Bài viết của Thanh Tâm, một học viên ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-03-2013]
Tôi đã nhận ra ý nghĩa cuộc sống sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân
Chồng tôi đã bị bệnh trong nửa năm và qua đời vào tháng 12 năm 1999. Tôi cảm thấy như cả bầu trời sập xuống. Tại sao chúng ta không thể thoát khỏi cái chết? Tại sao chúng tôi không thể ở bên nhau mãi mãi? Tôi đã khóc và cuối cùng tìm đến rượu và thuốc lá. Tôi đã không còn là chính mình nữa.
Chị tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vào tháng 5 năm 2000, chị nói với tôi: “Em hãy đọc Pháp.” Chúng tôi học Chuyển Pháp Luân cùng nhau và đọc hết cả cuốn sách trong khoảng một tuần. Tôi liền nhận ra ý nghĩa của cuộc sống này. Tôi nói với mấy người hàng xóm: “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời! Tôi rất vui!” Thậm chí tôi còn muốn la lên thật to trên đường rằng tôi đang tu luyện Đại Pháp. Tôi đọc tất cả các sách Đại Pháp mỗi khi có thời gian. Tôi dùng đèn pin vào buổi tối để đọc sách vì không muốn đánh thức người thân. Giờ đây tôi có thể cư xử dựa trên nguyên lý của Pháp. Tôi đã tu luyện Đại Pháp hơn 10 năm nay, và cũng dần dần đề cao bản thân. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm tu luyện của mình.
Bà thông gia đã “giúp” tôi đề cao tâm tính
Nói đến thời gian tôi giúp chăm sóc đứa cháu gái, tôi đã phải chăm sóc đứa nhỏ và còn phải nấu nướng. Bà thông gia rất chú trọng về vệ sinh và thậm chí còn đến kiểm tra chỗ tôi ở hai tuần một lần. Bà vẫn hay phê bình những thứ nhỏ nhặt như bình nước bị bẩn, thịt vẫn dính mỡ hay đứa trẻ bị ốm. Bà sẽ nói tất cả đều là lỗi của tôi. Bà cũng doạ tôi rằng nếu tôi không chăm sóc cháu gái của chúng tôi đàng hoàng thì bà sẽ bắt con gái bà ly dị con tôi.
Ngay từ đầu, tôi đã tin rằng tôi nên nhẫn về việc này. Tôi cũng lo cho con trai tôi và không muốn nó và vợ nó ly dị. Nhưng tôi cảm thấy khó chịu trong tâm. Tôi đọc nhẩm bài “Khổ kỳ tâm chí” trong Hồng Ngâm. Tuy nhiên, bà ấy càng khó tính hơn. Mỗi khi bà ta la lên, tôi lại thấy sợ. Lúc đó, tôi học Pháp chưa đủ sâu. Tôi đã không nhận ra là mình cần phải đề cao tâm tính. Tôi cảm thấy rất hỗn loạn. Tôi đã xin Sư phụ trong thâm tâm mình: “Điều gì đang xảy ra với con? Con đang học Pháp tinh tấn và hướng nội. Vậy tại sao con vẫn rất yếu?” Lý do là cảm xúc của tôi còn quá mạnh. Ai là con trai hay con gái của tôi? Chẳng phải họ cũng là sinh mệnh đang chuyển sinh và có liên hệ với tôi như vậy? Họ cũng là chúng sinh. Mỗi người đều có con đường riêng của mình. Vậy điều gì lại làm tôi sợ hãi? Tôi nên gạt bỏ những cảm xúc này.”
Sư phụ đã giảng rằng:
“Chúng ta đối xử với vấn đề này thế nào? Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp trước quá thì không được.” (Chuyển Pháp Luân)
Bà ấy lại nói về chuyện ly dị với tôi. Tôi đáp lại rất nghiêm túc: “Xin đừng đề cập đến việc này nữa. Chuyện cưới xin là duyên nợ. Chúng đang rất hoà hợp. Tại sao bà cứ cố tình muốn tách chúng ra? Hãy nhìn con người ngày nay đi: những người giàu kia đều ngoại tình. Bà muốn như vậy à? Con trai tôi là một đứa có đạo đức. Nó không bao giờ tiêu tiền phung phí và đối xử với người lớn tuổi rất tôn kính. Tại sao bà muốn con gái bà phải xa nó?” Kể từ đó, bà ta đã trở nên tốt hơn rất nhiều.
Về vấn đề giáo dục, chúng tôi cũng có những nhận thức khác nhau. Bà ta làm hư đứa cháu gái. Bà nói với cháu rằng nếu ai đó cư xử không tốt với nó thì nó phải đánh trả. Do đó, không có ai muốn chơi với cháu gái của chúng tôi. Sau đó, không còn ai muốn chăm sóc nó nữa. Nên họ để tôi chăm sóc. Tôi đã dạy dỗ nó một cách tích cực và nó đã thay đổi đáng kể. Bà thông gia cũng nhận thấy sự khác biệt.
Mối quan hệ của chúng tôi đã cải thiện, tôi thường giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho bà ấy và nói về những nguyên lý của Pháp. Bà rất thích thú. Tôi cũng giúp ba người con gái của bà, các con dâu của bà, các chị gái cũng như chị chồng của bà ấy thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bà luôn “giúp” tôi đề cao tâm tính của mình. Năm ngoái, có ai đó gõ cửa nhà tôi rầm rầm vào buổi sáng. Tôi nghe thấy bà nói gì đó nhưng lại nghe không rõ. Tôi nói rằng bà không nên bực mình. Nên bà ấy nói gì đó rồi rời đi. Tôi hỏi con dâu lớn của tôi rằng không biết bà ấy có bực mình gì về tôi không. Nó nói rằng: “Mẹ không biết à? Tốt nhất là mẹ nên giả điếc với mẹ con.” Rồi nó rời đi. Lúc đó, tôi cảm thấy Sư phụ như đang giúp tôi thanh lọc cơ thể bởi vì tôi không hề bị động tâm. Tôi cảm thấy rất bình thản.
Cách đây hai năm vào dịp nghỉ lễ, bà ấy phật lòng về mấy đứa con của bà. Bà than phiền và rất bực tức. Tôi cảm thấy con người thật là tội nghiệp bởi họ bị cảm xúc chi phối. Tôi đã thuyết phục rằng bà ấy không nên bực mình để giữ gìn sức khoẻ. Dù tôi cảm thấy mình không làm gì sai thì tôi vẫn nên hướng nội để chỉnh lại bản thân ở khía cạnh nào đó. Thiện tâm của tôi đã chạm tới bà ấy và bà đã trả lời điện thoại của con bà và về nhà.
Một tuần sau, bà đưa đứa cháu gái đến, cười và nói rằng: “Lần trước tôi đã bực bội. Thật ra là lỗi của tôi. Hy vọng bà không giận.” Tôi nói: “Không có gì. Tôi là người tu luyện, tôi sẽ không bực mình.” Bà nói tiếp: “Những người tu luyện thật là khác chúng tôi. Con gái tôi nói rằng tố chất đạo đức của tôi rất thấp.” Tôi rất vui vì Đại Pháp đã thay đổi tôi cũng như thay đổi chúng sinh.
Loại bỏ tình
Tôi nhớ lại một trải nghiệm khá đặc biệt. Khi đứa cháu gái còn nhỏ, con dâu tôi bất ngờ nói với tôi rằng nó không cần tôi chăm sóc đứa cháu gái nữa. Như vậy nghĩa là tôi nên rời khỏi đó. Tôi không có nhà nên tôi phải đến ở với đứa con trai lớn. Cháu gái của tôi khóc và không cho tôi đi. Tôi rất xúc động và khóc hết ba ngày. Cả tuần đó tôi không thể bình tĩnh được.
Người thường có câu “Qua cầu rút ván.” Con trai tôi nói rằng có lẽ tôi đã khá mệt mỏi rồi sau nhiều năm chăm sóc mấy đứa nhỏ: “Chẳng phải mẹ nên nghỉ ngơi rồi sao? Mẹ nói rằng mẹ coi nhẹ cảm xúc con người, nhưng mẹ làm được chưa?” Lời nói của con trai tôi đột nhiên khiến tôi vô cùng sững sờ. Tôi nhận ra: “À, đây chính là tình và nó rất khó chịu. Chẳng phải tu luyện là phải tu bỏ thứ này đi sao?” Tôi nói với Sư phụ rằng: “Sư phụ, xin hãy giúp con loại bỏ tình, con không muốn nó.”
Từ đó, tôi ít xúc động hơn. Sau vài tháng, mỗi khi gặp đứa cháu gái, tôi không còn quá vui mừng hay thấy đau khổ vì nhớ nó nữa. Sau đó, tôi mua một căn nhà và có nhiều thời gian hơn để làm ba việc. Tôi biết rằng Sư phụ đã an bài như thế. Bởi vì tôi đã bị cuốn vào chấp trước đó nên đã không thể nhìn nhận sự việc rõ ràng.
Loại bỏ tâm sợ hãi để từ bi cứu độ chúng sinh
Tôi hiểu rằng con đường tu luyện của mình là cùng với thời kỳ Chính Pháp. Nên tôi đã thiết lập nhóm học pháp ngay tại nhà mình. Năm 2008, tôi bắt đầu sản xuất đĩa DVD. Suốt quá trình này, tôi đã phải vượt qua sự rụt rè của bản thân. Ngay từ đầu, tôi đã cảm thấy chiếc máy kêu tiếng rất to nên tôi dùng tấm ga trải giường để che nó. Tôi vẫn lo những người khác có thể nghe thấy, nên tôi đóng cửa lại. Tôi ra khỏi phòng để kiểm tra xem tiếng động có vọng ra ngoài không. Mặc dù nó không vọng ra ngoài nhưng tôi vẫn không bình tĩnh được. Một ngày nọ, một đồng tu đã mang đến cho tôi mười hộp đĩa DVD và rời đi. Tôi đã rất sợ hãi và lo lắng nếu ai đó phát hiện ra. Tôi không thể ngủ suốt cả đêm và tất cả những gì tôi nghĩ đến đều là về mấy cái DVD. Khi suy nghĩ lại, tôi thấy dường như nó chỉ là một việc nhỏ. Tuy nhiên, lúc đó tôi lại thấy khá sợ hãi. Tôi nói với bản thân mình rằng tất cả đều là để cứu độ chúng sinh, và đó là trách nhiệm tôi phải làm. Tôi nên làm theo Sư phụ và bước đi trên con đường này bất kể gặp phải áp lực nào đi nữa.
Ban đầu, tôi có chấp trước về việc giảng chân tướng trực tiếp cho người khác. Tôi cảm thấy bồn chồn đến mức ảnh hưởng đến cách tôi nói chuyện. Sau đó tôi quyết định học hỏi theo một đồng tu khác. Dần dần, tôi có thể giảng thanh chân tướng một cách trơn tru. Lúc nào tôi cũng hướng nội và tu luyện tinh tấn. Tôi thanh lý bản thân mình và có tâm từ bi. Ví dụ như có lần tôi giảng chân tướng cho một người đàn ông khoảng 50 tuổi mà tôi tình cờ gặp trên đường. Tôi hỏi ông ta có phải đảng viên ĐCSTQ không. Ông ta nói: “Tôi không tham gia vào đảng. Tôi cũng thấy rất khó chịu bởi vì ngày nào cũng có người như bà hỏi tôi mấy câu như vậy. Tôi không muốn nghe theo những gì bà hay người nào khác nói.” Tôi đáp lại: “Đó là để cứu ông. Chắc hẳn ông là đảng viên. Việc thoái đảng sẽ giúp ông có một tương lai tốt đẹp. Khi thảm hoạ xảy đến, ông sẽ được an toàn.” Ông ấy trả lời: “Tôi không tin điều đó. Ai cứu tôi chứ? Nếu tôi không làm việc thì ai đưa tiền cho tôi?” Tôi trả lời: “Nếu ông chỉ có tiền mà không giữ được sinh mệnh của mình thì tiền để làm gì?” Ông ta vẫn không tin tôi. Tôi nói tiếp: “Nếu ai đó rớt xuống sông và tôi cứu ông ta. Nhưng ông ta lại nói dối tôi thì ông nghĩ điều đó có đúng không? Tôi đang thuyết phục ông thoái đảng chính là để cứu ông. Tại sao ông không tin tôi?” Tôi đã rất buồn và bắt đầu rơi nước mắt. Ông ta thấy tôi sắp khóc và nói: “Này bà ơi, bà thật là tử tế. Thật sự là tôi đã gia nhập đoàn và đội. Tôi sẽ nói cho bà tên thật của tôi để bà giúp tôi thoái đảng. Cảm ơn bà rất nhiều.” Tôi nói: “Không có gì. Ông đã được cứu rồi.” Tôi rất mừng cho ông ấy. Ông ta chắp tay hợp thập để cảm ơn. Ông ta cũng muốn mua nước cho tôi uống. Từ kinh nghiệm đó, tôi đã nhận ra rằng từ bi chỉ có thể có được bằng cách thực tu.
Tôi xin được dừng lại ở đây. Tôi rất trân trọng sự từ bi to lớn của Sư phụ. Tôi sẽ luôn kiên định đi theo an bài của Sư phụ và làm tốt ba việc, hoàn thành thệ ước và trở về cùng Ngài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/4/修大法-提高心性-慈悲救人-270616.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/12/141025.html
Đăng ngày 24-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.