Bài viết của Minh Ngộ
[MINH HUỆ 03-01-2025] Từ Giáp là người đầy tớ của Lão Tử, đã theo hầu Lão Tử hơn 200 năm mà chưa lấy được một đồng thù lao nào, thế nên kiện Lão Tử lên quan huyện để đòi tiền lương. Nhưng sau khi Lão Tử lấy đi bùa Thái Huyền Chân Phù từng cài trong thân cho Từ Giáp, Từ Giáp liền hóa thành bộ xương trắng. Trong mắt người thường, cách làm của Từ Giáp là hợp tình hợp lý: làm công kiếm tiền, mắc nợ phải trả. Thế nhưng trong mắt người tu luyện, Từ Giáp chỉ là kẻ phàm phu tục tử, ngu muội, khó hóa độ.
Cách đây không lâu, một người nọ dùng danh nghĩa cá nhân để khởi kiện dân sự Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và Trường Đại học Phi Thiên (Feitian) tại Mỹ để đòi bồi thường cho những tổn thất về kinh tế. Nguyên do là, người này từ năm 13 tuổi đã vào học tại trường Feitian, 24 tuổi thì tốt nghiệp, có thời kỳ từng làm diễn viên thực tập tham gia lưu diễn khắp thế giới cùng đoàn nghệ thuật Shen Yun, nhưng cho rằng mình không nhận được thù lao hợp lý.
Nếu như Từ Giáp đòi lương, theo lẽ thường thì còn có thể nói là có lý, nhưng cách làm của diễn viên thực tập này thực sự là không phải đạo, ngay cả trong xã hội người thường. Theo tài liệu của Trường Đại học Phi Thiên, học phí một năm của một sinh viên là 50.000 đô la Mỹ, bao gồm học phí, sách vở, trang phục, ăn ở, và các chi phí khác. Ngoài ra, các khoản bổ trợ và ăn uống trong những dịp lễ tết đều do nhà trường tự xoay sở lo liệu thêm. Toàn bộ học sinh sinh viên của Phi Thiên đều được miễn toàn bộ học phí và các chi phí liên quan. Vị này đã học ở Phi Thiên 12 năm, vậy là đã được trợ cấp tổng cộng 550.000 đến 600.000 đô la Mỹ. Shen Yun chi món tiền này không phải vì có nhiều tiền, mà là vì trân quý các tiểu đệ tử Đại Pháp, vì muốn giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình học sinh, mà quan trọng hơn là, quá trình học tập thành tài của mỗi học sinh cũng là một phần không thể thiếu để chung sức với các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc thực hiện sứ mệnh của mình. Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun là do các học viên Pháp Luân Công thành lập với tôn chỉ là khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa, đề xướng các giá trị đạo đức truyền thống, lan tỏa sự tốt đẹp, thiện lương, và hy vọng. Đây là sứ mệnh của Shen Yun.
Ngược lại, có trường hợp cha mẹ chỉ muốn đưa con ra nước ngoài du học, còn con trẻ thì thích múa, hoặc cha mẹ vì lý do riêng nào đó mà mong con được vào học ở Phi Thiên, vì thế mà ghi danh vào Phi Thiên. Dù rằng nhà trường vì thương cảm, đã thiện ý tiếp nhận học sinh, nhưng rốt cuộc tiềm năng cũng rất thấp. Dù sao múa Trung Hoa ở Phi Thiên cũng là hạng nhất thế giới, nên yêu cầu về điều kiện thể chất, phẩm đức, tố chất tâm lý cũng cao tương ứng.
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun vốn là do các học viên Pháp Luân Công thành lập, mà Pháp Luân Công lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm tôn chỉ rốt cuộc là sao? Vấn đề này chợt nghe thì đơn giản, nhưng đáp án lại cực kỳ sâu xa, vượt khỏi bất cứ nghề nghiệp chuyên môn nào nơi thế gian. Bất cứ nghề nghiệp chuyên môn nào, nếu chỉ mấy câu đã có thể giải thích cho người ngoài nghề hiểu được thì không được gọi là chuyên môn nữa.
Về điểm “có phải là tôn giáo hay không”, Sư phụ Lý Hồng Chí đã chỉ ra trong bài viết “Tu luyện và tôn giáo”:
“Tôi nói chúng ta không phải là tôn giáo, là bởi vì Thần có định nghĩa của Thần…. Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền trong xã hội người thường, đương nhiên bị xã hội định nghĩa là tôn giáo, nên Pháp Luân Công cũng được đăng ký là tổ chức tôn giáo tại các quốc gia trên toàn thế giới, đồng thời tại Mỹ, Pháp Luân Đại Pháp tổ đình Long Tuyền tự cũng được đăng ký là tự viện tôn giáo.” (Tu luyện và tôn giáo)
Tiến sỹ Benjamin Penny, người chuyên nghiên cứu các vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc, đã viết trong tác phẩm “Tín ngưỡng tôn giáo của Pháp Luân Công” (The Religion of Falun Gong)rằng, “Pháp Luân Công “có tính tôn giáo sâu sắc”, hơn nữa “xét dưới nhiều góc độ, thì là một loại tôn giáo”.
Ai cũng biết, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều giảng xem nhẹ danh lợi nơi thế tục, tôn sùng đạo đức, tìm kiếm ý nghĩa chân chính của sinh mệnh, theo đuổi sự vĩnh hằng của sinh mệnh. Thế nên rất nhiều tín đồ đã từ bỏ vinh hoa phú quý nơi thế gian mà cống hiến cho sự nghiệp tôn giáo, làm việc thiện nguyện, phó xuất mọi thứ mình có, mọi năng lực, để làm việc thiện, hồng dương chính Pháp. Vì thế, pháp luật các nước phương Tây đều bảo hộ tôn giáo, hoạt động tôn giáo không chịu sự chế ước của “Luật Lao động”, sự phó xuất của các tín đồ trong tôn giáo không thể dùng sự công bằng hay thù lao để đo lường được, bởi vì đây không phải là khái niệm thuộc cùng một cảnh giới. Những người đi trước chế định ra pháp luật đều biết rõ, tục và thánh không thể bàn lẫn với nhau được.
Vậy mà hôm nay, cựu diễn viên thực tập Shen Yun này lại đem việc tự nguyện phó xuất trong tu hành đầy thần thánh ra để lý luận như việc trong người thường, lấy pháp luật của người thường để đo lường, thật sự khiến người ta cười ra nước mắt.
Xin kể ra hai ví dụ về người tu hành / tu luyện chân chính được biết đến rộng rãi:
Trước hết, xin kể về Pháp sư Hoằng Nhất thời Dân quốc (1880-1942). Trước khi xuất gia, Pháp sư Hoằng Nhất có tên tục là Lý Thúc Đồng, là con nhà phú quý, là đại tài tử thời Dân quốc, cũng là họa sỹ, nhà âm nhạc, viết kịch, nhà giáo dục. Khi sự nghiệp của Lý Thúc Đồng đang ở đỉnh cao, ông lại đến Chùa Hổ Bào ở Hàng Châu xuất gia làm tăng, lấy Pháp hiệu là Hoằng Nhất. Ông chuyên tâm tu tập Luật Tông, cuối cùng trở thành đại sư nổi danh của Luật Tông. Ngày thứ ba sau khi ông xuống tóc xuất gia, người vợ Nhật tâm đầu ý hợp khi xưa, bà Haruyama Shuko, đã đến Chùa Hổ Bào tìm chồng, Pháp sư Hoằng Nhất tránh mặt không gặp. Bà Haruyama Shuko bèn xuống núi, không lâu sau bà quay về Nhật Bản sống đến cuối đời. Thử nghĩ xem, nếu lúc ấy bà Haruyama Shuko kiện Chùa Hổ Bào đã dụ dỗ chồng mình xuất gia, phá hoại gia đình bà, khiến bà bị tổn thất kinh tế, rồi đòi nhà chùa bồi thường tổn thất kinh tế, bù đắp tổn thất tinh thần, chẳng phải sẽ bị cho rằng “không hiểu chuyện”, không hiểu việc lớn đại nghĩa sao?
Lại nói về một vị cao tăng thời Đường là Thiền sư Nhất Hạnh (683 – 727). Thiền sư Nhất Hạnh trước khi xuất gia có tên tục là Trương Toại, cụ nội là Trương Công Cẩn, một trong 24 vị đại công thần dưới thời Đường Thái Tông, được lưu danh tại Lăng Yên Các, là một gia tộc hiển hách đầu thời Đường. Con cả của Trương Công Cẩn là Trương Đại Tượng làm quan hộ bộ thị lang, con thứ Trương Đại Tố sáng tác được 100 cuốn “Hậu Ngụy Thư”, 30 cuốn “Tùy Thư”, con thứ ba Trương Đại An liên tục giữ chức bạn học với thái tử và con vua, là học trò tam phẩm của Đồng Trọng Thư. Phụ thân của Trương Toại là Trương Lẫm, con thứ hai của Trương Đại Tố, và từng làm huyện lệnh Vũ Công. Trương Toại từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, sách xem qua là nhớ, chưa đến 20 tuổi đã thông thạo nhiều kinh sử, tinh thông thiên văn toán số. Vũ Tam Tư Văn nghe danh Trương Toại nhiều lần triệu kiến, muốn nhận ông làm phụ tá. Năm 21 tuổi, Trương Toại được gặp Đại sư Ngọc Tuyền Hoằng Ảnh của Thiên Thai Tông, khởi lên ý niệm muốn xuất gia, Trương Toại đã cạo đầu làm tăng trên núi Song (Hà Nam).
Theo quan điểm thế tục, Nhất Hạnh xuất gia liệu có phải là tổn thất của quốc gia, của gia tộc không? Người nhà của Trương Toại phải chăng nên kiện giới Phật giáo đã làm uổng phí một tài năng của quốc gia, khiến gia tộc bị tổn thất? Dùng cái lý nơi thế tục để bàn luận những chuyện trong tu luyện thì quá tầm bậy.
Xin kể một câu chuyện không thỏa đáng thế này. Cờ tướng Trung Quốc và cờ tướng quốc tế là hai trò chơi hoàn toàn khác nhau. Trong cờ tướng Trung Quốc có cách nói “biệt mã cước” (chớ sơ hở), trong cờ tướng quốc tế lại không có cách nói này. Nếu có người xem chơi cờ tướng quốc tế mà nói: “Không được, quân mã của anh không được nhảy thế này, biệt mã cước (đừng đi mã)!”, người này nhất định sẽ bị những người mê cờ đuổi ra khỏi cửa.
Đương nhiên học viên Pháp Luân Công lấy xã hội làm ngôi chùa lớn, không xuất gia, không vào núi, tu luyện trong xã hội người thường, không yêu cầu đệ tử buông bỏ mọi thứ nơi người thường, nhưng điều truy cầu và lý niệm của một người tu luyện đều như nhau. Vị diễn viên thực tập Shen Yun đòi tiền lương kia chưa từng bỏ ra một đồng học phí hay chi phí sinh hoạt nào, đã học hết đại học, được đào tạo múa cổ điển Trung Quốc là thể loại chính quy nhất, nghiêm khắc nhất, được hun đúc trong bộ môn nghệ thuật chính thống nhất, hoàn mỹ nhất, cũng học được một nghề thành thạo rồi, còn được Học viên Múa Bắc Kinh của Trung Cộng mời hợp tác. Được trưởng thành trong một môi trường tu luyện thuần tịnh, lại có được chút danh và lợi nơi người thường. Việc tốt như vậy có thể tìm ở đâu được? Cớ gì lại lấy oán báo ân mà đi kiện ngược lại Shen Yun kia chứ?
Từ Giáp đòi lương cũng vậy, diễn viên thực tập đi kiện cáo cũng vậy, thực ra là sự phân tranh giữa vật chất và tinh thần, phân tranh thế tục và tu luyện, phân tranh giữa vô thần và hữu thần. “Tự cổ tục thánh lưỡng trùng thiên” —— Từ xưa đến nay, tục và thánh vốn cách nhau hai tầng trời. Những tranh luận như thế này có thể thuộc phạm trù triết học, chứ không thể đem ra tòa án được. Có điều, người chế định pháp luật nước Mỹ đã biết điểm này.
Một Trung Cộng tự xưng là vô thuần luận lại lợi dụng tự do ngôn luận và những sơ hở trong luật pháp của Hoa Kỳ để khơi mào cuộc chiến dư luận và pháp luật với Pháp Luân Công, kết quả ắt là “thanh giả tự thanh” (người trong sạch thì tự đã trong sạch), lý niệm Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công sẽ càng bén rễ sâu vào lòng người.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/3/487843.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/4/223432.html
Đăng ngày 08-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.