Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-04-2013] Tôi cùng với một học viên khác đến thăm một học viên cao niên 80 tuổi. Bà lão với mái tóc bạc phơ này có làn da hồng hào và một nụ cười thân thiện. Điều đầu tiên bà ấy nói với chúng tôi là: “Hãy thực tu! Nhất định phải thực tu!” Tôi không chắc ý bà muốn nói gì và nhìn bà với vẻ ngạc nhiên. Sau đó bà kể với chúng tôi câu chuyện của bà liên quan đến việc thực tu.
Bà phụ trách một nhóm học Pháp tại nhà. Gần đây, có một số học viên mới tham gia vào nhóm học Pháp, và họ không có đủ sách Chuyển Pháp Luân cho tất cả mọi người. Bà và hai học viên khác đã đưa sách của mình cho các học viên mới.
Sau đó, bà lấy ba cuốn Chuyển Pháp Luân mới để thay thế những cuốn cũ. Bà đã xem những cuốn sách mới và nhận thấy có một số vấn đề về in ấn. Chữ trong cuốn sách đầu tiên in rất nhạt và khó có thể nhận biết hết các chữ. Các chữ trong cuốn thứ hai cũng mờ nhạt nhưng rõ ràng hơn, và chữ trong cuốn thứ ba thì nhìn rất rõ.
Khi những học viên đến học Pháp nhóm, hai trong số học viên đã đưa những cuốn Chuyển Pháp Luân cũ cho các học viên mới sử dụng, và dùng hai trong số những cuốn sách mới. Khi người học viên cao niên này lấy cuốn Chuyển Pháp Luân cuối cùng, bà đã đã lấy phải cuốn Chuyển Pháp Luân có chất lượng in kém nhất.
Trong đầu bà tràn ngập suy nghĩ: “Tôi là người lớn tuổi nhất ở đây và thị lực của tôi rất kém. Hai bạn trẻ lại để cho tôi đọc cuốn sách có chất lượng in kém nhất. Các bạn thật ích kỷ.”
Sau đó bà nhận ra: “Suy nghĩ như vậy là không đúng!”
Sư phụ đã giảng:
“Có người cảm thấy gặp phải việc không vui bèn không vui, thế chư vị chẳng phải là con người rồi? Có gì khác đâu? Khi gặp việc không vui, chính là lúc chư vị tu luyện bản thân mình, lúc tu tâm.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)
Sư phụ cũng giảng:
“Tôi cũng muốn nói rằng, bản tính của quý vị trong quá khứ về căn bản là vị ngã và ích kỷ. Từ nay trở đi, bất kể quý vị làm điều gì, hãy nghĩ đến người khác trước, như thế để thực ngộ được vô ngã và vị tha.” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)
“Chúng tôi yêu cầu chư vị phải hoàn toàn là một người siêu thường, hoàn toàn là buông bỏ lợi ích cá nhân và hoàn toàn là vì người khác. Các đại giác giả họ là vì điều gì? Họ hoàn toàn là vì người khác.” (Giảng Pháp cho phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân, Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải) (Tạm dịch)
Ngay lập tức bà nhận ra sự ích kỷ và tâm tật đố của mình. Sau đó bà dùng chủ ý thức rất mạnh mẽ để loại bỏ những chấp trước này.
Khi bà mở cuốn Chuyển Pháp Luân của mình ra, một phép màu đã xảy ra. Từng chữ từng chữ trong mỗi trang sách tỏa ra ánh kim quang rực rỡ. Bà không thể kìm nén được cảm xúc của mình và thốt lên: “Thần kỳ! Thần kỳ! Thật là quá thần kỳ!”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/17/一定要实修-272158.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/13/140484.html
Đăng ngày 29-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.