[MINH HUỆ 16-09-2013] Ngày 24 tháng 09 năm 2013, Cao Uỷ Nhân Quyền của Văn phòng Liên Hợp Quốc đã tổ chức ngày Open House với chủ đề “1993-2013: 20 năm bảo vệ quyền lợi của các bạn”. Các học viên Pháp Luân Công từ Geneva, Thụy Sỹ và các vùng khác đã tham dự sự kiện này để giúp nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Sự kiện được tổ chức tại toà nhà lịch sử Palais Wilson, nơi công chúng được thưởng thức một chuỗi các sự kiện bao gồm hội thảo, du lịch, và các màn trình diễn sống động.

Hai cuộc hội thảo đã được tổ chức trong ngày Open House. Cuộc hội thảo đầu tiên có chủ đề “Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ”.

Trước khi bắt đầu cuộc hội thảo, Tiến sỹ Trần Hoàng Trung, một đại diện của Pháp Luân Công, bước lên bục để giới thiệu sơ lược về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Trung Quốc. Sau phần phát biểu của ông, một quan chức của Cao uỷ Liên Hợp Quốc đã bày tỏ mối lo ngại về Pháp Luân Công và yêu cầu một số quan chức có liên quan quan tâm nhiều hơn về vấn đề này.

Lạm dụng các nữ học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn

Sau khi phần trình bày chính kết thúc, những người tham dự được mời lên sân khấu để nói chuyện. Tiến sỹ Trần nói: “Tôi muốn chuyển thông điệp mà tôi nhận được từ một học viên Pháp Luân Công trước khi tôi đến Geneva.

“Cô ấy nói với tôi: ‘Tôi bị nhốt trong một nhà tù dành cho nam giới và bị chọc ghẹo, xúc phạm, và lạm dụng. Hãy cho Liên Hợp Quốc biết rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc còn lâu mới kết thúc.’”

Tiến sỹ Trần chỉ ra rằng chế độ Trung Quốc không chỉ cố gắng ép buộc các học viên nữ từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, nếu không họ sẽ phải đối diện với sự lạm dụng và tra tấn khốc liệt, mà còn buộc nhiều học viên đang mang thai từ bỏ niềm tin của họ nếu không họ sẽ bị buộc phải phá thai.

Bà Hiểu Thiên Trương, một học viên người Canada, nói rằng có vô số câu chuyện về các học viên nữ bị lạm dụng ở Trung Quốc.

Bà nói: “Một ví dụ liên quan đến em gái của tôi là Trương Vận Hà, và mẹ của một người bạn đồng nghiệp. Khi những cai ngục không thành công trong việc ép buộc họ từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công, chúng đã cho phép cả một xà lim nam đến hãm hiếp hai người phụ nữ này. Hành động tà ác này cần phải bị phơi bày.”

ĐCSTQ cũng là một mối đe dọa nhân quyền cho toàn thế giới

Ông Karim Lahidji, một trong những người tham dự sự kiện, nói rằng một chế độ bí mật giống như ĐCSTQ là mối đe doạ nghiêm trọng với toàn thể nhân quyền trên toàn thế giới.

Bất chấp tuyên bố “cải cách và mở cửa” của mình, ĐCSTQ đã nhiều lần từ chối giám sát quốc tế về tình trạng nhân quyền, và đã từ chối không cho phép Cao uỷ Liên Hợp Quốc điều tra về những cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Dũng khí kiên cường của các học viên Pháp Luân Công

Ghi nhận sự khó khăn và nguy hiểm trong việc báo cáo về các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, ông Lahidji đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với dũng khí kiên cường của các học viên Pháp Luân Công trong việc phơi bày tội ác chống lại nhân loại của chế độ.

Buổi hội thảo thứ hai với chủ đề “Trả đũa những người cộng tác với Liên Hợp Quốc để tố cáo các hành vi vi phạm nhân quyền” có sự tham dự của những diễn giả khách mời như Giáo sư Chaloka Beyani, một kiều dân người Zambia và Giáo sư Luật Quốc tế tại Trường Kinh tế London, người được bổ nhiệm làm báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về người tị nạn trong năm 2010, ông Phil Lynch, Giám đốc Cục Nhân quyền Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ hàng đầu có trụ sở tại Geneva, và ông Hassan Shire Sheikh, một người bảo vệ nhân quyền ở Uganda.

Cả ba diễn giả đều đồng ý rằng khi một chế độ độc tài toàn trị bị phơi bày vì vi phạm nhân quyền, chắc chắn là nó sẽ bị thổi phạt. Họ nói rằng điều này trực tiếp đe doạ việc thúc đẩy nhân quyền trong cộng đồng quốc tế.

Giáo sư Chaloka Beyani (phải) nhận thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ Tiến sỹ Trần Hoàng Trung (trái)

ĐCSTQ không ngừng trả thù Pháp Luân Công vì họ dám phơi bày tội ác của nó

Tiến sỹ Trần chỉ ra rằng tội ác kinh khủng càng bị phơi bày thì sự xấu xa và thù hằn của chế độ sẽ lại càng nhắm vào những người đã vạch trần nó.

Khi tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ bị vạch trần, nó không những bị xem là sự vi phạm nhân quyền trắng trợn và xấu xa nhất trong đạo đức nhân loại – mà còn phá vỡ hoạt động buôn bán nội tạng chợ đen của Đảng.

Điều này khiến cho Đảng càng gia tăng hận thù với Pháp Luân Công và bất cứ cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức nào dám ủng hộ Pháp Luân Công.

Tiến sỹ Trần đưa ra ví dụ về việc có ít nhất một nhóm đã bị hủy lịch tư vấn với Liên Hợp Quốc, và hai nhóm đã bị đe doạ vì thu xếp cho Pháp Luân Công phát biểu trước Liên Hợp Quốc về các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Trong cuộc họp Hội đồng Nhân quyền năm 2009, các đại biểu Trung Quốc đã không ngừng cố gắng ngăn chặn Tiến sỹ Trần lên tiếng vạch trần cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

“Những điều mà Pháp Luân Công vạch trần về Đảng chắc hẳn là chính xác”

Nhiều người tham dự sự kiện đã thấy rõ ràng rằng ĐCSTQ đã thiếu thận trọng trong việc tấn công Pháp Luân Công vì đã phơi bày tội ác của Đảng.

Giáo sư Chaloka Beyani nhìn nhận về hành vi của chính quyền Trung Quốc tại sự kiện năm 2009 của Liên Hợp Quốc như sau: “Những điều mà Pháp Luân Công vạch trần về Đảng chắc hẳn là chính xác, nếu không nó đã không được quan tâm hoặc bị phòng thủ đến vậy.”

Tiến sỹ Trần cho biết: “Thật thú vị khi biết được rằng trong số hàng ngàn tổ chức tư vấn trong Liên Hợp Quốc, không hề có người nào liên quan đến nhân quyền ở Trung Quốc. Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc đều được quản lý và hỗ trợ bởi ĐCSTQ!”

Ông Sheikh hoan nghênh phát biểu của Tiến sỹ Trần và lưu ý rằng ông đã có trải nghiệm tương tự trong khi làm việc với Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc khi xét duyệt các tổ chức phi chính phủ. Ông nói rằng chế độ Trung Quốc, cùng với các chế độ khác được cho là có hành vi vi phạm nhân quyền, đang cố gắng khống chế Uỷ ban.

Sau sự kiện này, các học viên Pháp Luân Công đã trao đổi ý kiến với ông Sheikh. Ông nói rằng: “Các bạn rất dũng cảm”. “Với tinh thần bất khuất như vậy, các bạn chắc chắn sẽ đánh bại bất cứ tội ác nào chống lại các bạn!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/16/法轮功学员参加联合国人权研讨会(图)-279612.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/13/142693.html

Đăng ngày 31-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share