Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Ninh Hạ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-01-2025] Gần đây, trang Minh Huệ xác nhận rằng hai cư dân thành phố Thạch Chủy Sơn, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, bị kết án tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện tinh thần bị ĐCSTQ bức hại từ năm 1999.

Ông Tôn Lỗi 52 tuổi và ông Vương Nguyệt Lan hơn 80 tuổi, bị cảnh sát ở quận Huệ Nông bắt giữ vào tháng 8 năm 2023. Kể từ đó, người nhà không nhận được bất cứ thông tin cập nhật nào về họ, chỉ cho tới gần đây người nhà họ mới được thông báo về các bản án oan sai đối với họ. Ông Tôn bị kết án 7 năm tù và bị đưa vào Nhà tù Thạch Chủy Sơn. Bà Vương thì bị kết án 3 năm (nhưng được thụ án bên ngoài nhà tù hoặc án treo). Chưa rõ các thông tin chi tiết khác về vụ án của họ.

Trước các khổ nạn mới nhất này, cả hai đều bị chính quyền nhắm mục tiêu bức hại chỉ vì đức tin của mình. Riêng ông Tôn, trước khi bị kết án lần này, ông đã từng bị giam giữ phi pháp gần 17 năm.

Ông Tôn, cựu nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp Huệ Nông, đã phải chịu một án lao động cưỡng bức 3 năm vào năm 2001. Ông bị bắt lại vào tháng 8 năm 2006 và bị kết án 11 năm tù. Mặc dù được thả sớm, nhưng đến ngày 11 tháng 12 năm 2015, ông lại bị bắt và bị kết án thêm 3 năm tù. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 12 năm 2018, ông liên tục bị chính quyền sách nhiễu.

Bà Vương cũng từng bị bắt giữ và bị sách nhiễu nhiều lần. Ngày 10 tháng 5 năm 2018, bà bị bảy cảnh sát bắt giữ trong một vụ bắt giữ tập thể các học viên Pháp Luân Công. Nhà bà bị đột kích sau khi bà bị bắt vào ngày 4 tháng 12 năm 2019. Thậm chí cả trần phòng tắm nhà bà cũng bị cảnh sát gỡ ra để xem bà có cất tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở đó không. Bà bị giam giữ trong thời gian ngắn ở đồn công an địa phương và được thả vào tối cùng ngày.

Bản quyền © 1999-2025 thuộc Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/11/488195.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/18/223710.html

Đăng ngày 06-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share