Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 04-05-2025] Trong một năm vừa qua, tôi dụng tâm học Pháp, trong nửa năm đã học thuộc “Chuyển Pháp Luân” hai lần, lần đầu học trong hơn ba tháng, lần thứ hai hơn hai tháng. Cảm giác hòa tan trong Pháp thật tốt, càng học thuộc càng muốn học.

Học Pháp là để đề cao, đằng sau Pháp có cơ chế và nhân tố chỉ đạo tu luyện, khảo nghiệm tâm tính, đề cao tầng thứ, và tăng công. Mà gần đây hình thức khảo nghiệm tâm tính và chuyển hóa nghiệp lực của tôi phản ánh trong gia đình ─ma sát với chồng ─ thường xuyên đột ngột xảy ra. Lấy một ví dụ:

Một hôm, chồng tôi vừa đặt điện thoại xuống liền nói với tôi: Chủ nhật này con trai và con dâu sẽ đến ăn trưa. Thế là, sáng chủ nhật tôi đã chuẩn bị các món, gồm: thịt hầm, cá nướng, món nóng, món nguội, bận tối mặt. Vì bếp nhỏ nên phải xếp nồi niêu xoong chảo chồng lên nhau, lấy cái này thì vướng cái kia, lấy cái kia thì kẹt cái này. Tôi bèn gọi chồng đến giúp lấy ra mấy thứ đồ không dùng đến và để ra chỗ khác, tôi gọi một câu không thấy trả lời, chờ mãi không thấy. Mọi khi tôi gọi ông ấy giúp, thì không phải ông ấy không nghe thấy mà là đang chơi điện thoại, hoặc là đánh bài, hoặc lướt Tiktok chưa muốn đặt xuống ngay, ngày nào cũng vậy. Nhưng đằng này tôi cũng đang đợi, nồi dầu đang bốc khói, hành còn chưa thái! Gấp quá không thể đợi được, tôi bực mình gọi ông ấy, miệng còn lẩm bẩm. Lúc này, ông ấy vào, đứng từ ngoài cửa đã lớn tiếng chất vấn: “Bà không nói nhẹ nhàng được à?” Ông ấy nói đi nói lại hai lần, còn hùng hổ dọa dẫm. Trong tâm tôi bất bình, bản thân tôi bận tối mắt tối mũi, ông ấy ở nơi sóng yên biển lặng chẳng những không giúp, mà còn soi mói, tôi liền không phục nói lại một câu: “Không được.” Thế là xong rồi! ông ấy sải bước tới trước mặt tôi, giơ cánh tay lên và nói: “Tôi tát bà bây giờ, bà tin không?” Còn chỉ vào mũi tôi đe dọa, nạt nộ: “Bà nói thêm một câu nữa xem!” Lúc này, tôi không nói được câu nào, thậm chí không dám nhìn thẳng vào mắt ông ấy, không ngờ ông ấy có thể tức giận như vậy, nổi đóa lên đến thế. Cáu giận một trận xong, ông ấy bỏ đi, tôi tiếp tục nấu nướng. Đến trưa, con trai và con dâu về nhà ăn cơm, mọi sự lại bình thường.

Trên bề mặt tôi đã “Nhẫn” được, nhưng trong tâm vẫn không buông xuống được, vì thế mà sản sinh tâm oán hận và tâm ủy khuất với chồng. Đột nhiên, tôi nghĩ đến lời hứa của ông ấy với tôi, mấy tháng trước ông ấy mắc bệnh, đi lại khó khăn, lại còn bị tiêu chảy, tôi liên tục phải dọn phân, dọn nước tiểu, lau rửa cho ông ấy, ban đêm cũng phải nhiều lần dậy chăm sóc, thực sự rất mệt mỏi. ông ấy xúc động nói: “Bà cũng ngoài 70 tuổi rồi, sau này tôi sẽ đối xử với bà tốt hơn nữa.” Khi ấy, tôi không để ý lời này, người tu luyện là phải làm để tốt cho người khác, không mưu cầu hồi báo, huống hồ là người nhà của mình. Tâm ủy khuất nổi lên, làm tôi nhớ đến cái ‘tốt hơn nữa’ ấy.

Mấy ngày qua, tôi không muốn bước vào phòng ông ấy, chẳng buồn ngồi nói chuyện vài câu với ông ấy như mọi ngày, trong tâm đã có khoảng cách, thậm chí nghĩ cực đoan: Nếu không phải là người tu luyện, tôi sẽ không để yên cho ông ấy! Ai sợ ai chứ? Sao mà chịu được nỗi ấm ức thế này, nuốt giận vào trong.

Sau khi bình tĩnh lại, nhớ đến Pháp lý chuyển hóa nghiệp lực và nhất cử tứ đắc. Ồ! Sư phụ thấy tôi học thuộc Pháp tốt, cần đề cao rồi, nên cấp cho tôi một cơ hội khảo nghiệm tâm tính để tăng công, là việc tốt. Sự hung hãn thô bạo của ông ấy chỉ là bề ngoài, thực chất là giúp tôi đề cao. Ông ấy vậy cũng chẳng dễ gì, nên cảm ơn ông ấy mới phải.

Ma sát lần này đã bộc lộ ra tâm oán hận, tâm ủy khuất, và tâm tranh đấu của tôi, còn có chấp trước vào tình thân. Có những nhân tâm này, thì đừng nói đến “Nhẫn”, Nhẫn chân chính là thuần chính, không mang theo nhân tâm.

Khi tôi tìm ra những thiếu sót của bản thân, đề cao lên từ Pháp lý, chồng tôi cũng thay đổi, luôn chủ động vào bếp giúp tôi quét dọn, ăn cơm xong thì dọn dẹp bát đũa, nhắc tôi đến giờ phát chính niệm như thường lệ, hai chúng tôi đã tiêu trừ gián cách trong tâm.

Bởi vì Nhẫn là tốt đẹp, không phải là khi không vượt quan được thì nghĩ kiểu như nuốt giận vào trong, cam chịu nghịch cảnh. Nhẫn là sự thăng hoa tư tưởng, đề cao cảnh giới, đồng thời cũng là đề cao công. Vậy nên người tu luyện khi chân chính làm được Nhẫn, thì sẽ tiến một bước trên con đường phản bổn quy chân. Bình thường khi giảng chân tướng cũng giảng cho người ta về sự tốt đẹp của Chân-Thiện-Nhẫn. Nhẫn có thể hóa giải mâu thuẫn, kết thúc oan oán, trả hết nợ nghiệp. Nhẫn có thể hòa khí sinh tài, gia hòa vạn sự hưng [gia đình hòa thuận thì mọi việc đều tốt đẹp].

Đệ tử Đại Pháp là tu “Chân-Thiện-Nhẫn”, là người thực hành Chân-Thiện-Nhẫn, đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. Nội hàm khoan dung và nhẫn nại sẽ mang đến cho gia đình và xã hội hòa thuận và phúc lành, thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.

(Phụ trách biên tập: Hồng Dương)

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/4/493197.html

Bản tiếng ông ấy: https://en.minghui.org/html/articles/2025/6/14/228492.html