Bài viết của Phi Minh

[MINH HUỆ 20-04-2013] Một bài báo gần đây phơi bày những tra tấn kinh hoàng đối với những người bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, đã gây ra những ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc. Bài báo dài này bao gồm các thông tin cá nhân của các nạn nhân đã can đảm sử dụng tên thật của họ. Từ khi công bố vào đầu tháng 04, nó đã được nhiều trang web và các phương tiện truyền thông đăng tải lại.

Không còn hy vọng để che đậy tội ác đã bị bài báo công bố, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vội vàng điều động một cái gọi là “đội điều tra” và tiến hành việc “thanh tra tại chỗ” tại trại lao động. Theo điều tra, không có các màn tra tấn nào được đề cập trong bài báo đã từng xảy ra và các học viên Pháp Luân Công đã bịa đặt ra bài báo trước đó.

Có nghĩa lý gì khi để kẻ cướp “điều tra” chính mình? Không có sự tham gia của một bên thứ ba độc lập, bất kỳ cái gọi là điều tra của ĐCSTQ về sự tàn bạo của chính nó chỉ làm cho người ta thấy rõ hơn nó thực sự nực cười như thế nào.

Điều tra thiên vị

“Đội điều tra” này của ĐCSTQ bao gồm các nhân viên từ các phòng ban có liên quan ở tỉnh Liêu Ninh, các nhà báo từ các phương tiện truyền thông của tỉnh và đại diện của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.

Rõ ràng đội điều tra và trại lao động này, cả hai đều là một phần và là bè lũ của chế độ, tất cả đều được cắt ra từ cùng một tấm vải. Người ta có thể mong đợi kết quả gì khi các điều tra viên là những người ủng hộ nhiệt tình đối với những người đang bị điều tra?

Cuộc điều tra “khách quan, công khai và công bằng” đã được dàn xếp trước

Đội điều tra này tuyên bố đã tiến hành một cuộc điều tra “khách quan, công khai và công bằng”.

Mặt nào của cuộc điều tra này là khách quan? Làm thế nào nó có thể khách quan khi bị cáo đã sắp xếp để đồng bọn điều tra họ? Tại sao chế độ không mời một bên thứ ba để tiến hành một cuộc điều tra độc lập? Tại sao nó không cho phép các nhà báo Minh Huệ đến Trung Quốc Đại lục để thu thập chứng cứ?

Công khai ở chỗ nào? Không có sự giám sát và tham gia của bên ngoài, tất cả mọi thứ chỉ đơn giản là được các bị cáo và đồng bọn bí mật dàn dựng.

Làm sao nó “công bằng” được? Đội điều tra và trại lao động đã bảo vệ che đậy lẫn nhau. Những kẻ phạm tội và các nhà điều tra là một và như nhau.

Theo “đội điều tra”, họ đã xem xét 73 tập tài liệu lưu trữ, điều tra 116 lính canh, phỏng vấn 55 người đang bị giam giữ, và tìm đến 14 người mới được thả. Họ đã thu thập được 663 lời khai, hình ảnh, và băng ghi âm.

Không con số nào ở trên là đáng tin cậy. Các lính canh là những tay sai của ĐCSTQ và các tù nhân là các con tin. Ngay cả các tù nhân vừa được thả cũng lo lắng bị bắt lại một lần nữa. Làm sao một trong những “nhân chứng” này có thể dám nói bất kỳ sự thật nào? Ngay cả khi một số có can đảm vạch trần tội ác, bạn thật ngây thơ khi nghĩ rằng có bất kỳ phương tiện truyền thông ngôn luận nào của ĐCSTQ lại công bố nó.

ĐCSTQ sợ hãi

Theo bài báo Minh Huệ: (https://vn.minghui.org/news/38343-truyen-thong-o-trung-quoc-dai-luc-xac-thuc-nhung-bao-cao-cua-minh-hue-ve-nan-tra-tan-va-su-tan-bao-trong-trai-lao-dong-cuong-buc-nu-ma-tam-gia.html)

“Mặc dù là báo cáo đầu tiên thừa nhận những điều kiện kinh hoàng ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nó đã cố ý không đề cập đến việc những người bị đánh đập tồi tệ nhất, bị tra tấn và ngược đãi một cách tàn nhẫn từ giữa năm 1999 hầu hết là các học viên Pháp Luân Công.”

“Kể từ năm 2000, Minh Huệ đã công bố 8.109 báo cáo các loại nhằm dẫn chứng và thảo luận về những trải nghiệm bức hại mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại trại lao động Mã Tam Gia đã phải chịu đựng. (Lưu ý: Đây là con số được website Minh Huệ tìm kiếm, do đó nó bao gồm cả các bản báo cáo gốc cũng như các bài bình luận và các bài nhắc lại nội dung của các bản báo cáo gốc theo định kỳ.)”

“Độ tàn nhẫn của cuộc đàn áp bị lật tẩy ở trại Mã Tam Gia (và rất nhiều các trại lao động khác trên khắp đất nước Trung Quốc) rõ ràng là nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, ít nhất là kể từ khi chiến dịch chính thức nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 07 năm 1999.”

Mặc dù không đề cập đến Pháp Luân Công nhưng báo cáo này vẫn làm ĐCSTQ sợ hãi. Chế độ sợ rằng việc tra tấn những người vô tội của nó, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, sẽ bị thông báo rộng rãi trên toàn thế giới.

Việc “điều tra” này đã cho thế giới thấy ĐCSTQ thật bỉ ổi.

Nhờ những nỗ lực kiên định giảng rõ sự thật của các học viên, ngày càng nhiều người đã nhìn thấy bản chất vô đạo đức của ĐCSTQ, điều trái ngược hẳn với lòng từ bi của các học viên.

Khi ngày càng nhiều tội ác của ĐCSTQ được công bố, những người theo chế độ làm điều ác, trong đó có các nhà văn chính thức của nó, sẽ bị trừng phạt và đưa ra công lý .


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/20/匪徒有资格“调查”自己吗–272291.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/29/139103.html

Đăng ngày 19-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share