Bài viết của Đường Dung, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-12-2024] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) đã được tổ chức tại Bergen op Zoom ở Hà Lan trong ba tuần liên tiếp, từ ngày 22 tháng 1 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024, với 38 bức tranh được trưng bày tại Phòng trưng bày Arsis của Quỹ Nghệ thuật và Xã hội Tỉnh Brabant.

Khách tham quan đã cảm động trước những hình ảnh mô tả sức mạnh của các học viên Pháp Luân Công chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong khi chịu đựng cuộc bức hại. Một số người xem cũng rơi lệ trước nỗi đau mà các học viên phải chịu đựng, một số người cho rằng chất lượng của những bức tranh này không khác gì tranh bảo tàng.

2256a0890d949d591a0fb637216c1b07.jpg4fbc9fd4a0fc3bae8b1b6b6c2802a121.jpg

Lễ khai mạc triển lãm tại Phòng trưng bày nghệ thuật Arsis của Quỹ Nghệ thuật và Xã hội Tỉnh Brabant ở Hà Lan.

4a9f45a37676ac5d5a8107575a10aba4.jpg

Trang web chính thức của bản tin tháng của thành phố Bergen op Zoom tại Hà Lan, giới thiệu về Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn (ảnh chụp màn hình trang web)

2511a55d16aa00d3dffa547abd50ab63.jpg

Một trang tin địa phương có trụ sở tại Bergen op Zoom giới thiệu Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn (ảnh chụp màn hình trang web)

f622f0a35105d7c3630922e28b1cf308.jpgac2585e06e6c21d60d464f289900df83.jpg

Khách tham quan thưởng lãm tranh.

Tại lễ khai mạc hôm 23 tháng 11, ông Maarten van ’t Hof – Chủ tịch Quỹ Arsis, và ông Peter Hoben – Giám đốc Quỹ Văn hóa và Truyền thống Stichting Cultuur & Traditie, đã lần lượt có bài phát biểu. Hai ông cho biết trong 20 năm qua, Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được tổ chức tại 900 thành phố ở 50 quốc gia, và họ tự hào khi có cơ hội tổ chức triển lãm nghệ thuật này tại Phòng trưng bày Arsis.

Chủ tịch Quỹ Arsis: Chân-Thiện-Nhẫn là sức mạnh để bảo trì đức tin

532acc40cb742484332d29e3267f5441.jpg

Ông Maarten van ’t Hof, Chủ tịch Quỹ Arsis

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Maarten van ’t Hof, Chủ tịch Quỹ Arsis, cho biết: “Tôi đã đọc các bài viết có liên quan đến Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn và tôi thực sự ấn tượng với những ý tưởng của Pháp Luân Đại Pháp.“

“Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do tín ngưỡng, và sáng tạo nghệ thuật rất quan trọng đối với thế giới chúng ta. Là một chính trị gia địa phương, tôi sẽ không khuất phục trước bất kỳ áp lực nào từ các thế lực cường quyền. Nếu không, tôi sẽ lâm vào tình trạng bị chính quyền Trung Quốc bức hại như đã mô tả trong các bức tranh. Tôi và các bạn của tôi rất hài lòng với Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn và ủng hộ triển lãm này. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ thuyết phục được nhiều thành phố hơn tổ chức triển lãm này, vì điều đó rất đáng giá.”

Ông van ’t Hof cho hay ông thấy được sức mạnh của đức tin trong nhiều bức tranh. “Bạn có thể thấy được sự đàn áp, thống khổ, bi thương và đủ loại cảm xúc ở đây”, ông nói. “Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thấy họ không chịu khuất phục trước cuộc bức hại. Qua một số bức tranh, bạn có thể thấy những người đó vẫn kiên định với đức tin của mình. Mỗi bức tranh đều có một câu chuyện, và Chân-Thiện-Nhẫn là điều tôi ấn tượng nhất trong tất cả những bức tranh này.”

Ông Peter Hoben, Giám đốc Quỹ Văn hóa và Truyền thống, cho biết trong bài phát biểu của mình, “Triển lãm này bắt nguồn từ Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Đây là một tín ngưỡng tâm linh được hàng triệu người trên khắp thế giới theo đuổi. Các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp khích lệ mọi người buông bỏ những chấp trước không lành mạnh và điều chỉnh lối sống theo giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn.”

“Nhiều quốc gia đã có học viên Pháp Luân Công, và họ không đơn độc. Chúng tôi rất vui khi có thể đóng góp một phần nhỏ cho [môn tu luyện] này thông qua cuộc triển lãm này.”

Họa sỹ: Sứ mệnh của hội họa là truyền tải sự thật

018c6766adbe47fd888190da28f0d538.jpg

Bà Hennie van Rig

Bà Hennie van Rig là một họa sỹ trường phái hiện thực, có trang web tranh của riêng mình và cũng giảng dạy. Bà hết lời khen ngợi mỗi bức tranh, nói rằng chúng rất đẹp và đều là nghệ thuật ở trình độ cao. Bà cho hay thông điệp mà các bức tranh truyền tải thực sự rất cảm động, đặc biệt là năng lượng tích cực khiến mọi người xúc động có thể thấy ở mọi bức tranh.

“Tác phẩm ‘Tôi là ai’ rất đẹp”, bà nói. “Đó quả là một kiệt tác nghệ thuật. Câu chuyện trong đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, như thể có gì đó nuôi dưỡng hy vọng.”

Bà chỉ vào bức tranh “Đệ tử Đại Pháp bị giam cầm” và nói, “Những người này [cảnh sát] đang ở trong bóng tối, trong khi nhân vật quan trọng nhất lại ở trong ánh sáng.” Bà bày tỏ: “Tôi gần như không dám nhìn [một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ], hình ảnh đó khiến tôi bật khóc. Cảm ơn các bạn, thực sự rất cảm động. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều [cảm động].”

Bà còn cho hay, bà cảm nhận được sức mạnh của chính tín qua bức tranh “Kiên định với đức tin.” “Khi đứa trẻ bị oan ức, bạn an ủi nó; chính là cảm giác này. Sức mạnh của đức tin luôn nâng đỡ họ. Ánh mắt của bé gái trong tác phẩm này nói lên rằng, ‘Tôi rất mạnh mẽ. Tôi sẽ kiên đinh’”, bà van Rig chia sẻ.

Cuối cùng, bà nói trong nước mắt, “Trái tim tôi đau nhói. Tôi biết điều này thực sự đã xảy ra, nhưng chưa được nhiều người biết đến. Tôi nghĩ sứ mệnh của những bức tranh này là truyền tải sự thật này. Chúng mang đến đây thông điệp về sự thật.”

Nhiếp ảnh gia: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn thật ấn tượng

6f5292190a2fc5004d08d452c714bf9b.jpg

Nhiếp ảnh gia Rene Adrianse

Ông Rene Adrianse là một phóng viên ảnh. Ông dự định gửi bài viết về Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn và thông điệp đằng sau triển lãm đến các kênh truyền thông để nhiều người hơn nữa có thể tìm hiểu về triển lãm này. Ông cho biết triển lãm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông và khiến ông xúc động. Điều ông muốn làm là giúp nhiều người hơn biết sự thật, bởi triển lãm này cảnh báo mọi người rằng họ phải cảnh giác và đấu tranh để bảo vệ quyền và tự do của mình.

Đứng trước bức tranh “Dũng khí bất khuất”, ông cho biết, “Bàn tay và ánh sáng là những hình tượng thiêng liêng, đồng thời cũng thể hiện sức mạnh tâm linh. Nhìn thấy họ [các học viên Pháp Luân Công] chịu đựng sự tra tấn mà tôi đã sốc và kinh hãi. Toàn bộ bức tranh mang một thông điệp mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu sắc.”

Từ góc nhìn của mình, ông Adrianse cảm thấy các nghệ sỹ rất chuyên nghiệp và sự kiện có thể được so sánh với các cuộc triển lãm cấp bảo tàng. Ông đưa ra một ví dụ: “Ví như, trong bức ‘Thêu Pháp Luân‘, một cụ bà đang thêu tấm biểu ngữ Pháp Luân và thông điệp được truyền tải qua câu chuyện của bức tranh càng cảm động hơn.” Ông cho rằng những tác phẩm này nên được trưng bày tại bảo tàng quốc gia hoặc đâu đóvì chúng còn có ý nghĩa về thực trạng ngày nay.

3864acdd73cdbec91309e8a28f53bb07.jpg

Bà Trudya Vrolygk chụp ảnh trước một bức tranh

Bà Trudya Vrolygk rất thích vẽ tranh. Bà thấy những câu chuyện được thể hiện trong mỗi bức tranh rất sống động và bà có thể đồng cảm với sự bức hại mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng. “Thật đáng tiếc khi cuộc bức hại này vẫn đang diễn ra. Tôi thấy đau lòng về điều đó”, bà bộc bạch. Là một họa sỹ, bà rất nhạy cảm với kỹ năng và cảm xúc của phụ nữ. Bà cho hay, bức tranh về người mẹ bế con thơ và tập trung đọc sách khiến bà vô cùng xúc động.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/5/485791.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/9/222004.html

Đăng ngày 12-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share