Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-09-2018] Ghi chú của ban biên tập: Đây là một phần trong loạt bài về các trường hợp tử vong mới được dịch bởi trang tiếng Anh của Minh Huệ Net. Các trường hợp này đã được đăng trên trang tiếng Trung của Minh Huệt Net từ lâu nhưng chưa được dịch đến bây giờ.
Họ tên: Khâu Thục Cần
Tên tiếng Hán: 邱淑芹
Giới tính:Nữ
Tuổi: 64
Tỉnh: Bắc Kinh
Nghề nghiệp: Cán bộ phòng tổng hợp Đại học Thanh Hoa
Ngày mất: 11 tháng 4 năm 2018
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 8 năm 2008
Nơi bị giam cuối cùng: Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia
Trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008, bà Khâu Thục Cần, một cựu cán bộ phòng tổng hợp thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đã bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng ở tỉnh Liêu Ninh. Tại đây bà bị tra tấn tàn bạo và bị thủng hộp sọ do tra tấn. Sau nhiều năm vật lộn với sức khỏe suy yếu, bà qua đời ngày 11 tháng 4 năm 2018.
Vì bà Khâu từ chối từ bỏ Pháp Luân Công sau khi cuộc đàn áp xảy ra vào năm 1999, bà buộc phải nghỉ hưu sớm. Năm 2002, trường học đã đình chỉ lương hưu của bà, gây ra tình cảnh khó khăn về tài chính cho bà và gia đình. Sau khi bà buộc phải sống xa nhà để tránh bức hại, có hai nhân viên của trường đã đến quấy rối cha mẹ bà vào ngày 27 tháng 9 năm 2002 và đe dọa sẽ quay lại, khiến cha mẹ bà vô cùng kinh hãi.
Chỉ vài ngày sau, vào đầu tháng 10 năm 2002, bà Khâu bị bắt khi tham dự một buổi gặp mặt của các học viên địa phương và bị giam trong một tháng.
Bà lại bị bắt vào mùa xuân năm 2003. Do huyết áp cao, họ đưa bà đến bệnh viện công an để điều trị. Bà tuyệt thực để phản đối và được thả khi gần kề cái chết.
Năm 2003, bà bị bắt và bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Sau khi được đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bắc Kinh vào tháng 6 năm 2003, bà bị bắt phải đứng hàng giờ và bị lính canh đánh đập. Bà cũng bị cấm ngủ vào ban đêm.
Không lâu sau khi được thả, họ tiếp tục bắt bà vào khoảng tháng 2 năm 2005, khi bà đang đi thăm một học viên địa phương. Tuy nhiên trại tạm giam từ chối nhận bà vì huyết áp cao và sau đó bà được thả.
Trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008, bà bị bắt tại nhà mẹ đẻ. Công an cáo buộc bà gửi các báo cáo về cuộc đàn áp của mình lên Minh Huệ Net. Bà tuyệt thực để phản đối và được đưa đến bệnh viện. Một tháng sau, bà bị đưa đến trại lao động. Vì bà từ chối nói chuyện, lính canh bức thực bà bằng nước lạnh và không cho bà ngủ. Bà bị biệt giam gần hai tháng.
Cuối tháng 7 năm 2008, ngay trước Thế vận hội, họ chuyển bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh. Bà phải chịu những trận đòn và các hành vi lạm dụng khác. Có lần bà hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Lính canh kéo lê bà xung quanh, tát vào mặt bà, trói cổ tay rồi treo bà lên và chích điện bằng dùi cui điện. Bà cảm thấy đau dữ dội trên đầu và ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại, có người nói với bà rằng lính canh đã đánh vào đầu bà bằng dùi cui. Sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra hộp sọ của bà bị vỡ và thủng một cái lỗ. Sau đó bà được thả và đưa trở lại Bắc Kinh. Chỉ một tháng sau khi bà được thả, mẹ bà, người đã sống trong nỗi sợ hãi, áp lực và đau khổ tột độ vì những khổ nạn của con gái, đã qua đời.
Bà Khâu cố gắng để hồi phục kể từ đó, nhưng vẫn đối mặt với sự quấy rối liên tục của công an. Bà nhập viện nhiều lần và cuối cùng qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 2018. Hưởng thọ 64 tuổi.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/30/375137.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/7/223491.html
Đăng ngày 04-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.