[MINH HUỆ 24-03-2013] Trong một báo cáo chi tiết của mình, tờ Die Zeit ở Đức đã phơi bày tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và bán những nội tạng này cho các bệnh nhân phương Tây nhằm kiếm một món lợi nhuận khổng lồ. Được đăng tải vào ngày 07 tháng 03, bài báo đã thu được sự chú ý rộng rãi của cộng đồng.
Die Zeit, tuần báo được đọc nhiều nhất ở Đức, đã tập trung xoay quanh câu chuyện của một tử tù. Bài báo có nhan đề “Những quả tim theo đơn đặt hàng” đã phơi bày sự thật về việc các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng sống như thế nào.
Nhằm nâng cao vấn đề đạo đức cho các bệnh viện ở châu Âu và các công ty dược phẩm có liên quan trong sự việc này, các bài viết được xây dựng dựa trên các thông tin chi tiết đã được thu thập bởi luật sư người Canada, ông David Matas và cựu công tố viên người Canada, ông David Kilgour. Hai người này đã nghiên cứu và công bố tài liệu về tội ác thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công một cách có hệ thống của các bệnh viện, các trại cưỡng bức lao động và các nhà tù ở Trung Quốc đại lục.
Blog bị xóa ở Bắc Kinh đặt ra nghi vấn cho cộng đồng y tế phương Tây
Theo nguồn tin được tiết lộ trên blog của một luật sư ở Bắc Kinh vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, một án tử hình đã được tiến hành một cách vội vã, bất chấp việc Toà án Tối cao đã ban hành thông báo sẽ xem xét lại trường hợp này. Nguyên nhân là họ cần nội tạng của tù nhân đó.
Để kiếm lợi bất chính, bệnh viện đã vội vàng cắt bỏ các nội tạng khi chúng “còn ở trong tình trạng tốt nhất”. “Các thẩm phán và các bác sỹ không có lương tâm đã biến các bệnh viện thành các cơ sở hành quyết và các khu vực kinh doanh nội tạng”, luật sư lên tiếng phản đối trên blog của mình. Trong vòng một ngày, thông điệp này đã được chuyển tiếp 18.000 lần, và có hơn một nửa số người để lại lời bình luận. Bài viết sau đó đã nhanh chóng bị xoá khỏi mạng Internet.
“Một người phải bị chết một cách kịp thời để kéo dài mạng sống của một người khác, điều này chỉ có thể xảy ra trong hệ thống cấy ghép mang tên tiến bộ và kim tiền của Trung Quốc”, tuần báo Times nhận xét. Nó cũng nhận xét rằng ĐCSTQ đã mổ cướp nội tạng các tù nhân trong một thời gian dài.
Các công ty dược phẩm phương Tây bị lôi kéo
Trong khi kiếm tiền của các bệnh nhân phương Tây bằng cách bán nội tạng cướp được từ việc giết chóc, ĐCSTQ cũng đã lôi kéo các công ty dược phẩm phương Tây: “Các công ty dược phẩm phương Tây giới thiệu một loại thuốc chống đào thải vào thị trường Trung Quốc, và tập trung vào nghiên cứu hoạt động cấy ghép. Khả năng rất cao là những nội tạng được sử dụng trong các thử nghiệm và nghiên cứu này đến từ các tử tù.
“Các bệnh viên phương Tây và các bác sỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các trung tâm cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, nhưng không bao giờ đưa ra bất kỳ câu hỏi nào. Các cố vấn phương Tây của chính quyền Trung Quốc theo dõi rất sát xu hướng thị trường ở Trung Quốc dưới cái cớ thúc đẩy những thay đổi trong hoạt động cấy ghép.
“Những chiếc xe vận tải được nhập khẩu từ phương Tây đã được sử dụng như những cơ sở hành quyết di động. Một đại lý xe hơi Trung Quốc đã quảng cáo trên mạng Internet về các thương hiệu xe nhập khẩu từ châu Âu với các camera giám sát dược phẩm và thiết bị tiêm chích, v.v. – một biểu tượng lạnh lùng của những bác sỹ bắt tay với các đao phủ.”
Các quan chức Trung Quốc cũng liên can
Bài báo cũng đề cập đến nghiên cứu của Vương Lập Quân: “Trung Quốc tích cực nghiên cứu làm cách nào để giết người bằng cách tiêm thuốc gây chết người mà không ảnh hưởng đến chất lượng của nội tạng.
“Năm ngoái, do một loạt các vụ bê bối chính trị, Vương Lập Quân đã bị kết án nhiều năm tù. Vương là cựu Giám đốc Sở Công an thành phố Cẩm Châu và đã có nhiều năm phụ trách một viên nghiên cứu tâm lý và pháp lý. Nhờ đã phát triển thành công một loạt các phương thức hành quyết, ông ta đã được trao tặng “Giải thưởng Quang Hoa vì những đóng góp xuất sắc mang tính đổi mới”.
“Trong bài phát biểu của mình, ông ta nói rằng ông ta đã phát minh ra một phương pháp bảo quản nội tạng mới để bảo quản nội tạng của các tù nhân bị giết bằng cách tiêm thuốc độc”.
“Ông ta cũng nói rằng tại thời điểm đó, ông ta đã sử dụng hàng ngàn cơ thể người trong các ‘thí nghiệm hành quyết’ của mình. Kết quả kiểm tra này đã khiến cho thế giới phải kinh hoàng.”
Cộng đồng y tế phương Tây bị thách thức
Bài báo đã thách thức cộng đồng y tế phương Tây: “Các bác sỹ đã đi ngược lại với các tiêu chuẩn y đức của mình. Trên giới tuyến mong manh giữa hợp tác và thông đồng, vô số các rắc rối đã khiến nhiều người có liên quan phải im lặng. Các câu hỏi được đặt ra là:
- Đạo đức đáng giá bao nhiêu?
- Đâu là cái đáy cho sự tham lam của các nhà nghiên cứu y học?
- Lợi nhuận thu được lớn đến mức nào?
- Nếu người phương Tây không muốn bàn tay mình bị nhuốm máu, đâu là điểm dừng đúng?
Bài báo cũng đề cập đến việc các bác sỹ Trung Quốc đã được huấn luyện đặc biệt trong các bệnh viện cũng như trong các trung tâm cấy ghép hàng đầu ở Đức: “Các bác sỹ Trung Quốc được đào tạo về các công nghệ y khoa của Đức, điều đó cho phép họ mổ cướp nội tạng từ các tử tù ở Trung Quốc và tiến hành các vi phạm nhân quyền.”
Bác sỹ Israel hành động
Ông Mordechai Shtiglits, 64 tuổi, sống cùng vợ của mình ở Petah Tikva, gần Tel Aviv, thành phố lớn thứ hai của Israel. Ông đã phải nhập viện tại Trung tâm Y tế Shab một năm rưỡi để đợi một quả tim trong vô vọng. Năm 2005, ông được đưa đến bệnh viện Trung Sơn, Thượng Hải.
Trong vòng một tuần, các bác sỹ phẫu thuật đã tìm được cho ông một quả tim rất trẻ. Người ta nói rằng người hiến tặng là một thanh niên 22 tuổi qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi.
Die Zeit phân tích: “Lập luận này không hề có sức thuyết phục. Mặc dù có tới 60.000 người Trung Quốc chết vì tai nạn giao thông mỗi năm, các bác sỹ không thể biết trước được rằng người nào sẽ chết vì tai nạn xe hơi. Ngoài ra, cho đến hôm nay, đất nước này vẫn chưa có một hệ thống hậu cần trung ương để nhanh chóng phân phối và vận chuyển nội tạng.”
Liên quan đến nguồn cung cấp nội tạng, bệnh viện thường được yêu cầu ghi lại thông tin chi tiết của những người hiến tạng. Nhưng thông báo đưa ra từ bệnh viện Trung Sơn chỉ có một vài dòng ngắn gọn: chẩn đoán nhập viện, các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc.
“Mọi người dân trên thế giới đều coi thường hành vi ăn cắp nội tạng từ các tử tù. Việc cấy ghép phải được tiến hành dựa trên cơ sở hiến tặng tự nguyện; với các tù nhân không có quyền tự do quyết định, ít nhất cũng phải theo quy định của Hiệp hội Y khoa Thế giới và Hiệp hội Cấy ghép Quốc tế. Nhưng điều này là quá xa vời với phong cách đạo đức bại hoại ở Trung Quốc.
“Nếu một bệnh nhân giàu có cần một nội tạng trong một thời gian nhất định, nếu chỉ chờ đợi cơ hội để có được một người hiến tạng phù hợp bị hành quyết một cách kịp thời thì không thể giải quyết vấn đề của anh ta được. ‘Quản lý nhà tù phải chủ ý lựa chọn và kiểm tra tình trạng sức khoẻ của tù nhân, bao gồm nhóm máu và hình thái mô và sau đó mới tiến hành. Tất cả điều này cần xảy ra khi khách du lịch đã đặt hàng vẫn còn ở Trung Quốc.’ Nhà đạo đức học nổi tiếng New York Arthur Caplan viết trong cuốn sách Tạng Nhà Nước: Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc vào năm 2012: “Điều này thực chất là giết người theo đơn đặt hàng!”
Ông Jakob Lavee là bác sỹ của Shtiglits, cũng là Trưởng Khoa Ghép tim tại Trung tâm Y tế Sheba. Ông tin rằng, là một bác sỹ, dĩ nhiên ông sẽ muốn bệnh nhận của mình có được sự điều trị tốt nhất, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.
Theo Die Zeit, ông Lavee đã tiếp tục giúp Shtiglits sau khi ông trở về từ Trung Quốc. Chuyên gia tim mạch rất hài lòng về tiến trình mà Shtiglits đã làm, nhưng đồng thời cũng lo ngại về việc kéo dài cuộc sống của một người bằng cách giết chết một người khác.
Một phần lớn chi phí cấy ghép tim ở Trung Quốc của Shtiglits được chi trả bởi công ty bảo hiểm y tế của ông ấy. Với sự nỗ lực và kiên trì của Lavee, năm 2008, Israel đã thông qua một đạo luật về cấy ghép, trong đó quy định rằng bất cứ khiếu nại cho các ca phẫu thuật cấy ghép nào được thực hiện ở một quốc gia cho phép buôn bán nội tạng sẽ không được bồi thường bởi các công ty bảo hiểm y tế.
Kể từ khi luật này được ban hành, về cơ bản không có người Israel nào bay sang Trung Quốc để ghép tạng nữa. Trên mạng internet, ông Lavee đã bị nguyền rủa như là vật chướng ngại ngăn chặn các bệnh nhận đến Trung Quốc. Ông Lavee nói rằng: “Đối mặt với lời buộc tội này, tôi cảm thấy rất tự hào”.
Các bằng chứng gia tăng
Từ năm 1999 đến năm 2007, thị trường cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã phát triển nhảy vọt. Vào năm 2003, con số cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đột nhiên tăng vọt theo cấp số nhân. Từ năm 2003 đến năm 2006, đã có một sự bùng nổ trong ngành du lịch ghép tạng ở Trung Quốc. Trong năm 2007, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một quy định cấm việc buôn bán nội tạng.
Ở Đức, cộng đồng đã rất chú ý đến các bài viết về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.
Bài viết của Die Zeit bình luận về sự che đậy cường điệu của ĐCSTQ: “Đôi khi chính quyền Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch tiêu diệt phương tiện truyền thông quảng cáo: Ví dụ như, trong một cuộc biểu diễn phô trương vào tháng 08 năm 2012, cảnh sát Trung Cộng đã bắt giữ 137 cơ quan bị tình nghi mua bán nội tạng, bao gồm 18 bác sỹ. Trong khi đó, các trang web chính như chinahealthtoday.com, placidway.com, và novasans.com công khai quảng cáo các hướng dẫn về bệnh viện và trung tâm y tế cho khách du lịch khắp nơi ở Trung Quốc. Còn nhà nước? Về cơ bản là nó để cho các cơ quan đứng đằng sau các quảng cáo này được yên”.
Trong những năm qua, luật sư nhân quyền nổi tiếng, ông David Matas và nguyên Quốc vụ khanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương [David Kilgour] đã độc lập tiến hành điều tra, thu thập một số lượng lớn bằng chứng cụ thể về việc các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc.
Những bằng chứng này buộc giới truyền thông phương Tây phải đối mặt với sự thật: Ở Trung Quốc, “bộ máy nhà nước không cấm buôn bán nội tạng”.
Bài viết của Die Zeit chỉ ra rằng báo cáo của ông Matas và Kilgour đã phơi bày những gì mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng, họ không bị kết án tử hình, nhưng bị giết hại bởi vì nội tạng của họ phù hợp với một số bệnh nhân nhất định.
Trong phần trình bày về hoàn cảnh của các học viên Pháp Luân Công, ông Matas và Kilgour đã rất chu toàn. Họ thu thập các bằng chứng từ những học viên, chẳng hạn như các bài kiểm tra y tế khác nhau mà họ đã phải trải qua trong thời gian bị giam giữ và thông tin về những người đã biến mất hoặc những thi thể đã được tìm thấy với các nội tạng bị mất tích.
Họ còn phỏng vấn các bệnh nhân nước ngoài đã đến Trung Quốc để cấy ghép thận và gan. Họ thậm chí đã phỏng vấn những tòng phạm tham gia vào các ca phẫu thuật mổ cướp nội tạng.
Họ cũng ghi lại cuộc trò chuyện qua điện thoại với các trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc đại lục, nơi các nhà điều tra đóng giả là bệnh nhân hoặc thân nhân của bệnh nhân để hỏi về nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Các học viên Pháp Luân Công được coi là những người hiến tạng thích hợp nhất
Các học viên Pháp Luân Công được coi là những người có nội tạng hiến tặng phù hợp nhất bởi vì hầu hết các tội phạm khác đều bị nhiễm siêu virus viên gam B.
Một cuộc điện thoại được ghi lại ở bệnh viện Trung Sơn vào tháng 03 năm 2006, bốn tháng sau khi ông Shtiglits được cấy ghép tim. Người gọi muốn biết liệu họ có thể có được nội tạng của các học viên Pháp Luân Công không. Bác sỹ ngay lập tức trả lời: “Ở đây chúng tôi chỉ sử dụng nội tạng của họ.”
Các cáo buộc của hai điều tra viên người Canada “không chỉ là những điều tra kỹ lưỡng mà còn vô cùng quan trọng”, ông Manfred Nowak, một giáo sư luật quốc tế tại Đại học Vienna cho biết. Cho đến năm 2010, ông là Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tra tấn.
Ông nói rằng có một thực tế quan trọng là sự gia tăng về số lượng các ca phẫu thuật cấy ghép ở Trung Quốc trùng hợp chính xác với sự leo thang của các cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Chính quyền Trung Quốc cần được yêu cầu tiết lộ nguồn gốc thật sự của các nội tạng
Thay mặt cho Liên hợp quốc, ông Nowak yêu cầu chính quyền Trung Quốc tiết lộ nguồn gốc thật sự của tất cả các nội tạng đã được cấy ghép. Ông Nowak nói rằng ĐCSTQ thường bác bỏ những chỉ trích với thủ đoạn “tuyên truyền” quen thuộc, nhưng không bao giờ bác bỏ được những sự thực này.
Die Zeit cũng chỉ ra rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã đọc báo cáo của ông Matas và ông Kilgour, bao gồm cả những tài liệu hỗ trợ. Sau đó, một phần tư các thành viên của Hạ viện đã ký vào một lá thư gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, yêu cầu Hội đồng Nhà nước công bố tất cả các thông tin đang nắm giữ về “sự lạm dụng cấy ghép nội tạng kinh hoàng” của ĐCSTQ.
Trong kết luận của mình, bài viết đề cập đến một học viên Pháp Luân Công người Đức, bà Lưu Vĩ, người đã bị đánh đập và bị cấm ngủ trong thời gian bị bắt giữ bất hợp pháp tại một trại lao động ở Trung Quốc. Bà và các học viên khác đã phải chịu sự kiểm tra y tế của mười cảnh sát và mười bác sĩ. Chỉ duy nhất các học viên Pháp Luân Công là bị kiểm tra.
Họ đã thử máu của bà và đã siêu âm tất cả các bộ phận cơ thể của bà. Các bác sĩ cũng hỏi bà là liệu bà có bất kỳ bệnh di truyền nào không. Có tổng cộng năm hoặc sáu cuộc kiểm tra như vậy, nhưng bà không bao giờ được đưa lại kết quả xét nghiệm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/24/德国《时代周刊》揭露中共活摘器官-271303.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/3/138744.html
Đăng ngày 09-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.