013 khi nhà cầm quyền Trung Quốc lần đầu tiên thông báo đóng cửa hệ thống trại lao động.
Sự ngược đãi vẫn tiếp diễn bất chấp việc đóng cửa các trại lao động
Trại lao động Phương Cường tỉnh Giang Tô (ảnh) bị đóng cửa hồi tháng 02 năm 2013, theo báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công đã bị chuyển đến một trại lao động khác khi “được thả.” Ở trên cổng ghi cả hai tên “lao động cải tạo” và “trung tâm cai nghiện.” Trong khi chúng ta biết trại lao động đã được tuyên bố “đóng cửa,” điều đó không có nghĩa là trung tâm cai nghiện ở cùng địa điểm đó cũng được đóng cửa.
Nghiên cứu của tổ chức Ân xá Quốc tế đã chỉ ra một vài xu hướng. Nhiều trại lao động đơn giản là đã thay tên của mình khi chúng được tuyên bố “đóng cửa.” Trong nhiều trường hợp, chúng được đổi tên thành các trung tâm cai nghiện ma túy và tiếp tục dùng làm cơ sở cho giam giữ tùy tiện và tra tấn.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đang gia tăng sử dụng cái gọi là “nhà tù đen,” trung tâm cai nghiện, và “trung tâm giáo dục pháp luật” (một uyển ngữ dành cho “trung tâm tẩy não”) để thay thế các trại “lao động cải tạo.”
Báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng nhân viên Phòng 610 và công an thường xuyên xuất hiện ở các trại lao động địa phương vào ngày mà các học viên Pháp Luân Công được thả để chuyển họ trực tiếp đến trung tâm tẩy não và tiếp tục tra tấn và có những hành động làm nhục đặc thù khác đối với họ.
Ví dụ, Trương Chi, một học viên Pháp Luân Công và từng là giáo viên tại trường Trung học Nông trường Hắc Long Giang, được thả hồi tháng 06 năm 2013 từ Trung tâm Cai nghiện Cáp Nhĩ Tân. Nhân viên của Phòng 610 Cáp Nhĩ Tân đã đợi sẵn ở cửa và tìm cách chuyển cô đến một trung tâm tẩy não. Cô Trương đã có thể thoát được nhờ có gia đình cô ở đó và can thiệp. Cô đã phải đi trốn, vì sợ rằng Phòng 610 sẽ lại đến nhà và tìm cách bắt cô đến trung tâm tẩy não.
Cũng có những trường hợp mà các học viên Pháp Luân Công bị đưa tới trung tâm tẩy não đã được thành lập sẵn tại đúng vị trí của một trại lao động trước đây.
Thông tin được đưa ra trong báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế khớp với những báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC).
FDIC nói rõ trong một thông cáo báo chí trước đó: “Những xu hướng như vậy đặt các học viên Pháp Luân Công và những người bị giam giữ khác trong sự nguy hiểm lớn hơn vì các cơ sở tẩy não còn ít được đăng ký chính thức về mặt pháp lý hơn so với hệ thống lao động cải tạo. Không có sự tồn tại chính thức, các trung tâm tẩy não được biết là đã được tự ý thiết lập tại các cơ sở như trường học, các căn hộ chung cư, hay thậm chỉ cả ở các ngôi chùa cổ.”
Lao động cưỡng bức đóng vai trò chính trong cuộc bức hại
Hệ thống lao động cưỡng bức đóng một vai trò then chốt trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, giam giữ một lượng lớn các học viên trong nhiều năm qua. Hàng nghìn học viên đã bị gửi tới các trại lao động trong vòng một năm tính từ tháng 07 năm 1999, thời điểm khởi đầu cuộc bức hại.
“Bằng chứng cho thấy rằng [các học viên] Pháp Luân Công chiếm trung bình một phần ba trong một số trường hợp chiếm đến 100% tổng số người bị giam của các trại lao động cải tạo,” báo cáo cho biết.
Cô Trương Liên Anh và chồng Ngưu Tiến Bình tại Capitol Hill. Cô Trương nói với tổ chức Ân xá Quốc tế rằng cô trực tiếp biết 21 học viên đã chết vì bị tra tấn trong các trại lao động. (Ảnh từ tháng 04 năm 2011)
Cô Trương nói với tổ chức Ân xá Quốc tế rằng cô trực tiếp biết 21 học viên đã chết vì bị tra tấn trong các trại lao động. Trong trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng, cô đã phải chịu hình thức tra tấn “giá đỡ” mười lần trong vòng hai tháng từ ngày 14 tháng 07 và tháng 09 năm 2008, ngoài ra cô còn không được ngủ, bị sốc điện, và đánh đập.
Báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế công bố chi tiết câu chuyện của cô Trương tại Trại Lao động nữ Bắc Kinh:
“Ký ức kinh hoàng nhất mà vẫn khiến tôi rùng mình khi nhớ lại, đó là mũi và miệng của tôi bị bịt trong một thời gian dài và lặp đi lặp lại, để tôi không thể thở được cho đến khi mất kiểm soát bàng quang và ruột. Trong khoảng thời gian vài tháng, tôi liên tục bị tra tấn như vậy. Họ bịt mũi và miệng tôi bằng khăn ướt để tôi không thể thở… Sự đau đớn ghê gớm đến mức tôi cảm thấy mình sẽ nổ tung và toàn thân tôi mất hết sức lực và chân tôi trở nên mềm nhũn cho đến khi tôi mất kiểm soát.”
Các hình thức tra tấn trong “nhà tù đen”: ghế cọp, hành hung, giường chết (bị kéo căng trên giường, cũng còn được gọi là ngũ mã phanh thây), sốc điện, treo còng tay, bức thực, ghế sắt, tiêm thuốc không rõ nguồn gốc
Báo cáo cũng chỉ ra rằng thăng tiến nghề nghiệp của nhân viên trại lao động liên quan trực tiếp đến “thành tích” của họ trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một chiến dịch bức hại như vậy dùng đến hàng chục nghìn nhân viên để kiểm soát tâm trí con người và tra tấn người ta vì niềm tin của họ chứ không phải là tham gia vào kiểm soát tội phạm.
“Có một nguy cơ rất thực tế rằng nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ hủy bỏ một hệ thống giam giữ chuyên quyền chỉ để mở rộng việc sử dụng những hình thức giam giữ khác,” báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo.
Tin liên quan:
• Video và bài viết của CNN: Amnesty report: China’s abolition of labor camps a ‘cosmetic change’
• Tin tức của tổ chức Ân xá Quốc tế: China’s ‘Re-education Through Labour’ camps: Replacing one system of repression with another?
• Báo cáo điều tra đầy đủ của tổ chức Ân xá Quốc tế (PDF): “Changing the soup but not the medicine?”: Abolishing re-education through labour in China
• Bài viết của Thời báo Đại Kỷ Nguyên: “Amnesty International: New Name, Old Abuses as Labor Camps Close in China
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/18/143719.html
Đăng ngày 13-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.