Bài viết của Khởi Minh
[MINH HUỆ 25-02-2025] Chân thực, chính xác và khách quan là nền tảng đạo đức cốt lõi của báo chí. Nhưng trước cám giỗ của lợi ích vật chất, như những quyền lợi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể mang lại, quan điểm của một cơ quan truyền thông có thể thay đổi. Có thể nhận thấy sự thay đổi này ở Thời báo New York Times sau khi xem xét những bài viết của thời báo này về cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những năm qua.
Trước cuộc thỉnh nguyện hòa bình của các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, New York Times là một trong những tờ báo đầu tiên đưa tin vào ngày 27 tháng 4 năm 1999 qua bài viết có tựa đề: “Tại Bắc Kinh: Tiếng gầm của những người biểu tình trong im lặng”, trong đó viết: các học viên giữ yên lặng và ôn hòa, và “… trong đất nước 1,2 tỷ dân này, đây là một nhóm lớn với khoảng 70 triệu học viên, theo ước tính của chính phủ Trung Quốc.”
Khi các học viên Pháp Luân Công tổ chức một cuộc họp báo tại Hiệp Hội Phóng viên Liên Hợp Quốc (UNCA) vào ngày 7 tháng 10 năm 1999, New York Times cũng đưa tin về sự kiện này. Theo ông Erol Avdovic, chủ tịch của UNCA, người đã mời các học viên tham gia sự kiện, một người phát ngôn của phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu hoãn hoặc hủy cuộc họp báo này, nhưng đề nghị của vị này đã bị từ chối. Bởi vì từ khi thành lập vào năm 1948, UNCA luôn thúc đẩy tự do ngôn luận, điều mà ĐCSTQ sợ nhất. Ở Trung Quốc đại lục, nơi ĐCSTQ phỉ báng Pháp Luân Công, mọi người chỉ có thể nghe thấy những vu khống về pháp môn. Việc phơi bày sự thật một cách kịp thời là vô cùng quan trọng đối với quyền được biết của công chúng, và để bảo vệ nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 21 tháng 1 năm 2000, thời báo New York Times đã đưa tin về việc giam giữ hơn 50 học viên Pháp Luân Công ở Bệnh viện Tâm thần Chu Khẩu Điếm. Ông Dương Dương, người phát ngôn của một đồn cảnh sát gần bệnh viện, nói với phóng viên AFP rằng những học viên này không phải là bệnh nhân; mà họ bị giam giữ ở đây để được “cải tạo”. Bài báo của New York Times đã phơi bày âm mưu thâm độc của ĐCSTQ trong việc sử dụng các bệnh viện tâm thần để bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Năm 2001, New York Times đã trích dẫn một báo cáo điều tra mới được công bố, cho thấy chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp chính trị để đưa các học viên Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến vào bệnh viên tâm thần nhằm bức hại họ. Các trường hợp tương tự nhanh chóng được đưa ra ánh sáng và thu hút sự chú ý cũng như chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Tháng 2 năm 2000, New York Times đưa tin Báo cáo Nhân quyền năm 1999 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tập trung vào Trung Quốc. Ngoài ra, tờ báo còn nêu rõ rằng sau khi chính quyền Clinton quyết định lên án hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại Hội nghị Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva vào ngày 6 tháng 3 năm 2000, Trung Quốc đã cố gắng sử dụng biện pháp ngoại giao thường xuyên và các thủ đoạn quen thuộc để lảng tránh sự chỉ trích này
Ngày 21 tháng 9 năm 2005, New York Times đăng một bài báo về sự bất công trong hệ thống tư pháp ở Trung Quốc, bao gồm lạm dụng tra tấn để lấy cung và coi thường sinh mạng con người. Theo bài báo, thay vì bảo vệ quyền lợi cho người dân, luật pháp Trung Quốc đã trở thành nguồn gốc của nỗi kinh hoàng đối với người dân ở quốc gia này.
Trong nhiều năm, thời báo New York Times đã theo dõi và đưa những tin tích cực về Pháp Luân Công. Tờ báo đã cung cấp cho Quốc hội Hoa Kỳ các báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng như những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của các học viên. New York Times cũng đã chia sẻ với thế giới thông tin chân thực về cuộc bức hại tàn khốc đối với những người Trung Quốc tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, vốn là điều ĐCSTQ căm ghét.
Những thay đổi bất ngờ
Năm 2006, một nhóm các học viên Pháp Luân Công tài năng ở Mỹ đã thành lập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun tại New York, nhằm mục đích phục hưng nền văn hóa 5.000 năm của Trung Hoa. Việc Shen Yun trình diễn văn hóa truyền thống rõ ràng động đến sự căm giận của ĐCSTQ.
Vì Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có trụ sở tại Hoa Kỳ, ĐCSTQ không thể trực tiếp đàn áp hoặc đình chỉ được nên đã triển khai các thủ đoạn quen thuộc như dùng tiền để mua chuộc các cơ quan truyền thông, quan chức và côn đồ ở nước ngoài, sử dụng Lãnh sự quán Trung Quốc với sự hỗ trợ của các đặc vụ của ĐCSTQ trực tiếp can thiệp và gây rắc rối cho Đoàn bằng các cách thức đê tiện như quấy rối, đe dọa bạo lực, vu cáo pháp lý, phá hoại xe buýt của Đoàn v.v..
Năm 2008, thời báo New York Times đột nhiên thay đổi hoàn toàn giọng điệu khi đưa tin về các buổi biểu diễn của Shen Yun. Tuy nhiên, việc đưa tin phiến diện và sai sự thật – theo kiểu truyền thông của ĐCSTQ – tại Hoa Kỳ là không áp dụng nổi, bởi vì người Mỹ không phải là người Trung Quốc, họ không có tường lửa, có thể tự mình suy nghĩ độc lập, không dễ bị các phương tiện truyền thông đánh lừa.
Trên thực tế, các bài báo đưa tin sai lệch của New York Times đã khơi dậy sự tò mò của người Mỹ và khiến nhiều người đến xem Shen Yun hơn. Ông Angus, một bác sỹ ở New Jersey, sau khi xem buổi biểu diễn của Shen Yun cho biết ông rất thích chương trình này, và nói thêm rằng bài báo trên tờ New York Times không đáng tin cậy. Ông cho hay giọng ca, vũ đạo, biên đạo và các câu chuyện trong chương trình đều rất hay, buổi biểu diễn tuyệt vời hơn nhiều so với bài báo mô tả.
Bài báo của New York Times đã cho công chúng thấy sự ảnh hưởng của ĐCSTQ, và phơi bày những thỏa thuận ngầm giữa tờ báo này với Đảng. Mặc dù những năm sau đó có những bài viết tích cực về Pháp Luân Công, nhưng một khi rơi vào nanh vuốt của ĐCSTQ, sẽ rất khó để thoát khỏi nó. Và quả đúng như vậy, vào năm 2014, thời báo New York Times đã cấp diễn đàn cho doanh nhân Trung Quốc Trần Quang Tiêu bôi nhọ Pháp Luân Công. Với chiêu trò mua lại New York Times, ông Trần đã tổ chức một cuộc họp báo ở New York để một lần nữa cường điệu vụ tự thiêu giả xảy ra 13 năm trước. ĐCSTQ đã dàn dựng vụ tự thiêu này để phỉ báng Pháp Luân Công và biện minh cho cuộc bức hại.
Chỉ cần tìm hiểu một chút về Pháp Luân Công sẽ thấy môn tu luyện này cấm chỉ tự sát, và dạy người ta trở thành người tốt và biết trân trọng cuộc sống. Ngược lại, ĐCSTQ coi thường mạng sống con người đã giết hại hàng chục triệu người Trung Quốc trong các chiến dịch chính trị của nó. Song, trước sự mua chuộc của ĐCSTQ, New York Times đã quay lưng lại với những tiêu chuẩn đạo đức và bán rẻ lương tâm của mình.
Vì sao vị doanh nhân Trung Quốc kia lại giả vờ mua lại thời báo New York Times mà không phải một cơ quan truyền thông khác? Có lẽ New York Times đã chịu ảnh hưởng nặng nề của ĐCSTQ, khiến chế độ này dễ dàng sử dụng tờ báo như một vũ khí tuyên truyền.
Ngày 7 tháng 7 năm 2020, thời báo New York Times một lần nữa đóng vai trò là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ khi chỉ trích phần mềm do các học viên Pháp Luân Công phát triển nhằm cho phép người dân ở Trung Quốc vượt tường lửa internet của ĐCSTQ. Bằng việc trích dẫn lời của bà Rebacca MacKinnon, cựu Trưởng Văn phòng CNN tại Bắc Kinh, bài báo đã hạ thấp vai trò của phần mềm. Nhưng luận điệu này hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Nếu phần mềm không hiệu quả, thì vì sao ĐCSTQ lại chi những khoản tiền khổng lồ để xây dựng tường lửa internet? Vì sao ĐCSTQ chi khoản tiền lớn cho việc kiểm duyệt internet và WeChat ở đại lục, và tìm cách xóa các bài báo phơi bày tình trạng thực tế ở Trung Quốc? Hành động của ĐCSTQ cho thấy tầm quan trọng của phần mềm phá vỡ sự kiểm duyệt của nó.
Sự xâm nhập chưa từng có
Cuối năm 2020, ĐCSTQ đã mở rộng phạm vi của Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần 19 về đào tạo truyền thông và mạng xã hội, đồng thời tài trợ cho năm cơ quan truyền thông lớn, trong đó có thời báo New York Times, đến thăm Trung Quốc. Những người vốn quen với các thủ đoạn của ĐCSTQ đều biết “chuyến thăm Trung Quốc” này là một hình thức hối lộ với mục đích thao túng. Bị lợi ích làm cho mờ mắt, New York Times còn đâu tâm trí quan tâm đến nhân quyền?.
Năm 2024, trong vòng chưa đầy nửa năm, thời báo New York Times đã đăng tám bài viết vu khống Shen Yun và Pháp Luân Công. Liệu những bài viết này có phù hợp với tiêu chuẩn biên tập mà tờ báo công bố là “khách quan” và “không sợ hãi hay thiên vị” không?
Những người bị mờ mắt trước vật chất không dễ mà hiểu được tín ngưỡng đối với Thần và cảnh giới của người tu luyện chân chính. Các học viên Pháp Luân Công tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, họ có thể chịu đựng cuộc bức hại suốt hơn hai thập kỷ và kiên định với đức tin của mình bất chấp các chiến thuật khủng bố của ĐCSTQ.
Hầu hết người Trung Quốc tự trói mình với ĐCSTQ do bị dụ dỗ, hoặc bị đe dọa và bức hại tàn bạo. Các nguyên thủ quốc gia và các tổ chức chính trị, kinh tế và văn hóa trong cộng đồng quốc tế cũng không thể ngăn chặn được sự xâm nhập, âm mưu phá hoại, mặt trận thống nhất, chiến tranh không giới hạn và các chiêu trò tàn ác khác của ĐCSTQ.
Thời báo New York Times đã trở thành một trong những tờ báo lớn hàng đầu ở Hoa Kỳ vì chủ sở hữu ban đầu của tờ báo này đã tuân thủ các nguyên tắc đưa tin được đặt ra khi tờ báo bên bờ vực phá sản vào năm 1896: “Đưa tin một cách khách quan, không sợ hãi hay thiên vị, không phân biệt đảng phái, khu vực, hoặc bất kỳ lợi ích đặc biệt nào.”
Vậy mà ngày nay sau một thế kỷ, chủ sở hữu của thời báo New York Times rốt cuộc là ai? Ai đã khiến cho tờ báo này từ bỏ các nguyên tắc đưa tin, chấp nhận tinh thần cộng sản và có nguy cơ mất lòng tin ở công chúng?
Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát. Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí, giải thích rằng những người phù hợp với giá trị này sẽ là người tốt, còn ai rời xa giá trị này thì là người xấu. Mỗi người đều đang tự đánh giá và lựa chọn con đường mà mình sẽ đi. Những ai tiếp tục hành ác, bao gồm cả việc tiếp tay ĐCSTQ bức hại những người vô tội, sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước Thần.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/25/491112.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/27/225661.html
Đăng ngày 03-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.