Bài viết của Phương Hiểu và Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 15-12-2024] Trong “Thái Bình Quảng Ký” có ghi lại câu chuyện cổ về Lão Tử và người đầy tớ thân cận. Lão Tử có một người đầy tớ theo hầu tên là Từ Giáp, theo Lão Tử chu du Trung thổ đã 200 năm. Từ Giáp có một nút thắt trong tâm rằng sao chủ nhân mãi vẫn chưa trả tiền công cho mình; hồi đầu đã nói rõ rằng mỗi ngày được 100 đồng rồi, ấy vậy mà một đồng cũng chưa thấy đâu; đã 200 năm rồi, tổng cộng đã thiếu nợ tới 720 vạn đồng rồi.

Một ngày nọ, chủ tớ hai người họ đi mãi về hướng Tây, ngồi trên xe bò lắc la lắc lư đi tới Hàm Cốc Quan. Trong quán trọ ở Hàm Cốc Quan có một người trọ ở đây đã lâu, kiếm sống bằng nghề viết đơn kiện cho người ta. Từ Giáp bèn kể cho người này nghe nỗi oan tình của mình, rồi nhờ ông ta viết cho cái đơn trình lên quan phủ để đòi tiền công. Người viết đơn kiện này vừa nghe nói đến số tiền lớn thế, liền khấp khởi không thôi, tức thì múa bút viết ra một đơn kiện chỉn chu, đồng thời chủ động giao hẹn, rằng nhà ông có cô con gái khuê các chưa gả chồng, khi nào đòi được tiền công, ông ấy sẽ gả con gái cho Từ Giáp.

Thái thú Doãn Hỷ trấn thủ Hàm Cốc Quan, tu Đạo đã nhiều năm, nhưng khổ sở vì không được chân truyền. Hôm ấy, lúc nửa đêm đả tọa, trong định đã nhìn thấy luồng khí màu tím từ phía Đông, liền biết là có cao nhân tới. Vừa nhìn thấy Lão Tử, ông liền quỳ xuống bái sư. Nào ngờ, vừa được bái kiến Lão Tử xong, việc đầu tiên phải làm lại là xử án, xử lý đơn kiện của người đầy tớ.

Hai người chủ tớ ấy ra trước công đường. Lão Tử để cho Từ Giáp nói trước, Từ Giáp vừa mở miệng đáp lời thì một luồng sáng trắng bay ra khỏi miệng, Từ Giáp lập tức ngã gục xuống đất, rồi chỉ thấy một bộ xương khô trơ trọi nằm trên mặt đất, như thể đã chết từ lâu lắm rồi. Thì ra luồng sáng trắng đó là bùa Thái Huyền Chân Phù của Đạo gia mà Lão Tử ban cho người này thì mới giữ cho nhục thân bất tử.

Lão Tử nợ tiền người đầy tớ sao? Câu trả lời hiển nhiên là ngược lại: là người đầy tớ ấy nợ Lão Tử cả mạng sống; đã vậy còn được ở bên cạnh Lão Tử mà chứng kiến Lão Tử truyền đạo ​​– ngôn truyền thân giáo, cơ duyên thế này, có dùng vàng cũng chẳng đổi được.

Cái tên “Từ Giáp” (徐甲 [xújiǎ]) đồng âm với từ “hư giả” (虛假 [xū jiǎ]). Ông ta đã theo Lão Tử 200 năm rồi mà trong tâm chỉ nghĩ đến tiền, chứ không màng đến Đạo, đã hoài phí cơ duyên thiên cổ được tu Đạo đắc Đạo. Uổng phí 200 năm đi theo Lão Tử; điều này rất đáng để những người vô thần luận ngày nay tham khảo. Vậy mà Từ Giáp đã chết lâu lắm rồi, nhưng con người ngày nay vẫn không học được gì từ bài học này, vẫn có người cam tâm tình nguyện giẫm vào vết xe đổ của Từ Giáp. Cựu nữ sinh kia (người Đài Loan) của Đại học Feitian chính là một trường hợp như thế.

Cách đây không lâu, cô này đã đệ đơn kiện dân sự tố cáo Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, Đại học Feitian, một số tổ chức và cá nhân khác ở Hoa Kỳ, để đòi bồi thường tổn thất về kinh tế. Kể từ đó, cô ấy đã ra sức đào bới cái mà phóng viên Hồng Thiên Thiên của thời báo New York Times gọi là “tài liệu đen” của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, Trường Feitian; rồi lại đăng ngay một bài báo dài công kích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.

New York Times đã tốn rất nhiều giấy mực để tô vẽ các diễn viên Shen Yun phải khổ cực như thế nào, “thời gian làm việc” dài bao lâu, mà lại không được trả thù lao tương xứng. Nhưng chính New York Times cũng đề cập rằng trường học và giáo đường tôn giáo là trường hợp ngoại lệ, không thuộc phạm vi của “Luật Lao động”, đồng thời còn đưa ra một số chứng từ chứng minh một số đệ tử trong Shen Yun hiện hiện nay vẫn đang khổ cực phó xuất.

Năm 2001, ông Arthur Sulzberger Jr., bấy giờ là chủ bút của tờ New York Times, cùng một số biên tập viên và phóng viên của tờ báo này có dịp gặp Giang Trạch Dân, và còn xây dựng mối quan hệ đặc biệt với tên độc tài này. Từ đó tới nay, New York Times hễ đề cập đến Pháp Luân Công, thì về cơ bản đều lặp lại những lời bôi nhọ và tấn công của Trung Cộng nhắm vào Pháp Luân Công, cho đến lần này thì đã leo thang thành chủ động tấn công.

Mặc dù phóng viên Hồng Thiên Thiên của “New York Times” thực hiện cuộc phỏng vấn với mục đích đen tối, nhưng mức độ cực khổ của các diễn viên Shen Yun được đề cập trong đó là chân thực, mà hoàn cảnh thực tế còn cực khổ hơn, vả lại không chỉ có sự phó xuất của các diễn viên Shen Yun, mà còn có sự ủng hộ, phó xuất của nhiều người và gia đình hơn nữa mới có thể có được Shen Yun như ngày hôm nay.

Trẻ em học nghệ thuật, thường là sau khi tốt nghiệp không kiếm được tiền. Ngoại trừ những cá nhân thành công ở đỉnh chóp của kim tự tháp, còn hầu hết nhân tài chuyên nghiệp trong ngành nghệ thuật, ngoài thu nhập ít ỏi từ việc đi dạy học, còn phải làm thêm các việc khác mới có thể nuôi sống bản thân. Trừ phi gia đình khá giả, còn gia đình bình thường thì không đủ khả năng nuôi con học nghệ thuật. Vì học nghệ thuật quá tốn kém, mà thu nhập lại quá bèo bọt, khó mà đủ sống, nên hầu hết các gia đình cho con học đại học đều muốn chọn học ngành y, máy tính, ngân hàng tài chính, hay các chuyên ngành khác để sau này kiếm được công việc nhiều tiền.

Vậy Pháp Luân Công bị Trung Cộng bức hại đến 25 năm rồi, những học viên Pháp Luân Công trường kỳ tự bỏ tiền túi để phản bức hại, vì sao vẫn nguyện ý làm Shen Yun? Vì sao nguyện ý phó xuất như vậy chứ? Cá nhân tôi cho rằng, lý do rất đơn giản, Shen Yun không phải là vì kiếm tiền, tuy cũng bán vé, từ đó thu về chút tiền vốn, như vậy mới có thể duy trì vận hành, mới có thể trả được chút thù lao, song mục đích căn bản là: các tiết mục diễn xuất của Shen Yun mỗi năm đều có thể khiến khán giả biết được cuộc bức hại nhắm vào Chân-Thiện-Nhẫn này vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Đây là lý do căn bản khiến bản thân chúng tôi, cũng như biết bao học viên Pháp Luân Công khác, cho dù mất tiền bạc, thời gian, tâm huyết cũng muốn kiên trì làm đến cùng.

Những người thiện lương, có lẽ qua bài báo của New York Times, cũng có thể thấy được sự phó xuất của các học viên Pháp Luân Công ở tuổi thanh thiếu niên của chúng tôi, kỳ thực, ngoại trừ phó xuất trong Shen Yun, còn có biết bao sự phó xuất âm thầm lặng lẽ khác nữa. Chẳng hạn như những ông bà lão quanh năm ở trước lãnh sự quán Trung Quốc để kêu gọi chấm dứt bức hại; nào những thanh niên dành ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ để đi quảng bá Shen Yun ở các khu dân cư; rồi vì đặc vụ Trung Cộng lăm lăm phá hoại xe của Shen Yun, mưu đồ khiến xe hỏng gặp tai nạn, mạng người thương vong, thiết bị hư hỏng, nên các học viên Pháp Luân Công thanh niên, trung niên chẳng quản trời băng đất tuyết túc trực trông giữ xe Shen Yun để tránh bị lỡ buổi diễn xuất; nào đội ngũ phóng viên, biên tập viên hải ngoại của Minh Huệ hình thành bằng sức mạnh của tín ngưỡng, suốt 25 năm qua vẫn phơi bày cuộc bức hại không ngừng nghỉ dù chỉ một ngày; còn biết bao nhiêu người nữa không được ai biết đến vẫn đang lặng lẽ phối hợp mà chẳng màng công lao… Cần có ai trả thù lao cho chúng ta chứ? Cần có ai cho chúng ta tiền chứ? Tu luyện là tự nguyện, phản bức hại là phát tự nội tâm, trước nay chưa từng nghe nói một từ “bắt buộc” nào cả.

Là một bộ phận trong trường học, nhóm biểu diễn Shen Yun là một bộ phận trong chương trình học của trường, nhưng quan trọng hơn là các giáo viên, sinh viên, học sinh của nhà trường đều là người tu luyện Pháp Luân Công; chỉ cần cuộc bức hại tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn này chưa kết thúc, thì họ còn tự nguyện phó xuất để phơi bày nó, đó là điều hợp lẽ hợp đạo, không có gì khó hiểu cả.

Hồng Thiên Thiên, tác giả chính của bài báo công kích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun trên New York Times, là con gái của Hồng Triều Huy, cựu giám đốc danh dự ở nước ngoài của “Hiệp hội Sinh viên Âu Mỹ” của Trung Quốc. “Hiệp hội Sinh viên Âu Mỹ” này lại thuộc Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, vốn chuyên trách việc thâm nhập vào nước ngoài và thu thập thông tin tình báo. Khi mối quan hệ cha con giữa Hồng Triều Huy và Hồng Thiên Thiên bị truyền thông nước ngoài vạch trần, truyền thông nội địa của Trung Cộng liền lập tức xóa bỏ các bài báo liên quan. Bao nhiêu trang web truyền thông ấy của Trung Quốc, chỉ vì một phóng viên New York Times của một đất nước bị coi là kẻ địch mà phải phối hợp nhất trí hành động như thế, thì sự sốt sắng ấy của con gái yêu của Hồng Triều Huy cũng có thể coi là bình thường.

Tiếc thay, Từ Giáp sớm chiều được theo cùng Đại Đạo hơn 200 năm, vốn có hy vọng đắc Đạo thành Tiên, mà trong mắt lại chỉ có tiền công. Tiếc thay, bao nhiêu “học viên Pháp Luân Công ngày ấy” từng có duyên đắc Đại Pháp, mà giờ lại đi theo vết xe đổ của Từ Giáp. Tiếc thay, bao nhiêu Hồng Triều Huy muốn gả con gái Hồng Thiên Thiên chỉ vì tiền, mà vừa hủy mất con gái lẫn tiền đồ của Từ Giáp!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/15/486150.html

Đăng ngày 17-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share