Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2025] Ngày 11 tháng 11 năm 2024, một cư dân ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, bị chuyển từ Nhà tù Thiên Hà ở Bắc Kinh tới Nhà tù nữ tỉnh Hà Bắc để thụ một án tù phi pháp 4 năm chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện tinh thần bị ĐCSTQ bức hại từ năm 1999.

Ngày 27 tháng 7 năm 2022, bà Hồ Cẩm Phượng 45 tuổi, bị người của Đồn công an Cao Ly Doanh bắt giữ ở quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Bà bị giam giữ trong Trại tạm giam quận Thuận Nghĩa và bị thẩm vấn trong 8 ngày. Hầu hết thời gian, bà Hồ đều bị còng tay ra sau lưng.

95441160a425cce5a9b03133039dc60a.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Còng tay ra sau lưng

Anh rể bà Hồ là ông Trương Lôi ở quận Xương Bình, cũng bị bắt giữ cùng ngày. Ông bị giam giữ trong Trại tạm giam quận Xương Bình và được tại ngoài vào ngày 2 tháng 9 năm 2022.

Viện kiểm sát quận Thuận Nghĩa phê chuẩn lệnh bắt giữ bà Hồ vào ngày 2 tháng 12 năm 2022 và tới đầu năm 2023, bà bị truy tố. Tòa án quận Thuận Nghĩa mở phiên tòa xét xử bà vào ngày 27 tháng 4 năm 2023 và thông qua một phiên xét xử trực tuyến vào ngày 27 tháng 9 năm 2023, bà bị kết án 4 năm tù cùng 4.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Bức hại trước đây

Đây không phải lần đầu bà Hồ trở thành mục tiêu bức hại chỉ vì đức tin của mình. Trước đây, bà đã nhiều lần bị bắt và phải chịu án 2 năm trong trại lao động cưỡng bức.

Ngay sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, chỉ bởi bà Hồ và cha mẹ đều từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, mà họ bị đưa tới đồn công an địa phương, ở đó họ bị ép quỳ úp mặt vào tường, để rồi cảnh sát dùng giày đánh vào mặt họ. Cảnh sát còn bắt họ ngủ trên sàn bê tông trần trong 7 ngày.

8587dd88ef03b46f332f7042403b980f.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Dùng đế giày đánh vào mặt

Ngày 4 tháng 6 năm 2000, một người của chính quyền tới nhà gặp bà Hồ để hỏi bà còn tu luyện Pháp Luân Công không. Khi bà trả lời rằng mình vẫn tu luyện, bà lập tức bị bắt và bị đưa tới cơ sở giam giữ. Bà đã tuyệt thực để phản đối và một tuần sau, bà được trả tự do.

Ngày 20 tháng 7 năm 2000, thời điểm tròn một năm kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Hồ tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt, bị áp giải về thành phố Bảo Định và bị giam giữ trong Trại tạm giam huyện Định Hưng. Bà tuyệt thực để phản đối. Hai tuần sau, bà được trả tự do, thế nhưng để tránh bức hại của cảnh sát, bà đã phải rời nhà sống nay đây mai đó.

Ngày 13 tháng 5 năm 2005, bà Hồ lại bị bắt và bị đưa vào Trại tạm giam huyện Định Hưng. 4 ngày sau, cảnh sát bắt bà phải chịu án 2 năm trong Trại lao động cưỡng bức Bảo Định.

Trong trại lao động này, bà Hồ bị biệt giam và bị giám sát suốt ngày đêm. Khi bà tuyệt thực để phản đối, các lính canh bức thực bà và cũng chỉ đạo các tù nhân còng tay bà thật chặt. Hậu quả là, bà không thể nhấc cánh tay trái của mình lên trong vài tháng. Bà cũng bị mất cảm giác ở ngón tay cái trong 6 tháng. Các lính canh tham gia tra tấn bà lần này gồm có Trương Quốc Hồng, Vũ Văn Song, Bạch Khiết và Diêm Khánh Phân.

b127115f2193139f5640cc2642ae6f40.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực

Sau đó, các lính canh bắt bà Hồ phải đứng hoặc ngồi xổm trong nhiều giờ mà không được cử động và còn cấm bà ngủ. Lính canh Trương Quốc Hồng và Trương Hạo Hân đánh bà, giật tóc bà, đè bà xuống đất và đứng lên người bà. Họ cũng tổ chức “tẩy não” bà và lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công.

bde9773a54f25b6577228b1ab9c027bc.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Đứng lên người

Sau khi trở về nhà, bà Hồ phải đối mặt với sách nhiễu liên tục của chính quyền. Khi bà tới đồn công an làm thẻ căn cước, cảnh sát không những từ chối thực hiện cho bà, mà còn tạm giữ bà không cho bà về trong một khoảng thời gian. Do không có thẻ căn cước, bà không thể tìm được công việc như bình thường và phải vật lộn để mưu sinh.

Tin tức liên quan:

Quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh: 7 học viên đã bị xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công, trong đó 6 người bị kết án và mức án cao nhất lên tới 7 năm tù

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/7/488037.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/14/223625.html

Đăng ngày 06-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share