Bài viết của một học viên Đại Pháp tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-11-2013]

Kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1997. Tôi muốn báo cáo với Sư phụ và chia sẻ cùng các bạn đồng tu về những kinh nghiệm tu luyện của mình trong khi làm công tác hỗ trợ kỹ thuật. Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì còn chưa phù hợp với Pháp trong bài chia sẻ của tôi.

Đột phá quan niệm người thường về việc học phần cứng máy tính

Tất cả mọi người trong gia đình tôi đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chồng tôi giỏi về phần cứng máy tính, trong khi tôi giỏi về phần mềm.

Năm nay, điều phối viên địa phương chúng tôi yêu cầu chúng tôi giúp hỗ trợ khu vực khác trong việc tái lập lại các kết cấu phần cứng của họ. Lúc đó, chồng tôi quá bận không thể giúp được, do đó một học viên khác đã đề xuất rằng tôi sẽ học cách thực hiện việc đó. Tôi đã phản ứng lại một cách tiêu cực với lời đề nghị này vì tôi cảm thấy rằng bất cứ điều gì liên quan đến phần cứng máy tính phải là do đàn ông thực hiện. Trên thực tế, tôi thực sự quen thuộc với công nghệ phần cứng vì tôi đã giúp chồng mình lắp ráp máy tính nhiều lần trước đây. Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy hoa mắt và không tự tin là tôi có thể tự mình làm được.

Được khích lệ, tôi bắt đầu học về các linh kiện phần cứng khác nhau. Chồng tôi dạy tôi từng bước làm thế nào để lắp ráp một máy tính và một máy in. Sau khi anh ấy rời khỏi nhà đi làm, tôi đã cố gắng làm những gì anh ấy chỉ dẫn nhưng thường hay mắc lỗi. Sau nhiều nỗ lực không thành công, chồng tôi trở nên thiếu kiên nhẫn và đổ lỗi cho tôi đã không chịu cố gắng hơn. Tôi thất vọng và muốn bỏ cuộc, nhưng chồng tôi đã bình tĩnh lại và tiếp tục dạy tôi.

Sau đó tôi nhận ra rằng tôi đã không cho phép người khác chỉ ra những thiếu sót của mình. Mặc dù tôi có chấp trước này trong một thời gian dài, tôi đã rất khó thanh trừ nó. Tôi nhớ tới những lời dạy của Sư phụ:

“Để khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường. Nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường sẽ vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên.” (“Luận ngữ” trong Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã nhận ra rằng tôi đã bị cản trở bởi quan niệm rằng công việc liên quan đến phần cứng chỉ dành cho đàn ông. Tôi phải đột phá quan niệm này và nắm bắt được công nghệ đó.

Tôi bắt đầu chụp hình lại bất kỳ lỗi nào tôi phạm phải trong quá trình lắp ráp để tránh lặp lại sai lầm. Kết quả là, việc lắp ráp phần cứng đã trở nên dễ dàng hơn và tôi trở nên thuần thục hơn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, một lần tôi đã phạm sai lầm trong quá trình lắp ráp và làm hỏng một bộ phận mà không biết. Khi chồng tôi phát hiện ra bộ phận bị hỏng, anh ấy đã nổi giận với tôi. Tôi đã không tranh cãi và giữ im lặng. Cho là mình có lỗi, tôi cảm thấy thất vọng.

Sau đó tôi đã hướng nội và nhận ra rằng tôi vẫn có chấp trước mạnh mẽ vào việc không để người khác chỉ ra thiếu sót của mình, tâm oán hận, và làm mọi thứ một cách bất cẩn. Đây là tu luyện, do đó tôi phải tu tâm tính của mình và phải tự tin hơn. Tôi phải kiên định và bước đi trên con đường tu luyện của mình một cách trí tuệ hơn và vững vàng hơn. Sau sự việc đó, tôi đã chú ý nhiều hơn tới quá trình lắp ráp, và kỹ năng của tôi cũng được cải thiện hơn trước. Ngoài ra, tôi đã không phạm sai lầm nào nữa.

Tu luyện tâm tính trong khi chia sẻ và dạy kỹ thuật cho những người khác

– Trừ bỏ chấp trước coi thường người khác

Tôi tới một quận khác để dạy các học viên ở đó cách lắp ráp một máy in. Lúc đó, học viên A từ một quận khác cũng ở đó. Học viên A cũng hiểu biết về công nghệ phần cứng. Anh ấy đã nói cho chúng tôi về tất cả những kỹ thuật mà anh ấy biết và không ngừng nói. Tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh trong khi anh ấy nói. Tôi đã không nhớ những lời Sư phụ dạy “Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư trong Chuyển Pháp Luân).

Cuối cùng tôi cũng mất bình tĩnh và nói những lời khó nghe với anh ấy. Sau việc đó, các học viên từ quận của A đã thôi không liên hệ với chúng tôi.

Học viên B, người đi cùng tôi lúc đó, đã chỉ ra rằng tôi có chấp trước coi thường người khác và rằng tôi có tính khí nóng nảy. Tôi cũng hướng nội. Tôi biết tôi hẹp hòi và dễ bị kích động. Tôi không khoan dung với những thiếu sót của người khác. Mặc dù tôi đã cải thiện được những kỹ năng kỹ thuật, nhưng tôi vẫn chưa đề cao được tâm tính của mình.

Sau đó, khi tôi tới những khu vực khác để hỗ trợ về các vấn đề kỹ thuật, tôi đã tâm niệm phải tu luyện bản thân và giữ bình tĩnh khi ý tưởng hay hành động của các học viên khác không tương đồng với mình. Tôi đã cố gắng để hiểu quan điểm của họ. Bây giờ tôi cảm thấy tâm tôi đã trở nên rộng mở hơn.

– Trừ bỏ tâm hoan hỷ và tâm hiển thị

Vài năm trước, tôi có tâm hoan hỷ và tâm hiển thị mạnh mẽ. Tôi sẽ hiển thị mọi lúc, và cho dù sau đó tôi hối hận thế nào thì tôi vẫn không trừ bỏ được chấp trước này. Thông qua học Pháp, tôi đã nhận ra rằng tâm hoan hỷ và tâm hiển thị không phải là chân ngã của tôi. Sau đó tôi đã nhắc nhở mình nói ít hơn khi ở cùng mọi người để kìm nén và trừ bỏ những chấp trước đó. Một thời gian sau, tôi cảm thấy những chấp trước này đã yếu đi, và tôi có thể kiểm soát tâm tính mình tốt hơn.

Cũng chẳng có lợi ích gì khi các học viên coi những ai có kỹ năng kỹ thuật là tu luyện tốt và không ngừng khen ngợi họ. Loại hành vi và suy nghĩ này không dựa trên Pháp và chỉ khuyến khích những học viên có kỹ năng kỹ thuật trở nên hoan hỷ và hiển thị. Sư phụ đã bảo chúng ta đánh giá một học viên dựa trên mức độ tâm tính của người đó:

“Chư vị không được [phép vì] thấy người ta [có] công năng, thần thông, nhìn thấy một số điều, rồi sau đó theo người ta, nghe theo người ta. Chư vị rồi sẽ làm hại họ, họ sẽ sinh tâm hoan hỷ, cuối cùng những gì mà họ có sẽ bị mất hết, đóng lại hết; rốt cuộc [họ] sẽ bị rớt xuống.” (Chuyển Pháp Luân)

– Loại trừ tâm tật đố

Khi tôi dạy các học viên về công nghệ, tôi không dạy họ nhiều hơn những gì họ hỏi tôi. Nếu họ gặp vấn đề, tôi có xu hướng tự mình xử lý chứ không chỉ cho họ cách sửa như thế nào. Đó không phải vì tôi không có thời gian để dạy họ, mà là do tôi đã chủ động không chia sẻ thông tin với họ.

Khi các học viên có vấn đề về kỹ thuật và nhờ người khác giúp đỡ chứ không phải nhờ tôi, tôi đã không vui. Khi các học viên nói chuyện về công nghệ mà tôi không biết, tôi đã cảm thấy khó chịu. Tôi tự hỏi bản thân tại sao tôi lại cảm thấy như vậy và tại sao tôi lại không vui. Tôi đã nhận ra đó là do tâm tật đố.

Một lần tôi đã gặp một học viên địa phương mà có tâm tật đố mạnh mẽ; cô ấy không cư xử như một học viên. Tôi lấy làm tiếc cho cô ấy. Vậy thì tại sao tôi lại nhìn thấy hành vi của cô ấy? Có phải là vì tôi cũng có tâm tật đố mạnh mẽ? Sư phụ nói: “Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi phải thanh trừ tâm tật đố.

Tôi bắt đầu dạy mọi người những gì mà tôi học được và nhờ các học viên khác giúp đỡ. Tôi nên vui mừng khi những người khác học được các kỹ năng kỹ thuật. Tôi dần dần đã cảm thấy an hòa hơn.

– Loại trừ chấp trước vào làm việc

Vì không có nhiều học viên biết về kỹ thuật, tôi phải đi tới những khu vực khác để giúp đỡ. Thỉnh thoảng tôi quá bận đến mức tôi không có nhiều thời gian để học Pháp. Kết quả là chấp trước vào làm việc đã trở nên mạnh mẽ hơn, tới mức mà tôi thích hoàn thành công việc của mình trước khi tôi học Pháp. Tôi đã quên rằng học Pháp là điều quan trọng nhất.

Càng ít học Pháp, tôi lại càng trở nên bận rộn hơn. Tuy nhiên, công việc lại không được suôn sẻ. Tôi phải dành nhiều thời gian để làm việc hơn nhưng hoàn thành được rất ít việc. Cuối cùng tôi đã rời xa tu luyện và chỉ tập trung vào làm việc.

Sư phụ đã nhấn mạnh nhiều lần rằng các học viên phải học Pháp nhiều hơn và tốt hơn. Chỉ khi học Pháp tốt, chúng ta mới có thể thực sự thăng tiến trong tu luyện và có chính niệm mạnh. Khi đó sẽ không có sơ hở nào cho cựu thế lực dùi vào và can nhiễu những công việc Đại Pháp mà chúng ta đang làm.

Nhận ra điều đó, tôi đã yêu cầu bản thân phải học Pháp và luyện công vào buổi sáng. Tôi cũng luyện công vào buổi tối. Bất kỳ việc nào không cần gấp đều được làm vào buổi chiều.

Trong vài năm qua, không chỉ các học viên có kỹ năng về kỹ thuật mắc phải loại sai lầm này trong tu luyện mà cả một số điều phối viên cũng gặp phải. Chấp trước làm việc có thể khiến một học viên xa rời Pháp nếu nó không bị thanh trừ ngay lập tức lúc ban đầu. Nếu không, nó sẽ mang đến nhiều chấp trước và trở ngại hơn nữa trong tu luyện, và tà ác cũng sẽ gây can nhiễu.

Mặc dù tôi vẫn có nhiều chấp trước cần phải thanh trừ, tôi không sợ chúng. Vì tôi có Sư phụ và Pháp ở bên, chúng cuối cùng sẽ phải yếu đi.

Tôi ngộ ra rằng những kỹ năng về kỹ thuật tôi có được là do Sư phụ trao cho để hoàn thành sứ mệnh và thệ ước của mình. Chính Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi. Tôi chỉ có thể tự trách mình nếu tôi không làm tốt. Tôi còn xa mới đạt được các yêu cầu của Pháp, vì tôi không tinh tấn như thuở mới đắc Pháp, tôi đã không nhanh chóng thanh trừ các chấp trước của mình, và đôi khi tôi còn lười biếng.

Con xin tạ lỗi với Sư phụ, với chúng sinh và với chính bản thân mình. Con phải liên tục học Pháp và thức tỉnh chủ nguyên thần của mình. Con phải không ngừng nhắc nhở bản thân về mục đích cuộc đời mình và phải làm ba việc thật tốt.

Con sẽ nỗ lực hết sức để làm thật tốt. Xin Sư phụ hãy yên tâm.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/8/明慧法会–在技术工作中踏实修炼自己-282005.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/14/143165.html

Đăng ngày 21-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share