Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-02-2013] Cổ nhân Trung Quốc có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Một số người tại Trung Quốc không thể phân biệt tốt xấu bởi vì họ bị bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lừa dối và tẩy não hơn 60 năm qua.

Do không biết sự thật, họ tham gia theo cách bị động hoặc chủ động vào cuộc đàn áp phi pháp các học viên Pháp Luân Công và cuối cùng nhận nghiệp báo. Một bộ phận những người khác thì lắng nghe học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng. Họ đối xử tốt với các học viên Pháp Luân Công và kết quả là họ mang đến thiện duyên cho chính bản thân mình. Dưới đây là các ví dụ của hai vị hiệu trưởng từ miền Nam, những người có hai kết cục trái ngược nhau.

Vị hiệu trưởng thứ nhất

Tạ Gia Thành là Hiệu trưởng Trường dạy nghề quận Hữu Giang (trước đây gọi là Trường cấp 3 thành phố Bách Sắc), thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây.

Vào tối ngày 02 tháng 08 năm 2004, ông Tạ đưa các sĩ quan cảnh sát Hoàng Chí Phong, Hoàng Nghị, Hoàng Triệu Cường, Hoàng Hán Quyền, Dương Nghị, Lô Mẫn Trì và Đàm Bân từ Đồn cảnh sát quận Hữu Giang thuộc Sở cảnh sát Bách Sắc đến nhà ông Hà Trí, một giáo viên ở Trường cấp 3 thành phố Bách Sắc và là học viên Pháp Luân Công. Ông Tạ gõ cửa và ông Hà ra mở cửa. Sau đó cảnh sát xông vào và lục soát nhà của ông Hà. Họ bắt ông ấy một cách trái phép và tòa án quận Hữu Giang kết án ông 08 năm tù. Ông Hà Trí sau đó bị tra tấn đến chết trong nhà tù Lê Đường tỉnh Quảng Tây vào ngày 08 tháng 04 năm 2009.

Ngay sau khi ông Hà Trí bị kết án, Hiệu trưởng Tạ mắc bệnh ung thư phổi. Một số người nói với ông ta rằng hiện ông ta đang chịu quả báo vì những gì đã làm. Họ nói với ông ấy sự thật về Pháp Luân Công và ông ấy vô cùng hối hận. Mặc dù sức khỏe yếu, ông ấy đã đi một đoạn đường dài bằng xe buýt và đến thăm ông Hà trong tù. Ông Tạ khóc khi nhìn thấy người đồng nghiệp của mình đang bị bức hại trong tù những ông không thể làm gì được.

Vài tháng sau, sức khỏe của ông Tạ ngày càng xấu đi và ông ấy không thể ngồi dậy. Những người bạn của ông là học viên Pháp Luân Công bảo ông hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân  -Thiện – Nhẫn hảo” nhằm giảm bớt đau đớn. Ông ấy nói rằng ông cảm thấy rất hối tiếc và có tội, và rằng ông không xứng đáng với những câu này. Ông ấy tiếp tục nói với chính mình “Tại sao lão Giang (ám chỉ Giang Trạch Dân) lại phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công?”

Một số người kể cho ông những trải nghiệm cá nhân của mình về việc họ hồi phục các bệnh hiểm nghèo sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Họ đề nghị ông hãy thử xem sao. Họ nói với ông ấy rằng Pháp Luân Công là Đại Pháp tu luyện của Phật gia với các nguyên lý cốt lõi là Chân – Thiện – Nhẫn và có các kết quả tuyệt vời trong chữa bệnh và giữ cân bằng. Ông ấy rất sợ ĐCSTQ và cũng cảm thấy rất có lỗi về trường hợp ông Hà. Ông không chọn Pháp Luân Công mặc dù biết trong tâm mình rằng Pháp Luân Công là tốt. Ông qua đời không lâu sau đó.

Vị hiệu trưởng thứ hai

Lý Minh (biệt danh nhằm bảo đảm an toàn của ông) cũng là một hiệu trưởng ở phía Nam Trung Quốc. Trong trường của ông có một vài học viên Pháp Luân Công. Ông biết họ tốt và cảm động vì lòng tốt và các tiêu chuẩn đạo đức cao của họ. Khi những nhân viên từ Phòng 610 và Sở An ninh công cộng đến trường, ông đã báo cho các học viên biết và che giấu họ an toàn. Khi các học viên bị bắt, ông giúp các thành viên gia đình họ giải cứu những học viên này. Khi các học viên bị đối xử bất công về tài chính, ông đến gặp cấp trên của mình và cố gắng giúp đỡ họ.

Trưởng Phòng 610 địa phương và Bí thư Đảng của Ủy ban chính trị và pháp luật triệu tập ông Lý và nói: “Có quá nhiều học viên Pháp Luân Công ở trường của ông. Tại sao ông không báo cáo họ? Ông vẫn muốn làm hiệu trưởng chứ?” Ông cố giải thích, nói: “Các học viên Pháp Luân Công trong trường chúng tôi rất tốt và hoàn thành tốt công việc. Mỗi một người trong số họ là một giáo viên chuẩn mực. Sự hoạt động của trường phụ thuộc vào họ. Các ông bảo tôi phải làm gì?”

Trên đường về nhà, ông Lý luôn nghĩ: “Nếu họ không để mình làm hiệu trưởng, thì mình sẽ ra đi. Mình sẽ không bao giờ bức hại những học viên đó. Mình sẽ không làm bất cứ việc gì trái với lương tâm.” Không bao lâu sau ông Lý bị cách chức hiệu trưởng ở trường, song ông được đề bạt vào trưởng bộ phận và cũng rất thành công trong hoạt động kinh doanh.

Ông ấy cảm thấy rằng phải có lý do cho vận mệnh tốt của mình và hỏi một học viên về điều đó. Người học viên nói: “Ông có biết câu ‘Thiện hữu thiện báo’ không? Ông đối xử tốt với các học viên Pháp Luân Công và bảo vệ họ. Đó là hành động tốt và ông được thiện báo.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/4/两位校长的不同命运-268761.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/2/19/138200.html

Đăng ngày 05-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share