Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Mỹ
[MINH HUỆ 10-01-2025] Cách đây không lâu Trung Cộng có cấu kết với một hãng truyền thông của Mỹ để đăng cái gọi là báo cáo “điều tra”, tuyên bố rằng Shen Yun “tích lũy tài sản”, ám chỉ Sư phụ Đại Pháp “tích lũy tài sản”. Đây bắt nguồn từ vở kịch cũ của Trung Cộng từ thời đầu của cuộc bức hại vào năm 1999, giờ cựu thế lực lại lôi ra diễn lại lần nữa tại Mỹ, ngoài việc khiến người Mỹ hiểu sai về Pháp Luân Công và Shen Yun, khiến họ khó được cứu độ, phải chăng cũng là muốn dùng chiêu này để khảo nghiệm chính tín của đệ tử Đại Pháp vào Sư phụ và Đại Pháp vào giai đoạn cuối cùng của chính Pháp?
Về điều này, tôi nghĩ đến một vài vấn đề dưới đây:
1) Nhận rõ mâu thuẫn trong tâm
Kênh truyền thông nọ của Mỹ nói Shen Yun có bao nhiêu bao nhiêu tài sản tư nhân, không ít đệ tử Đại Pháp cũng khởi lên hứng thú về việc này. Trong các bài viết của các học viên thấy được Sư phụ sống cuộc sống giản dị, không tiền, không nhà, không xe, một số đồng tu dường như vì thế mà buông được tâm, rất vui vẻ. Tuy bình thường các đồng tu đều biểu đạt một tấm lòng biết ơn vô tỷ với Sư tôn, thật lòng hy vọng Sư phụ sẽ có cuộc sống tốt, thế thì nếu Sư phụ có một cuộc sống có tiền, có nhà, có xe, liệu có đồng tu nào trong chúng ta không chấp nhận được điều này không?
Hy vọng Sư phụ có cuộc sống tốt, nhưng lại hy vọng nhìn thấy Sư phụ sống giản dị, loại tâm lý mâu thuẫn này có phải là chấp trước căn bản, trường kỳ của một số đồng tu trong chúng ta chăng? Có phải đây chính là một trong những nguyên nhân khiến kẻ ác bịa đặt chuyện “tích lũy tài sản” không?
Hiện nay, có lẽ chúng ta cần cùng nhau ôn lại kinh văn “Tiến đến viên mãn” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II:
“Chư vị chấp trước Đại Pháp phù hợp với khoa học con người, thì chúng khống chế những kẻ tà ác bịa đặt rằng Đại Pháp là mê tín; chư vị chấp trước Đại Pháp có thể trị bệnh, thì chúng không chế những kẻ tà ác bịa đặt rằng Đại Pháp không cho người ta uống thuốc, làm 1400 người chết; thậm chí chư vị cho rằng Đại Pháp không tham dự đến chính trị, thì chúng để những kẻ tà ác bịa đặt rằng Đại Pháp và Lý Hồng Chí có thế lực chính trị nước ngoài [hậu thuẫn], v.v.; chư vị nói rằng Đại Pháp không thu phí, thì chúng nói rằng Sư phụ kiếm tiền bất chính. Bất kể chư vị chấp trước điều gì, thì chúng để bè lũ tà ác bịa đặt điều ấy.”
“Hơn nữa chúng khống chế những kẻ tà ác nhắm thẳng vào hết thảy tâm của con người, hết thảy chấp trước, mà kiểm nghiệm các đệ tử Đại Pháp một cách toàn diện không bỏ sót {vô lậu} và phá vỡ; nếu như chư vị thật sự có thể trong tu luyện mà vứt bỏ chấp trước căn bản kia của con người, thì ma nạn tối hậu này đã không tà ác đến như vậy.” (Tiến đến viên mãn“, Tinh Tấn Yếu Chỉ II) </blockquote>
2) Được bác sỹ cứu mạng dưỡng thương, bạn có hy vọng ông ấy nghèo khó, tiền lương hằng năm không bằng bạn?
Một bác sỹ giúp người bệnh nguy kịch hồi sinh từ cửa tử, người bệnh cũng sẽ không quan tâm xem tiền lương năm của bác sỹ là mấy trăm ngàn hay mấy triệu. Một bệnh nhân vốn suốt ngày ủ rũ, được bác sỹ giúp cho từ đó ngày ngày thư thái, lúc nào cũng vui vẻ, bệnh nhân sẽ không đi hỏi người nhà của bác sỹ có đeo vàng đeo bạc, có mang hàng hiệu hay không. Một người lúc nào cũng có thể bị sóng to gió lớn cuốn đi, được người ta cứu lấy, sẽ không quan tâm ân nhân có xe, có nhà hay không. Ấy là vì điều quan trọng nhất của họ là bản thân được cứu khỏi cảnh tuyệt vọng, đâu quan tâm đối phương là giàu hay nghèo nữa.
Một người đến nơi xã hội nhân loại, chỉ có tu luyện mới có thể trở về gia viên ban đầu của mình. Trong một xã hội tràn ngập vô thần luận, Sư phụ đã dùng đại trí huệ của Ngài để giúp chúng ta có lại chính tín vào Thần, giúp chúng ta biết rằng con người có thể tu luyện, tu luyện như thế nào, bắc lên chiếc thang cho chúng ta quay về. Là một đệ tử chân tâm tu luyện, điều duy nhất chúng ta nên làm và có thể làm là nhanh chóng tiêu trừ nghiệp lực, đề cao tâm tính, mau chóng đề cao. Trong tâm chỉ có thể có vui mừng và cảm ân, điều nên lo lắng chỉ là tiến bộ quá chậm trong tu luyện, bản thân liệu có thể trở về gia viên tiên thiên hay không.
Nếu thật sự nhận thức được Sư phụ đang làm gì, Pháp là gì, tu luyện Đại Pháp là gì, minh bạch rằng ta còn chẳng bằng hạt bụi của hạt bụi trong vũ trụ, thì căn bản không nên nghĩ thế này thế nọ về sinh mệnh khác, nhất là sinh mệnh cao cấp. Dù người khác tốt xấu ra sao, ta không tu về được thì vĩnh viễn vẫn là hạt bụi trong hạt bụi của vũ trụ cũ mà thôi. Sư phụ nghèo hay giàu thì liên quan gì đến sự đề cao của ta? Lẽ nào nếu Sư phụ thanh bần, thì tu luyện tinh tấn; nếu Sư phụ giàu có, thì buông bỏ tu luyện, cam nguyện luân hồi đến vô tận? Điều ấy chẳng đã nói rõ bản thân xem Đại Pháp thành một loại “tài nguyên của cuộc sống” rồi sao, từ căn bản đã không tín niệm vào Sư phụ và tín ngưỡng vào Đại Pháp từ căn bản rồi sao?
3) Cung phụng
Sư phụ giảng:
“Tại các tầng khác nhau Phật Pháp có các hiển hiện khác nhau; nhưng [tầng] càng cao [thì] càng tiếp cận chân lý, [tầng] càng thấp thì càng viễn ly với chân lý.” (Chuyển Pháp Luân)
Giác giả có cách làm tại cảnh giới của giác giả, cảnh giới của Phật Đạo Thần. Mà chúng ta biết được chân lý cao nhất là Chân-Thiện-Nhẫn, tiêu chuẩn đo lường tầng thứ cao thấp vốn không liên quan gì đến việc có bao nhiêu tài phú.
Tôn giả Milarepa đem toàn bộ những gì mình có cung phụng lên Thượng sư. Dù Thượng sư có cuộc sống dư giả hơn mình thế nào, ông vẫn vô cùng khiêm cung phục vụ Thượng sư, nghe Thượng sư chỉ dạy, vì ông cho rằng Thượng sư có đại trí huệ, có Pháp siêu thoát khỏi sinh tử luân hồi. Milarepa trong quá trình tu hành, giả như có cái tâm phải thấy cuộc sống của Sư phụ giản đơn mới bình tâm được, thì ông làm sao có thể khiêm cung cầu giáo, kiên định bất loạn, đắc chính Pháp chỉ một đời chứ? Còn Sư phụ chúng ta không cần chúng ta cung phụng bất cứ vật chất gì, nếu nhất định muốn cung phụng, vậy điều duy nhất mà Sư phụ muốn ở chúng ta là chân tâm muốn tu luyện!
Dù là ở trong xã hội người thường, từ cổ chí kim, cũng có rất nhiều người giàu mà có đức, cứu tế thế nhân; cũng có những người nghèo nhưng vẫn ác, họa loạn xã hội. Người tốt hay xấu không nằm ở chỗ người ta nghèo khó hay giàu có.
Sư phụ giàng:
“Nói tới đây, tôi nhớ đến một việc, đã nhiều năm tôi vẫn luôn có một Pháp này chưa giảng cho mọi người. Lúc cuộc bức hại rất nghiêm trọng, đặc biệt là năm 2000, các học viên Trung Quốc vạch trần tuyên truyền vu khống của tà ác đối với Sư phụ, có học viên nói một đoạn thoại khiến tôi có ấn tượng rất sâu; hơn nữa cũng quyết phải ‘chính’ lại nhận thức ấy. Tên đại ma đầu và Trung Cộng bịa đặt nói với chư vị rằng Sư phụ nhiều tiền thế này thế kia, tại Bắc Kinh và Trường Xuân ở nhà lầu lớn thế này thế kia, sinh hoạt xa xỉ thế này thế kia. Bấy giờ ở Trung Quốc khi truyền Pháp cuộc sống của tôi rất đơn giản. Một học viên ở Trung Quốc đã nói, bảo rằng ‘Sư phụ chúng tôi là tốt nhất, sẽ không như thế đâu; nếu Sư phụ chúng tôi mà thế thì tôi đã không chịu’. Lúc ấy trong tâm tôi thấy rất khó chịu; tôi càng hiểu rõ hơn nỗi khổ những năm ấy của những vị Thần hạ thế độ nhân trong quá khứ. Tu luyện là tu luyện chính mình; vì sao lại nhìn người khác?
Tôi dạy mọi người tu luyện, chứ không phải tương đương với việc tôi cũng đang tu luyện giống chư vị. Nếu là thế, thì tôi không đạt tốt, thì chư vị không tu nữa, phải vậy sao? Trong Pháp tôi truyền cho chư vị không có nói rằng Sư phụ cũng đồng dạng khổ tu giống như người tu luyện. Tôi là vì chúng sinh mà chịu khổ nên mới bị tà ác công kích. Đặc biệt là Đại Pháp tu luyện không có cách ly thế tục mà tu, đệ tử ở giai tầng xã hội nào cũng có, làm sao mà [tôi] giống như tất cả đệ tử được? Mà vì sao cứ phải sinh sống giống như học viên có nghiệp lực rất lớn hoặc khốn khổ nhất? Nếu Sư phụ làm không có giống với chư vị thì không được, thì không tu nữa sao? [Muốn] độ chư vị thì Sư phụ cần phải giống chư vị, đó chẳng phải là độc hại của văn hoá tà đảng Trung Cộng sao? Người ta thật sự muốn Sư phụ đang độ người phải cùng chịu khổ với người thì mới chấp nhận sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc, Giảng Pháp tại các nơi VII)
Đây là Pháp mà Sư phụ giảng nhắm thẳng vào tình huống thời kỳ đầu cuộc bức hại. Hơn 25 năm qua đi, nhận thức của các đệ tử Đại Pháp cũ về phương diện này lẽ ra phải thành thục rồi, hoặc là vẫn còn những đệ tử Đại Pháp khá mới cần được khảo nghiệm, cần đề cao nhận thức.
Sư phụ muốn giải quyết vấn đề của quá khứ, cần khai sáng tương lai, nếu đệ tử vẫn cứ khư khư cố thủ quan niệm sai lầm của quá khứ, thậm chí nếu không phù hợp quan niệm của bản thân, thì có lẽ không còn tín Sư tín Pháp nữa, thà rằng buông bỏ tu luyện, không được cứu độ, vậy chẳng phải sẽ tăng thêm trở ngại cho việc chính Pháp của Sư phụ hay sao?
Sư phụ đã giảng:
“Cho nên tôi thấy rằng đôi khi động cơ của người ta không thuần, họ suy nghĩ sự việc rất hẹp hòi, rất ngu xuẩn.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Canada)
Đúng thế, vừa nói có tiền, rất nhiều người thường và người tu luyện còn nặng nhân tâm liền nghĩ ngay đến việc ăn chơi chè chén, tham thú hưởng lạc, thỏa mãn tâm hư vinh. Mà những thứ này hoàn toàn không liên quan gì đến Sư phụ. Sư phụ một ngày bận trăm công nghìn việc, lo lắng cho tu luyện của học viên, hơn nữa chỉ cần có thời gian liền đến công trường làm việc. Trên công trường xây Chùa Long Tuyền, chỗ nào khó nhất là có Sư phụ, việc gì khó nhất là có Sư phụ. Mỗi năm Shen Yun hễ bắt đầu biểu diễn, Sư phụ càng như giữ cương ngựa không rời tay, đôn đáo khắp nơi, chỉ để đảm bảo diễn xuất có thể cứu độ chúng sinh một cách hoàn mỹ. Hết thảy những gì Sư phụ làm đều là vì học viên và chúng sinh, hoàn toàn không có hưởng thụ cá nhân nào cả. Thế thì có tiền là thế nào? Sao có thể suy đoán như kẻ phàm tục như thế được? Là phàm phu tục tử dùng cái tâm của kẻ tiểu nhân đi đo bụng người quân tử, lấy tâm kẻ phàm tục mà đo lòng giác giả.
Đương nhiên, qua bài phỏng vấn, chúng ta đã biết cuộc sống của Sư phụ rất giản dị, không có tiền, chẳng cần tiền. Đây chỉ là giao lưu trong tu luyện. Những sự việc nơi thế gian có lẽ đều có liên quan đến tâm của đệ tử Đại Pháp, nếu đệ tử Đại Pháp chúng ta quy chính tâm thái của mình trước, thì có lẽ xã hội người thường sẽ không hoặc ít có những lời đồn đại phỉ báng kiểu “tích lũy tài sản” như thế nữa.
Nhận thức cá nhân tại tầng thứ hiện tại, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong được lượng thứ, chỉ chính.
Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/10/488148.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/11/223561.html
Đăng ngày 15-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.