Hướng nội tìm ở bản thân, vượt qua quan nạn gia đình
Bài viết của đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi
[MINH HUỆ 13-06-2025] Tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi. Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi rất cứng đầu, cha mẹ thường gọi là “con bò cứng đầu”, chỉ cần tôi đã xác định điều gì, bất kể đúng sai, dẫu cho tám con bò cũng không kéo tôi lại được; khi gặp điều không vui, tôi sẽ nổi giận. Sau đó, tôi mở cửa hàng kinh doanh, tôi đã đặt nặng vấn đề lợi ích, lại còn học được cách nói dối, khéo léo xử lý mọi tình huống, trở thành người khôn ngoan giữa người thường.
Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi mới nhận ra mình trước đây thật sự ích kỷ và xấu xa đến nhường nào. Tôi bắt đầu tu tâm theo Pháp của Sư phụ. Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi tuân theo lời giảng của Sư phụ: “Giao dịch công bằng, giữ tâm cho chính” (Chuyển Pháp Luân). Tôi đã xem nhẹ lợi ích, không còn nói dối nữa, khi bán hàng thì không còn lươn lẹo giống như trước đây, một là một, hai là hai, và tôi không bao giờ nói điều gì không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện.
Sau khi tu luyện, tôi trở nên ổn định hơn, nhưng về phương diện tính khí bướng bỉnh của mình thì tôi vẫn luôn chưa làm được tốt. Tôi bèn tăng cường học Pháp và dùng Pháp để kiểm tra bản chất thực sự của “tính bướng bỉnh” của mình: tâm tranh đấu, tâm oán hận, giữ thể diện, bất thiện, bất nhẫn, cái tôi mạnh mẽ, văn hóa Đảng nghiêm trọng… Tôi quyết tâm tu bỏ “tính bướng bỉnh” của mình, nhưng khi sự việc đến thì tôi lại luôn phạm phải những lỗi cũ, trong tâm cảm thấy rất ân hận, cảm thấy có lỗi với sự từ bi và khổ độ của Sư phụ.
Sau này tôi lập gia đình. Vợ tôi tính khí nóng vội, còn tôi thì vốn chậm rãi. Khi tôi làm việc gì mà cô ấy không vừa ý thì cô ấy sẽ nổi giận, giọng cô ấy to hơn cả giọng tôi, khi “tính bướng bỉnh” của cô ấy xuất hiện thì nó còn bướng hơn cả tôi. Trong thâm tâm tôi biết rằng không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên, đây nhất định là đến để trừ bỏ “tính bướng bỉnh” của tôi. Vợ là tấm gương phản chiếu chính bản thân tôi! Tôi phải nhanh chóng trừ bỏ những chấp trước này, giữ vững tâm tính, vượt qua từng quan. Nhưng nói thì dễ, làm thì khó, và tôi vẫn nhiều lần làm không tốt.
Vợ chồng tôi có phân công lao động, tôi chủ yếu phụ trách công việc kinh doanh, việc nhập hàng, bán và giao hàng là do tôi phụ trách. Vợ tôi chủ yếu phụ trách việc nhà, chăm sóc con cái, v.v. khi công việc kinh doanh bận rộn, cô ấy cũng giúp đỡ tôi. Hàng ngày tôi đều tranh thủ thời gian để làm ba việc, có những lúc thời gian không đủ, chỉ có thể “tăng ca” vào ban đêm.
Một ngày nọ, vì một chuyện vặt vãnh mà vợ tôi đột nhiên nổi giận với tôi. Cô ấy kêu ca một tràng dài, sau đó lớn tiếng nói: “Hôm nay anh phải đưa ra lựa chọn: Anh cần Đại Pháp hay anh cần cái gia đình này?” Tôi tự nghĩ: “Cô thật vô lý khi cứ bận tâm về một vấn đề nhỏ nhặt mãi bao lâu nay không ngừng? Nếu là trước kia, tôi đã sớm phản ứng rồi. Thôi đành bỏ qua, tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cần phải có phong thái cao, tôi sẽ không cãi vã tranh luận với cô làm gì”. Tôi bình tĩnh nói với cô ấy: “Tôi muốn cả hai. Tôi sẽ cân bằng tốt hai phương diện này và sẽ làm thật tốt”. Không ngờ, cô ấy lại càng tức giận hơn, như thể mất hết lý trí, ném sách Đại Pháp và từng tờ “Tuần báo Minh Huệ”, làm chúng văng tung tóe khắp phòng, miệng thì không ngừng la hét: “Tôi thấy anh cái gì cũng muốn! Tôi thấy anh cái gì cũng muốn!…” Tôi tức đến mức muốn nổ tung, đúng lúc muốn nổi giận, thì đột nhiên tôi ý thức được rằng mình là người tu luyện, phải nhẫn! Trong tâm tôi không ngừng nhẩm niệm đoạn Pháp:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Tinh tấn yếu chỉ – Thế nào là nhẫn)
Vợ thấy tôi không phản kháng, nhưng cũng không bỏ cuộc, nên cô ấy cầm mấy quyển sách Đại Pháp đi ra ngoài, ném xuống đường. Tôi vội vã chạy ra dùng hai tay ôm cô ấy đẩy vào trong phòng, vì dùng lực quá mạnh, nên đã đẩy cô ấy ngã xuống đất. Tôi lập tức nhận ra rằng mình đã không làm được đến mức nhẫn chân chính và thiện của người tu luyện, tôi vội vàng tiến về phía trước và đỡ cô ấy dậy, tôi nói: Vợ à, anh xin lỗi, anh đã lỡ tay mất rồi. Cô ấy trợn mắt nhìn tôi, vừa đánh vừa mắng. Trông thấy cô ấy ném sách Đại Pháp đầy ở phòng, tôi đã bật khóc, tôi thấy mình đã tu luyện không tốt, không bảo vệ tốt sách Đại Pháp, tôi vừa nhặt sách lên vừa khóc và nói với vợ rằng: “Anh học Đại Pháp để làm người tốt có gì sai không? Chỉ là hiện tại anh tu luyện chưa tốt. Anh sai rồi, em có thế trực tiếp chỉ ra, em có thể cáu giận anh cũng được, nhưng không được làm tổn hại sách Đại Pháp. Vợ à, việc này nhất định không được lặp lại nữa, thiện đãi Đại Pháp đắc phúc báo!”
Sau khi sự việc được giải quyết, buổi tối khi ngồi đả tọa, tôi đã hướng nội tìm, và phát hiện rằng mình rất ích kỷ, tôi chỉ quan tâm đến việc học Pháp và luyện công, không nghĩ đến sự vất vả của vợ, đây là bất Thiện; trong mâu thuẫn thì xung đột, tức giận, không đạt được Nhẫn; bình thường khi vợ tức giận với tôi, biểu hiện bề mặt là tôi sẽ lắng nghe, nhưng trong tâm thì phẫn nộ bất bình, không đạt đến yêu cầu của chữ Chân. Tôi đã không chân tu, thực tu! Tôi quyết tâm từ nay trở đi sẽ dựa theo Pháp của Sư phụ để làm và thực sự coi mình là một người luyện công.
Tôi nói được và làm được, tôi thường dành thời gian giúp vợ làm việc nhà và đưa con đi học khi rảnh rỗi. Trong khi luyện công vào buổi sáng, tôi nấu cháo và đun nước để cô ấy có thể ngủ thêm một chút. Vợ tôi rất hay thèm ngủ, vì vậy mỗi ngày sau bữa trưa, tôi đều để cô ấy ngủ trưa trong khi tôi học Pháp và trông coi cửa hàng. Tôi luôn nghĩ cho cô ấy, không sợ khổ không sợ mệt. Đôi khi cô ấy tức giận, tôi không nói một lời nào. Sau sự việc, vợ tôi thường nói rằng: Em vừa mắng anh, sao anh cứ như khúc gỗ vậy? Tôi nói: Những gì em nói, một câu anh cũng không nghe thấy, tôi đọc đoạn giảng Pháp của Sư phụ cho cô ấy nghe: “Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui” (Tinh tấn yếu chỉ – Cảnh giới). Cô ấy nghe rồi mỉm cười.
Tôi niệm Pháp của Sư phụ trong tâm và lấy Pháp làm tiêu chuẩn để yêu cầu chính mình: “Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”. (Tinh tấn yếu chỉ – Phật tính vô lậu). Khi tôi dùng tâm từ bi để đối đãi với vợ, đối đãi với hết thảy mọi thứ trên thế gian, thì vợ tôi cũng đã thay đổi: trước đây, buổi tối khi tôi ra ngoài phát tài liệu, thì cô ấy luôn phản đối, ban đêm trở về nhà, phải đợi rất lâu mà cô ấy không ra mở cửa. Bây giờ khi tôi đi phát tài liệu, trước khi đi cô ấy luôn dặn dò tôi: tối nay phát mà không hết thì để ngày mai phát nhé, đi sớm về sớm. Khi trở về nhà, chỉ cần gõ cửa là cô ấy lập tức ra mở ngay. Có lúc ở cửa hàng, tôi giảng chân tướng, khuyên tam thoái cho khách, cô ấy còn hỗ trợ tôi nói thêm, trước đây thì cô ấy đặc biệt phản cảm với việc này.
Tu luyện thật sự là kỳ diệu! Trước đây khi vượt quan nạn trong gia đình, tôi cảm thấy vợ mình là chướng ngại trên con đường tu luyện của tôi, bây giờ quan niệm tư tưởng của tôi đã thay đổi, tôi thấy vợ mình là bước đệm trên con đường tu luyện của tôi. Sự đề cao tâm tính của tôi đều là nhờ vợ tôi vất vả phó xuất. Cô ấy là ân nhân trên con đường tu luyện của tôi! Tôi thực sự muốn cảm ơn vợ mình, cũng xin cảm tạ Sư phụ đã vất vả an bài!
Một chút thể hội tu luyện của cá nhân, nếu có điểm nào không dựa trên Pháp, mong được các đồng tu từ bi chỉ chính.
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/6/13/向内找修自己-走出家庭难关-495585.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/7/2/228706.html