Bài viết của Trí Thanh
[MINH HUỆ 09-01-2025] Gần đây, một bài báo đã lấy tiêu đề “Lợi dụng sự cuồng nhiệt cuồng tín tôn giáo để vơ vét 266 triệu đô la Mỹ” hòng chỉ trích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun “vơ vét tiền bạc”. Đối với một đoàn nghệ thuật thông thường mà nói, 266 triệu đô la Mỹ thực sự là một con số khả quan, nhưng có ai hiểu rõ đằng sau thành công đó là những gì? “Con đường nghệ thuật đầy chông gai, đó cũng là điều tốt, người bình thường đều chùn bước, chỉ những người có ý chí kiên cường là ngoại lệ”. Victor Hugo, một nhà văn người Pháp đã nhìn thấu được sự gian khổ của nghệ thuật.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, để có thể kiên trì không chùn bước, lại có được thành tựu, quả thực không dễ. George Balanchine (1904-1983), cha đẻ đặt nền móng cho nghệ thuật ba lê Mỹ, được vinh danh là biên đạo múa ba lê quan trọng bậc nhất thế giới. Ông đã biên đạo hơn 450 tác phẩm và có những cống hiến kiệt xuất cho sự phát triển của nghệ thuật ba lê Mỹ.
Năm 1935, Balanchine tham gia sáng lập Đoàn Ba lê Mỹ, và ngay trong chuyến lưu diễn đầu tiên đã gặp phải tổn thất lớn về tài chính. Bất đắc dĩ, Đoàn Ba lê Mỹ đã nhập vào Metropolitan Opera House. Nhưng không lâu sau đó, do bất đồng quan điểm nên họ lại đường ai nấy đi. Về sau, Balanchine trở thành người dẫn dắt Đoàn Ba lê New York. Nói về tình cảnh của Đoàn Ba lê New York khi mới thành lập, cuốn “Masters of World Art in the 20th Century” (Những bậc thầy nghệ thuật thế giới thế kỉ 20) đã viết: “Do khó khăn về tài chính, họ không tránh khỏi việc phải thường xuyên biểu diễn vũ đạo mà không có bối cảnh hoặc trang phục.” Balanchine buộc phải từ bỏ trang phục tinh mỹ của múa ba lê thời kỳ đầu và để các diễn viên ba lê biểu diễn trong trang phục tập luyện. Vượt qua trùng trùng khó khăn, cuối cùng ông đã khiến Đoàn Ba lê New York trở thành một đoàn nghệ thuật danh tiếng quốc tế.
Công nghiệp nghệ thuật thế kỷ 21 ngày càng đa dạng hóa, tình trạng sinh tồn của các đoàn nghệ thuật cổ điển trở nên đầy gian nan; nếu không có sự ủng hộ tài trợ từ các công ty và tổ chức, mà chỉ dựa vào doanh thu từ vé của khán giả thì khó có thể duy trì được. Mãi cho đến hiện nay, múa ba lê Đan Mạch vẫn được chính phủ Đan Mạch tài trợ, bao gồm cả trường múa ba lê, thậm chí là cả nhà hát opera và các nhà hát ở một số thành phố lớn, tất cả đều do chính phủ và các tập đoàn tài trợ.
Năm 2006, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã được thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ, lấy nghệ thuật múa cổ điển Trung Quốc tái hiện nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm. Trải qua 20 năm phát triển, từ một đoàn diễn xuất, Shen Yun đã phát triển lên thành tám đoàn với quy mô tương đồng. Shen Yun đã kinh qua con đường như thế nào? Các nghệ sỹ đã phó xuất và trải qua gian khổ thế nào?
Gần đây, trang web Minh Huệ đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công và cũng là tổng giám đốc nghệ thuật của Shen Yun, qua đó cho chúng ta thấy được quá trình phát triển của Shen Yun. Từ lúc bắt đầu chỉ có một ngôi nhà gỗ, trải qua 20 năm, dựa vào từng viên gạch ngói, từng hòn đá, từng cây gỗ mà dựng nên các phòng học văn hóa, phòng học múa, nhà ăn, phòng hòa nhạc cũng như các không gian khác. “Lúc khiêng cây gỗ thì Sư phụ thường chọn đầu nặng nhất. Rác trên công trường Sư phụ cũng hay dọn, người khác động tác còn chẳng nhanh nhẹn bằng Sư phụ, hơi chậm một chút là Sư phụ đã tự dọn dẹp xong hết rồi. Vũng nước bẩn không ai muốn dọn, Sư phụ không nói câu nào, liền xắn tay dọn luôn.” Sư phụ bày tỏ rằng, Sư phụ dẫn dắt mọi người tu luyện, nên bản thân Ngài đương nhiên phải làm gương.
Không biết biên tập viên và phóng viên của các phương tiện truyền thông có cảm tưởng gì sau khi đọc báo cáo của Minh Huệ. Ngay từ trước ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, Trung Cộng đã nỗ lực điều tra thu nhập của nhà sáng lập Pháp Luân Công, sau đó dùng tội danh vu khống “vơ vét tiền bạc” hòng bôi nhọ Pháp Luân Công, điều này sớm đã trở thành chiêu bài thường được ĐCSTQ sử dụng.
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada” ngày 23 tháng 5 năm 1999, Đại sư Lý Hồng Chí giảng:
“Thuận tiện tôi nói thêm chút nữa, bởi vì có những phóng viên ở đây, cũng có người nói: “Ông Lý Hồng Chí có phải là triệu phú không?” Các vị có thể xem tôi là triệu phú, tỷ phú hay tỷ tỷ phú, đều được thôi! Bởi vì những gì tôi có thì tất cả tiền bạc mà nhân loại đang có cũng không đổi được!”
“Kỳ thực tôi nghĩ, từ một góc độ khác mà giảng, tôi có tiền hay không thì có nghĩa gì đâu? Dù là tôi có tiền, bản thân tôi cũng không để tâm đến nó. Ví dụ, tôi có 100 triệu học viên đang học Pháp, nếu bây giờ tôi nói một câu: Mọi người mỗi người hãy đưa tôi một đồng, mọi người hãy nghĩ xem, mỗi người đưa tôi một đồng thì tôi sẽ là triệu triệu phú, hơn nữa mọi người có thể tùy lúc mà đưa cho tôi, chư vị sẽ khiến tôi thành triệu triệu phú rồi!”
Đối với đoàn thể tôn giáo mà nói, nếu chọn dùng phương thức thế tục hóa thì sẽ như thế nào?
Tại Hoa Kỳ, hoạt động của đoàn thể tôn giáo được pháp luật bảo vệ. Giáo hội Mormon (một nhánh của Cơ đốc giáo), là giáo hội lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, phụng hành nguyên tắc dâng hiến 1/10, tức là các tín đồ dâng hiến một phần mười thu nhập hàng năm của họ cho giáo hội, đây là nguồn thu nhập ổn định và lâu dài của giáo hội; Nhưng Giáo hội Mormon lại kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, truyền thông, bán lẻ, chứng khoán và các thứ nghề khác. Công ty dẫn đầu các doanh nghiệp tạo lợi nhuận cho giáo hội là DMC. Theo dữ liệu từ Hoover’s Company Records, một công ty thông tin và phân tích doanh nghiệp, ước tính hàng năm DMC đạt doanh thu 1,2 tỷ đô la Mỹ thông qua sáu công ty con của mình.
AgReserves, một tập đoàn khác tạo lợi nhuận cho giáo hội, cùng với các công ty con khác thuộc lĩnh vực nông nghiệp do giáo hội điều hành, được cho là sở hữu khoảng 405.000 ha đất ở Hoa Kỳ và trên diện tích đất này, giáo hội có nông trường, khu vực chuyên để săn bắn, vườn cây ăn quả và trang trại chăn nuôi.
Ngoài ra, giáo hội còn có một số tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như Trung tâm Văn hóa Polynesia, một công viên chủ đề nhiệt đới rộng 17 ha nằm ở North Beach, Oahu. Năm 2010, Trung tâm Văn hóa Polynesia có tài sản ròng là 70 triệu đô la Mỹ, riêng doanh thu vé vào cửa cao gần 23 triệu đô la Mỹ và khoản thu nhập khác 36 triệu đô la Mỹ là từ các khoản quyên góp miễn thuế.
Luật pháp Hoa Kỳ quy định đoàn thể tôn giáo không có nghĩa vụ công bố tài chính với bên ngoài, nên công chúng không thể biết được giá trị tài sản cụ thể của họ, nhưng một nghiên cứu chung của hãng Reuters và Giáo sư Cragen cho thấy tài sản của họ được định giá khoảng 40 tỷ đô la Mỹ và hàng năm họ nhận được khoảng 8 tỷ đô la Mỹ tiền dâng tặng.
Con đường thế tục hóa của Giáo hội Mormon đã có được thành công về mặt tài chính, còn giáo hội truyền thống lại có quan điểm khác. Đối với vấn đề này, chúng tôi không đưa ra bất cứ bình luận nào – con đường của mỗi cá nhân đều là do bản thân tự lựa chọn.
Pháp Luân Công, được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, theo phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, không ghi danh, không thu bất kỳ lệ phí nào, người tu luyện đều là tự nguyện tham gia hoặc tùy họ rời đi. Chỉ trong bảy năm kể từ khi được truyền ra, số lượng học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã lên tới gần 100 triệu người. Thế nhưng, kể từ tháng 7 năm 1999, xuất phát từ sự đố kỵ cá nhân, Giang Trạch Dân đã ngang nhiên lợi dụng quân đội và cảnh sát của Trung Cộng để phát động cuộc đàn áp bạo lực. Cho đến ngày nay, cuộc bức hại tàn khốc này vẫn chưa dừng lại. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ, bị đưa đi cải tạo lao động, bị tẩy não và kết án phi pháp, thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng trong khi vẫn còn sống.
Đối với hàng trăm triệu người Trung Quốc mà nói, “Pháp Luân Công” là một “từ nhạy cảm”, nhưng họ lại không hề biết tình huống chân thực của các học viên Pháp Luân Công. Trong tuyên truyền “vĩ đại, quang vinh và đúng đắn” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân Trung Quốc đã mê lạc trong vòng xoáy của tiền bạc và vật chất, nên sớm đã không còn biết văn hóa truyền thống hay giá trị đạo đức và tinh thần là thế nào.
Đoàn nghệ thuật Shen Yun được thành lập với sứ mệnh tái hiện một “Trung Quốc trước thời chủ nghĩa cộng sản” và khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong mùa diễn năm 2024, tám đoàn nghệ thuật Shen Yun đã đồng thời lưu diễn với hơn 800 buổi diễn tại gần 200 thành phố ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới và lượng khán giả lên tới hơn một triệu người. Đoàn nghệ thuật Shen Yun vì sao lại được hoan nghênh rộng rãi đến vậy?
Người Trung Quốc có câu “trăm nghe không bằng một thấy”. Shen Yun khiến người xem chấn động tâm linh và chỉ những ai đích thân thể nghiệm mới có thể cảm thụ được.
Chiều ngày 4 tháng 2 năm 2024, sau khi xem Shen Yun, cựu vũ công ba lê chính của Ba lê Hoàng gia Anh, Wayne Sleep, đã chia sẻ: “Tôi đã từng là vũ công chính của Ba lê Hoàng gia. Rất nhiều động tác vũ đạo của chúng tôi, như xoay tròn, nhảy và duỗi người, tôi vốn tưởng đều bắt nguồn từ múa ba lê Nga, nhưng tối nay chúng tôi mới hiểu rằng những động tác nhảy và xoay tròn này đã có khởi nguồn mấy ngàn năm từ Trung Quốc, đó là một nhận thức mới, diễn xuất của họ hoàn mỹ không tì vết”.
Wayne Sleep từng được người sáng lập Ba lê Hoàng gia Anh ca ngợi là “vũ công vĩ đại nhất từ trước đến nay” của đoàn múa. Bà Wayne Sleep chia sẻ: “Tôi cảm thấy như mình được lên thiên đường vậy. Diễn xuất của Shen Yun không phải là diễn xuất thông thường mà chúng ta thường thấy. Không chỉ là màu sắc tuyệt đẹp mà thiết kế và dàn dựng sân khấu cũng vô cùng khéo léo, diễn viên nhảy vào màn trời rồi lại bay vút lên không trung, nhìn rất chân thực và sống động. Đó là điều từ trước đến giờ tôi chưa từng thấy, quả thực là tuyệt vời đến không thể diễn tả, hơn nữa còn cực kỳ tinh chuẩn”.
Tối ngày 18 tháng 4 năm 2024, sau khi xem Shen Yun lần thứ hai, nhạc sỹ người Canada Joanne Tokessy chia sẻ: “Tôi đã xem Shen Yun một lần vào năm ngoái và kể từ đó tôi như được Thần bảo hộ vậy, sức khỏe của tôi ngày càng tốt hơn. Tôi từng bị đau lưng nghiêm trọng và mắc các bệnh mãn tính khác nhưng hiện đều đã khỏi”.
Ông Tokessy cho biết: “Tôi từng trải qua rất nhiều trắc trở, nhưng từ sau lần xem Shen Yun ở Ottawa vào năm ngoái liền giống như trong chỗ u minh đã xảy ra những gì thì nay cả cuộc sống của tôi đều cải biến. Tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp và luyện công mỗi ngày. Tôi cũng hiểu thêm được nhiều chân lý và áp dụng những nguyên lý này trong cuộc sống hàng ngày của mình. Đó thực sự là một trải nghiệm thù thắng phi thường.”
Ông Joanne Toxey cảm kích nói: “Cuộc sống của tôi, từ thân thể đến tinh thần, cho đến cả tâm linh, tất cả đều được thăng hoa”.
Ngày 31 tháng 1 năm 2024, sau khi xem Shen Yun, cô Trần, một người Trung Quốc sống tại Nhật Bản, không giấu được sự phấn khích và cảm kích nói: “Sân khấu Shen Yun quả đúng là thuần thiện thuần mỹ. Rốt cuộc tôi cũng hiểu được nội hàm của chữ ‘thuần’ đó”.
“Tuy rằng tôi chưa theo bất kỳ tôn giáo nào, nhưng tôi tin vào sự tồn tại của Thần. Khi còn ở đại lục, tôi từng là người vô thần, và sau khi ra nước ngoài tôi đã dần thay đổi. Tôi cho rằng tín Thần là vô cùng trọng yếu, trong tâm sẽ có sự ước thúc về đạo đức đối với chính mình, điều này đối với cuộc sống của con người mà nói, gồm cả sự phát triển của trẻ nhỏ, đều vô cùng tốt. Nói về thuyết tiến hóa, tôi hoàn toàn không đồng tình, tôi cho rằng con người là do Thần tạo ra”.
Sức mạnh cảm hóa tinh thần và sự thăng hoa từ nội tâm không thể dùng tiền bạc mà đo lường được. Sâu thẳm trong nội tâm của mỗi người đều ẩn sâu một khát vọng, đó là lời kêu gọi cứu rỗi tâm linh, là sự mong ngóng phản bổn quy chân. Ngàn vạn lần không được múa chung cùng ma quỷ, hãy dừng cương trước bờ vực, vẫn còn hy vọng, đừng có chấp mê bất ngộ, thiện ác hữu báo, Thiên Địa đều có một loại cân, đều đang đo lường tốt, xấu ở thế gian.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: ttps://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/9/488098.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/10/223553.html
Đăng ngày 02-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.