— Kỷ niệm 30 năm ngày quyển sách ‘Chuyển Pháp Luân’ xuất bản, các học viên Đài Loan bày tỏ lòng cảm ân

[MINH HUỆ 20-02-2025] (Bài viết của phóng viên Minh Huệ Hạ Quân, Điền Huệ tại Đài Loan phỏng vấn báo cáo)

Ngày 4 tháng 1 năm 1995, buổi kỷ niệm đầu tiên xuất bản quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, tác phẩm chủ yếu của Pháp Luân Đại Pháp, đã được tổ chức tại giảng đường của Đại học Công an Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong 30 năm qua, quyển sách “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch sang 50 ngôn ngữ, hàng trăm triệu người đã đọc, phần lớn trong số họ đọc thường xuyên, thậm chí đọc hàng nghìn lần. Quyển sách quý này mang đến cho người học luyện trí huệ, dũng khí, giúp họ vượt qua khó khăn, tìm thấy ý nghĩa nhân sinh, trở thành người tốt hơn. Dưới đây là chia sẻ của một số học viên Pháp Luân Công từ miền Trung Đài Loan.

Ngộ được ý nghĩa sinh mệnh, nhảy thoát khỏi bùn lầy trầm cảm

Cô Hoàng Vân Quân, hiện đang làm việc trong ngành truyền thông và sống tại Chương Hóa, năm 2010 khi còn là sinh viên đại học, cô đã biết đến Pháp Luân Công qua sự giới thiệu của bạn học. Khi lần đầu tiên đọc quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân”, cô nhận ra ý nghĩa sinh mệnh mà cô tìm kiếm bấy lâu cuối cùng đã có lời giải đáp.

Thời trung học phổ thông, vì tự ti trong học tập và các mối quan hệ xã hội, cô Vân Quân tích lũy rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, từng cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa và nảy sinh niệm đầu muốn tự kết liễu đời mình. Vì muốn tìm kiếm ý nghĩa sinh mệnh, cô Vân Quân đã tìm hiểu các tôn giáo khác nhau, nhưng vẫn luôn không tìm thấy câu trả lời thực sự. Cho đến khi cô đọc quyển sách “Chuyển Pháp Luân”.

Cô Vân Quân vui mừng nói: “Tôi rất may mắn tìm được câu trả lời – chúng ta đến từ thiên thượng, mang theo sứ mệnh giáng sinh xuống nhân gian. Tuy nhiên, nhân gian là một thế giới đầy mê hoặc, chỉ khi tìm thấy chiếc thang lên trời (thông qua) tu luyện, mới có thể phá mê. Chiếc thang lên trời này chính là Chân-Thiện-Nhẫn mà Pháp Luân Đại Pháp chỉ dạy.” Khi bạn dọc theo chiếc thang lên trời mới có thể trở về nhà trên thiên thượng.

Đặc biệt là Pháp lý “được và mất” trong sách, đã giải thích rõ mâu thuẫn giữa người với người, bất kể là lục đục đấu đá lẫn nhau, hay ma sát tâm tính gây ra thống khổ, đều là đang chuyển hóa nghiệp lực của bản thân, giải quyết quan hệ nhân duyên. Cô Vân Quân đã liễu giải được những mối quan hệ này, sau đó nhìn lại những gì mình đã trải qua, và cô đã buông bỏ được. Cứ như vậy, cô Vân Quân đã vượt qua được giai đoạn cực kỳ u uất vì những vấn đề trong các mối quan hệ.

Gần 15 năm qua, mỗi ngày cô Vân Quân đều dùng (giá trị) nhân sinh quan trong sách “Chuyển Pháp Luân” chỉ dạy để đối diện với thế giới, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời đều nhận được chỉ dẫn, càng thêm kiên định và bình tĩnh đối diện với những khảo nghiệm của sinh mệnh.

Quyển sách “Chuyển Pháp Luân” chỉ dẫn vượt thoát khỏi con người, hướng tới Thần

Cô Từ Ngọc Yến, đảm nhiệm vị trí quản lý cấp cơ sở trong một doanh nghiệp nhà nước, đã tu luyện Đại Pháp hơn 20 năm. Vì một đoạn trong sách “Chuyển Pháp Luân” mà bước trên con đường tu luyện, từ đó đã thay đổi tính cách tự ti của cô, cũng thay đổi thái độ đối diện với cuộc sống.

Trước 40 tuổi, cô Ngọc Yến cảm thấy “nhân sinh rất khổ”. Điều này bắt nguồn từ việc cô sinh ra ở nông thôn, đông anh chị em, gia cảnh khó khăn, bản thân là con gái lớn trong nhà, cô thường xuyên phải giúp đỡ công việc đồng áng. So với bạn bè cùng trang lứa, cô lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, khiến cô cảm thấy cuộc sống rất khó nhọc, và dưỡng thành tính cách tự ti.

Năm 2001, nhờ sự giới thiệu của chồng, cô bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, trong sách nói rằng, tu luyện có thể cải biến nhân sinh, cô Ngọc Yến nghĩ: “Có thể cải biến vận mệnh của con người, có thể thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, đây chẳng phải là điều mình mong muốn sao?” Thế là cô bắt đầu tu luyện Đại Pháp.

Người xưa có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.” Nhưng cô Ngọc Yến nhìn lại hơn 20 năm tu luyện, đã chứng kiến “sức mạnh của Đại Pháp, thực sự có thể cải biến con người”. Quyển sách “Chuyển Pháp Luân” làm sáng tỏ ý nghĩa của vũ trụ, sinh mệnh, chỉ dạy người tu luyện làm thế nào hướng nội tìm, tu tâm tính, đề cao bản thân trong cuộc sống. Những điều này đã thay đổi quan niệm vốn có của cô, định hình lại giá trị quan của cô.

Sau khi minh bạch những đạo lý này, giờ đây, cô càng có thể thản đãng đối diện với những vấn đề và khó khăn gặp phải trong cuộc sống, chuyển hóa cảm xúc tiêu cực, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, khả năng chịu đựng áp lực cũng lớn hơn. Cô nói: “Sức mạnh từ Pháp khiến cho quyết tâm thay đổi bản thân càng lớn hơn”. Tính cách tự ti của cô cũng tự nhiên biến mất.

Cùng với việc không ngừng đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, và không ngừng thực hành Pháp lý trong cuộc sống, cô Ngọc Yến hiểu rằng, đây không chỉ là con đường có thể cải biến vận mệnh, mà còn có thể siêu thoát khỏi cảnh giới người thường, hướng tới Thần.

Trở thành một người tốt hơn, tâm hồn rộng mở hơn

Kiến trúc sư Trần Minh Nam, năm 2009 nhờ sự giới thiệu nhiệt tình của bạn học mà bắt đầu học luyện Đại Pháp. Anh nhận thấy tu Đại Pháp có thể khiến tâm cảnh bình tĩnh hơn, tâm hồn rộng mở hơn, vì vậy anh tự nhủ bản thân phải kiên trì không giải đãi, chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, làm một người tốt nhất.

Trước đây anh Minh Nam tự cho rằng mình là người biết phân biệt rõ đúng sai, tốt xấu, cảm thấy làm người nên giữ tâm tốt, làm việc tốt. Tuy nhiên, sau khi đọc quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân” mới biết rằng như vậy vẫn chưa đủ, người tốt thực sự có tiêu chuẩn cao hơn, phải dùng tiêu chuẩn cao này để đo lường mọi việc gặp phải.

Thông qua Pháp lý được trình bày trong quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân”, anh Minh Nam hiểu rằng rất nhiều sự việc đều có quan hệ nhân duyên, vì vậy khi nhìn nhận sự việc có thể rõ ràng thấu đáo hơn nữa. Trong công việc, trong đối nhân xử thế, anh yêu cầu bản thân tận tâm tận lực làm tốt, tùy kỳ tự nhiên, không cưỡng cầu kết quả. Gần đây, anh gặp phải trở ngại trong công việc, chính là dựa vào Pháp lý trong sách “Chuyển Pháp Luân” mà thản đãng đối diện.

Trong một dự án thiết kế của anh Minh Nam, do công ty xây dựng không quản lý tốt thời gian thi công, trong quá trình thi công, lấy lý do ước tính sai số lượng vật liệu, trì hoãn ngày hoàn thành, từ chối bồi thường tiền phạt chậm trễ. Mặc dù đánh giá của bên thứ ba cho thấy trách nhiệm không thuộc về anh Minh Nam, nhưng đối phương vẫn kiên quyết đổ trách nhiệm lên anh.

Anh Minh Nam nghĩ đến lời dạy trong sách, anh ngộ rằng, có lẽ đây là quan hệ nhân duyên với đối phương cần phải giải quyết (kết thúc). Vì vậy, anh quyết định trả khoản tiền bồi thường này.

Dự án này không nhận được phí thiết kế xứng đáng, ngược lại còn phải bồi thường một khoản tiền tương đương. Anh Minh Nam buông bỏ lợi ích cá nhân, tâm cảnh trở nên bình tĩnh hơn, tâm hồn cũng rộng mở hơn.

Dùng chuẩn tắc Chân-Thiện-Nhẫn để vượt qua đủ mọi khảo nghiệm nhân sinh

Cô Ngọc San là một trợ lý giáo dục đặc biệt tại trường tiểu học, nhờ tu luyện Đại Pháp, cô có thể dùng Chân-Thiện-Nhẫn để đối đãi với những người và những việc gặp phải, vượt qua đủ mọi khảo nghiệm nhân sinh.

Vào 22 năm trước, cô Ngọc San là người yêu thích múa dân gian, nhưng cô thường xuyên bị chóng mặt, thậm chí nôn mửa vì huyết áp thấp. Nhờ sự giới thiệu của một người bạn, cô bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp, điều kỳ diệu là, sau một tháng luyện công, triệu chứng huyết áp thấp của cô đã được cải thiện rõ rệt. Trong một lần học Pháp và chia sẻ tập thể, cô minh bạch rằng Pháp Luân Đại Pháp chính là tu luyện, từ đó kiên định bước trên con đường tu luyện.

Một năm sau, chồng cô đang làm việc ở hải ngoại cũng bước vào tu luyện. Tuy nhiên, không lâu sau chồng cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, cô động viên chồng và cùng anh học Pháp luyện công, đồng thời cũng tất bật giữa gia đình và bệnh viện, ba năm sau chồng cô qua đời. Cô nói, bản thân may mắn đắc Pháp, mới có thể vượt qua được quãng thời gian đó.

Sau khi chồng qua đời, cô Ngọc San một mình nuôi dạy hai con trai, là một người phụ nữ đi làm, cô phải gánh vác cả hai vai, trước đây các con làm sai điều gì cô thường đánh mắng thay vì dạy bảo, thuận theo việc học Pháp – tu luyện tâm tính cũng đề cao, cô bắt đầu học cách dạy bảo con đạo lý làm người, không còn đánh mắng nữa. Mối quan hệ mẹ con ngày càng hòa hợp.

Đảm nhiệm công việc giáo dục đặc biệt, cô gặp phải rất nhiều khảo nghiệm khi đối diện với các học sinh trong lớp hòa nhập (lớp học giúp các em có năng lực “bị hạn chế” vượt qua trở ngại và phát triển thuận lợi), ngoài việc phải có lòng yêu thương, còn phải có lòng kiên nhẫn. Pháp lý trong sách “Chuyển Pháp Luân” chỉ dẫn cô Ngọc San làm tốt hơn, cô chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn yêu cầu bản thân và đối đãi với từng trường hợp. Vì vậy, cô nhận được sự tin tưởng từ phụ huynh, sự công nhận và khen ngợi từ các đồng nghiệp. Cô Ngọc San nói, tất cả những điều này đều nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/2/20/一本指引超脫人-走向神的寶書-490897.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/25/225632.html

Đăng ngày 12-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share