Bài viết của Nghiêm Cẩn
[MINH HUỆ 24–04–2012] Trong lịch sử, có nhiều câu chuyện trở thành bài học kể về những ai bất kính và phỉ báng chính tín sẽ gặp thảm báo. Thời nhà Thanh có một Phật tử tại gia tên gọi Chu Tư Nhân (còn được biết đến là Chu An Sĩ) đã viết một cuốn sách rất hay có tên “An Sĩ toàn thư” bàn chi tiết về nguyên tắc này. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài thí dụ được lấy từ cuốn sách này có liên quan đến các vị Hoàng đế và những cận thần của họ từ các triều đại khác nhau ở Trung Quốc cổ đại.
Trong thời Bắc Ngụy (năm 386–534 sau Công Nguyên), Thái Võ Đế rất sủng ái một trong những triều thần hàng đầu có tên Thôi Hạo. Ông ta là một người có kiến thức uyên thâm với trí nhớ phi thường và tài trí hơn người. Tuy nhiên, ông ta không tin Thần Phật và từng vô cùng giận dữ mà thiêu hủy kinh thư Phật giáo của vợ khi ông ta nhìn thấy bà đang tụng kinh. Hai em trai của ông ta là Thôi Di và Thôi Mô theo sùng Đạo Phật. Bất kỳ nơi nào mà họ đến và trông thấy tượng Phật, họ lại bày tỏ lòng tôn kính. Thôi Hạo thường trêu chọc và trách mắng họ.
Khoảng ba năm sau khi Thôi Hạo thuyết phục Thái Võ Đế cấm Phật giáo và giết tăng nhân, ông ta đã mạo phạm Hoàng đế, sau đó ông ta bị giam vào ngục và bị tra tấn tàn bạo. Để sỉ nhục ông ta hơn nữa, hàng chục cai ngục cũng đổ phân và nước tiểu người lên người ông ta. Tiếng kêu la rên rỉ không ngớt vì đau đớn của ông ta lan ra rất xa. Ngoại trừ Thôi Mô và Thôi Di, toàn bộ gia tộc của Thôi Hạo đều bị liên lụy và bị giết. Thi thể của họ bị bỏ trên đường phố để thị chúng.
Một ngày nọ sau khi Thái Võ Đế tận diệt Phật giáo ở trong nước, một vị tăng nhân tên gọi Đàm Thủy đã xuất hiện một cách thần bí tại hoàng điện của ông. Với phong thái hiên ngang, vị tăng nhân cầm trong tay một cây tích trượng trông chính trực và không chút sợ hãi. Thái Võ Đế hết sức sửng sốt và ra lệnh cho thị vệ giết vị tăng nhân, nhưng dường như không ai có thể lại gần được Đàm Thủy. Thái Võ Đế vô cùng giận dữ và rút dao ra để giết Đàm Thủy. Sau khi không chạm vào được Đàm Thủy, Thái Võ Đế đã ném Đàm Thủy vào một chuồng hổ. Tuy nhiên, con hổ có vẻ rất sợ hãi khi nhìn vị tăng nhân. Sau đó, Thái Võ Đế phái thiên sư Khấu Khiêm Chi của mình vào, và lần này con hổ gầm lên và cố gắng ăn thịt ông ta. Thái Võ Đế bỗng nhận ra rằng vị tăng nhân này không phải là phàm nhân. Ngay lập tức, ông thả vị tăng nhân ra và hứa sẽ khôi phục lại Phật giáo. Trên thực tế, bảy năm sau khi ban bố lệnh cấm, Phật giáo đã tự trở lại với cuộc sống của người dân thời Bắc Ngụy.
Chúng ta hãy cùng tra lại lịch sử và thấy một lần nữa ngay cả các vị Hoàng đế và các quan lại cao cấp đều không được dung thứ khi họ phạm tội đối với các tín ngưỡng chân chính.
Hoàng đế đầu tiên vào triều đại nhà Tần (năm 221-207 trước Công Nguyên), còn gọi là Tần Thủy Hoàng, đã nghe theo gian kế của nịnh thần Lý Tư đốt sách và đàn áp các học giả giữa những năm 213 và 206 trước Công Nguyên. Trong khoảng thời gian đó, triết lý của hàng trăm trường phái đã bị lược bỏ đi. Tuy nhiên, điều gì sẽ chờ đợi hai người này, toàn bộ gia tộc của Lý Tư bị giết và không lâu sau Tần Thủy Hoàng đã bị chết một cách khốn khổ.
Hoàn Đế và Linh Đế của triều đại Đông Hán (năm 25-220 sau Công Nguyên), cũng như các Hoàng đế Chiêu Tông và Tuyên Tông của triều đại nhà Đường (năm 618-907 sau Công Nguyên), đã trở nên u mê trước sắc đẹp của Hoàng hậu và các phi tần, đã cho phép họ can thiệp vào các công việc triều chính. Vì nhẹ dạ cả tin, họ đã ra lệnh giết rất nhiều học giả và những người chính trực. Cuối cùng thời kỳ cai trị của họ không kéo dài được bao lâu.
Võ Đế của triều đại Bắc Chu (năm 557-581 sau Công Nguyên) bị Nguyên Tung Sở mê hoặc, đã quyết định diệt Phật giáo. Chỉ bốn năm sau đó, Nguyên Tung Sở bị giáng chức và chết ngay sau đó. Võ Đế khi đó đột ngột bị bệnh, toàn bộ cơ thể ông trở nên thối rữa. Ông chết sớm ở tuổi 36.
Hoàng đế Võ Tông triều đại nhà Đường (năm 618-907 sau Công Nguyên) sủng tín Triệu Quy Chân và Lý Đức Dụ, hủy hoại Phật tự trên toàn quốc. Trong vòng chưa đầy một năm, Triệu Quy Chân bị giết và Lý Đức Dụ chết khi lưu vong. Võ Tông chết ở tuổi 32, và không có người nối dõi.
Trong số rất nhiều các Hoàng đế ở thời kỳ Ngũ Đại (năm 907-960 sau Công Nguyên) và Thập Quốc (năm 907-979 sau Công Nguyên) (một kỷ nguyên biến động chính trị ở Trung Quốc, giữa sự sụp đổ của triều đại nhà Đường và sự thiết lập của triều đại nhà Tống), không ai có tài năng cai trị siêu quá Hoàng đế Thế Tông của triều đại Hậu Chu. Nhưng Thế Tông bất kính Phật Pháp, dưới sự cai trị của ông Phật tượng bị hủy hoại ở khắp nơi. Trong vòng chưa đầy một năm, ông đã mất giang sơn của mình.
Mặc dù có nhiều thử thách và khổ nạn như vậy, các tín ngưỡng chân chính luôn có thể tìm được con đường trở về trong tâm của dân chúng. Không quá ba mươi năm sau phong trào “Đốt sách diệt Nho” của triều đại nhà Tần, Phật giáo lại được tái sinh trong nước. Một vài năm sau việc loại bỏ Phật giáo của triều đại nhà Đường và nhà Hán, Phật giáo lại tự quay trở lại chỉ sau bảy năm bị cấm. Trong triều đại Bắc Chu, Phật giáo trở lại trong vòng sáu năm. Trong triều đại nhà Đường, Phật giáo được phục hưng trong vòng chưa đầy một năm.
Lý Tư và Thôi Hạo là những thủ phạm đầu tiên cấm Phật giáo, do đó, họ đã nhận quả báo ngay lập tức và nghiêm trọng nhất trong cuộc đời của họ.
Hoàng đế Huy Tông của triều đại Bắc Tống (năm 960-1127 sau Công Nguyên) đã biến các chùa chiền Phật giáo thành Đạo quán. Mặc dù không hoằng dương Phật giáo, ông đã thúc đẩy Đạo giáo. Vì vậy, số phận của ông không tồi tệ như một số Hoàng đế khác.
Tóm lại, bất luận các vị là ai (Hoàng đế, cận thần hay thường dân), nếu các vị bất kính và phỉ báng các tín ngưỡng chân chính, các vị là đang phạm phải tội ác vô cùng to lớn và cuối cùng sẽ nhận quả báo.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/24/文史漫谈-毁诬正信-遭到惨报-256099.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/6/133111.html
Đăng ngày 18-6-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản