Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Nội Mông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-11-2024] Ngày 11 tháng 5 năm 2024, hai vợ chồng ở thành phố Xích Phong, Nội Mông, bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Công. Một tuần sau, trong khi bà Trương Phượng Hiệp được tại ngoại do bệnh tim nghiêm trọng, thì chồng bà là ông Tôn Hiểu Minh vẫn bị giam giữ, sau đó bị kết án 2,5 năm tù vào ngày 28 tháng 10 năm 2024. Bà Trương không xuất hiện tại phiên tòa vì phải rời nhà để tránh bị bức hại, nên bị đưa vào danh sách truy nã của cảnh sát.
Trong khi phải sống phiêu bạt, bà Trương gần đây gửi một bức thư cho các quan chức liên quan đến vụ án, kêu gọi họ ngừng bức hại Pháp Luân Công.
Bà Trương kể lại rằng sau khi hai vợ chồng bà bị bắt vào ngày 11 tháng 5 năm 2024, cảnh sát tiết lộ rằng họ có thể thả một người. Do sức khỏe của chồng bà yếu, nên bà đề nghị thả ông. Tuy nhiên, khi khám sức khỏe tại trại tạm giam quận Hồng Sơn vào khoảng 2 giờ sáng, bà bị phát hiện mắc bệnh tim nặng, và được tại ngoại vài ngày sau đó. Bà đi khám bác sỹ và được khuyến nghị phẫu thuật.
Vẫn cố gắng giải cứu chồng và lo lắng về tình hình tài chính eo hẹp của gia đình, bà Trương từ chối phẫu thuật. Bà dành nhiều thời gian hơn để luyện các bài công pháp Pháp Luân Công, và sức khỏe của bà được cải thiện.
Trong 6 tháng, bà nỗ lực hết mình để cố gắng ngăn cản việc truy tố hoặc kết án chồng bà, nhưng mọi nỗ lực của bà đều vô ích.
Trong thư, bà viết: “Tôi hiểu các vị đang làm công việc của mình, và các vị không được phép đưa ra quyết định về những vụ án như vậy. Nhưng tôi tin các vị vẫn có quyền để giảm nhẹ bức hại, hoặc đưa ra bản án nhẹ hơn cho anh ấy. Tôi cảm thấy buồn khi chồng tôi vẫn bị kết án mặc dù không vi phạm pháp luật. Tôi không còn niềm tin vào hệ thống tư pháp ở Trung Quốc, và buộc phải sống xa nhà”.
“Sau rất nhiều năm, các vị có lẽ đã hiểu rõ rằng các học viên Pháp Luân Công đều là những người tốt, và Pháp Luân Công được nhiều người trên khắp thế giới theo tập. Các vị hãy nghĩ về lý do tại sao chúng tôi vẫn kiên định với đức tin của mình, mặc dù phải đối mặt với cuộc bức hại nghiêm trọng như vậy ở Trung Quốc”.
Cuộc đời đổi mới nhờ Pháp Luân Công
Bà Trương cho biết trước đây ông Tôn bị hoại tử chỏm xương đùi, không thể làm việc hay thậm chí là tự chăm sóc bản thân. Bà phải vất vả chăm sóc cho ông và con trai nhỏ của họ. Bố mẹ chồng sống cùng họ, nhưng thay vì giúp đỡ bà, họ chỉ thúc ép bà làm việc nhiều hơn. Tuyệt vọng, bà bỏ về nhà bố mẹ đẻ và tính đến chuyện ly hôn. Cuối cùng, vì không muốn chồng hoàn toàn mất hy vọng vào cuộc sống, bà quay trở lại nhà chồng.
Tuy nhiên, sự oán giận của bà đối với bố mẹ chồng không hề biến mất. Bà và gia đình chuyển ra ngoài, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc bản thân bà phải làm thêm nhiều việc đồng áng.
Bà Trương viết: “Tôi giận run lên khi nhìn thấy bố mẹ chồng. Ngày nào tôi cũng than phiền về việc mình phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ, và họ đối xử với tôi thật bất công. Tôi cũng phàn nàn về việc chồng tôi không thể bảo vệ tôi hay chăm sóc gia đình. Tôi không quan tâm đến cảm xúc của anh ấy khi nói những lời cay nghiệt đó. Khi tôi mất bình tĩnh, đôi khi tôi đánh con trai mình, mặc dù lần nào tôi cũng hối hận vì đã làm như vậy. Tôi kiệt sức và sống trong tuyệt vọng. Tôi học chơi mạt chược để tìm sự khuây khỏa. Tôi khao khát được làm người tốt, nhưng thực tế, tôi đầy oán hận và tật đố. Trong xã hội suy đồi ngày nay, tôi không biết mình đang đi về đâu”.
Sau này, khi bà và chồng đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, họ vô cùng kinh ngạc trước những lời dạy đơn giản nhưng sâu sắc. Họ hiểu rằng những bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống là hậu quả của những việc làm sai trái trong những kiếp trước, và người ta cần phải làm người tốt để trở về với chân ngã của mình.
“Pháp Luân Công không chỉ giúp chồng tôi đứng dậy trở lại, mà còn hóa giải oán hận và tịnh hóa tâm hồn tôi. Tôi đã hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống”.
Bà suy ngẫm về hành vi của mình, và thấu hiểu bố mẹ chồng hơn. Bà đến thăm nhà bố mẹ chồng, nơi mà bà từng thề sẽ không bao giờ đặt chân đến nữa.
“Nếu không tu luyện Pháp Luân Công, có lẽ tôi sẽ oán hận bố mẹ chồng cho đến chết. Vì tâm tranh đấu, có lẽ bản thân tôi cũng sẽ mắc nhiều bệnh tật và sống một cuộc đời khốn khổ. Nhưng Pháp Luân Công dạy tôi nên trở thành người tốt và luôn lạc quan, vui vẻ, cho dù gặp bao nhiêu khó khăn hay bất công”.
Với sức khỏe tốt, ông Tôn trở lại làm việc, và được trao tặng danh hiệu “lao động tiên tiến”. Bà Trương cũng giành được sự tin tưởng và tôn trọng từ các đồng nghiệp, những người từng có quan điểm tiêu cực về Pháp Luân Công do tuyên truyền của chính quyền Cộng sản. Một số người nói với bà: “Chị đã cho tôi thấy sức mạnh của đức tin chân chính”.
Hậu quả sâu rộng của cuộc bức hại
Trong thư, bà Trương cũng viết rằng trong cuộc bức hại kéo dài 25 năm qua, vô số gia đình bị chia cắt, vô số học viên bị giam giữ, kết án và tra tấn. Một số người bị tàn tật, và một số đã chết.
“Khi nhìn thấy mọi người đi nghỉ mát hay quây quần bên gia đình, tôi ghen tỵ với họ. Nhưng trước cuộc bức hại chưa từng có và nguy cơ bị bắt, bị đánh chết bất cứ lúc nào, làm sao tôi có thể không sợ hãi hay chịu áp lực. Giờ đây, tôi buộc phải sống xa nhà, không biết khi nào mới có thể trở về. Tôi lo lắng cho chồng đang bị cầm tù, bố mẹ già yếu cần tôi chăm sóc và con trai vừa mới kết hôn“.
“Tôi nhớ đã đọc bản tin về vụ sạt lở lớn trên đường cao tốc vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Trời tối đen như mực, các xe không nhìn thấy gì phía trước và lao xuống đoạn đường cao tốc bị sạt lở. Một gia đình 5 người phát hiện tình huống đó và dừng xe kịp thời. Khi người cha cố gắng ngăn những chiếc xe khác lao về phía trước, những người đó chửi mắng ông. Không còn cách nào khác, ông quỳ xuống giữa đường, nhờ đó đã cứu sống nhiều người. Tôi rất xúc động khi đọc câu chuyện của ông ấy. Họ có thể bỏ đi, nhưng họ đã không làm vậy, bởi vì lòng tốt của họ không cho phép họ làm như vậy. Lòng tốt và sự dũng cảm như vậy chính là những gì chúng ta cần trong xã hội ngày nay. Vì vậy, mọi người đang đứng trên bờ vực thẳm mà không hề hay biết. Cách duy nhất để thoát ra là quay trở về truyền thống và khôi phục đạo đức. Đây cũng là lý do tại sao các học viên Pháp Luân Công liên tục nói với mọi người sự thật trong suốt những năm qua, bất chấp nguy hiểm mà chính chúng tôi đang phải đối mặt”.
“Suốt cuộc đời, chúng ta liên tục đưa ra những lựa chọn khác nhau, có lớn có nhỏ. Chúng ta có thể sửa chữa những lỗi lầm nhỏ. Nhưng trước lựa chọn cuối cùng giữa đúng và sai, sống và chết, lựa chọn sai lầm có thể mang đến cho chúng ta sự hối hận muôn đời. Đừng bán rẻ lương tâm của mình chỉ vì tiền bạc hay quyền lực. Tất cả chúng ta là một phần của xã hội, và chúng ta phải đưa ra lựa chọn cho bản thân“.
“Tôi hy vọng sẽ không còn học viên Pháp Luân Công nào phải chịu đựng cuộc bức hại nữa. Tôi cũng hy vọng tất cả những người tốt đều được ban phước và có một cuộc sống hạnh phúc”.
Báo cáo liên quan:
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/30/485601.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/21/222160.html
Đăng ngày 04-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.