Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc

[MINH HUỆ 31-10-2024] Con xin kính chào Sư tôn!

Xin chào các đồng tu!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1994. Tôi được dạy bảo theo chủ nghĩa vô thần từ khi còn nhỏ và không có hứng thú với tôn giáo hay khí công, cho rằng chúng quá mê tín. Đầu năm 1994, tôi đã đọc qua cuốn Pháp Luân Công, nhưng lại đặt cuốn sách sang một bên và nghĩ: “Chẳng phải cuốn sách chỉ là về dạy người ta làm người tốt sao? Mình cũng tốt. Mình luôn là học sinh giỏi ngoan mà.”

Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 7 năm 1994, Sư phụ đến Sâm Châu để giảng Pháp, và tôi may mắn được gặp Ngài lần đầu ở đây. Chúng tôi đến Tô Tiên Lĩnh, một ngọn núi nổi tiếng ở địa phương, cùng với Sư phụ, điều này đã thay đổi nhận thức của tôi về Thần Phật. Sư phụ hiền từ và gần gũi, không một chút kiêu ngạo mà kiên nhẫn giải đáp các câu hỏi của học viên. Cảm giác của tôi lúc đó là Sư phụ không chỉ ngay chính, mà còn toàn trí, toàn năng và rất phi thường. Nhân viên phục vụ ở nhà khách cũng nói với chúng tôi: “Sư phụ của các vị thật không giống người thường. Ngài ăn hết bữa sáng lớn mà các vị mang đến mà không bỏ phí chút nào. Phòng Ngài ở rất sạch sẽ, chăn màn được gấp gọn gàng nên chúng tôi không cần phải dọn dẹp gì.“

Sau đó, tôi tham gia thêm hai khóa học của Sư phụ, và bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Sư phụ đã điều chỉnh cơ thể cho tôi, giúp tôi hoàn toàn thoát khỏi nỗi khổ của say tàu xe và đau bụng kinh. Tôi mang trong mình niềm vui đắc Pháp, được trải nghiệm sự thần kỳ của Đại Pháp, cũng như trải qua những thăng trầm trong việc giảng chân tướng phản bức hại ở Trung Quốc, và đi được đến ngày hôm nay là nhờ sự chăm sóc của Sư phụ. Nếu không có sự an bài mỹ hảo của Ngài, có lẽ tôi đã bỏ lỡ Đại Pháp từ lâu, lạc mất đường về gia viên.

Bắt đầu làm việc tại Epoch Times

Tháng 6 năm 2017, một cơ hội tưởng chừng ngẫu nhiên (tôi ngộ ra có lẽ cũng là an bài của Sư phụ) đã giúp tôi may mắn được tham gia Epoch Times. Tổng biên tập sắp xếp cho tôi vào bộ phận kế toán để thu hồi nợ, việc mà tôi chưa từng làm qua. Chúng tôi thỏa thuận làm thử trong hai tuần, nếu tôi cảm thấy mình làm không được hoặc cô ấy cảm thấy tôi không phù hợp, thì tôi sẽ nghỉ.

Tuần đầu tiên, ngoài việc ăn trưa và đi vệ sinh, tôi suốt ngày ngồi trước máy tính. Tôi học cách vận hành hệ thống, tập gọi điện để thu hồi nợ. Lưng tôi bắt đầu đau, chân run lên, mắt thì nheo lại, tôi cảm thấy áp lực quá lớn. Bởi vì lo lắng không thu được nợ, tôi nói với tổng biên tập rằng mình không làm nổi công việc này, và cô ấy nên tìm người khác. Nhưng cô ấy động viên tôi: “Tôi nghĩ chị có thể làm được, tuần tới chị cứ đến làm việc, tôi sẽ trả lương cho chị.”

Tôi nói: “Vậy được rồi, tôi sẽ giữ đúng cam kết của mình, tiếp tục làm thêm một tuần, xem liệu tôi có thể kiên trì được không.” Sau một tuần học việc nữa, tôi hiểu rõ hơn cách vận hành hệ thống và cách thu hồi nợ, cũng có một số kết quả nhất định. Vì thế, tôi ký hợp đồng và chính thức làm việc tại Epoch Times.

Kiên trì công tác

Việc thu nợ là một công việc không hồi kết, tốn thời gian, nhưng cũng trọng yếu phi thường, bởi vì không có tiền thì công ty không thể hoạt động được. Lúc đầu, tôi cố gắng hết sức, không chỉ vì lợi ích của công ty, mà còn giữ gìn hình ảnh, uy tín của công ty. Tôi liên lạc với khách hàng một cách đều đặn, lịch sự, nhắc họ trả tiền quá hạn. Nhưng một số đồng nghiệp lại không ủng hộ và tin tưởng tôi. Đôi khi, tôi còn bị chỉ trích vô lý, khiến tôi cảm thấy thực sự ủy khuất. Tôi nhẫn nhịn trong nước mắt, và đã mấy lần muốn từ bỏ.

Một buổi sáng thứ Sáu, cô giáo hướng dẫn thực tập trước kia của tôi gọi điện, cho biết trường dạy nghề đang tuyển người. Cô ấy nói tôi nên đến gặp trưởng khoa trước, rồi nộp hồ sơ sau. Hôm đó gió lớn, tôi phải đợi xe buýt suốt một tiếng đồng hồ. Tôi không ngộ ra, vẫn cứ đi. Khi tôi đến nơi, trưởng khoa lại không ở đó. Cô giáo hướng dẫn bảo tôi chuẩn bị hồ sơ và thông tin cá nhân, rồi thứ Hai quay lại. Thế là tôi dành cả thứ Bảy để chuẩn bị giấy tờ.

Sáng Chủ Nhật, tôi đi gặp công chứng viên lấy chữ ký, rồi vội vàng đi tham gia buổi diễn tập của Đoàn nhạc Tian Guo. Tôi lái xe lòng vòng quanh địa điểm diễn tập mới hai lần mà không tìm được lối vào chính. Vì vậy, trong lúc tôi lái xe chầm chậm và nghĩ xem liệu nên đi thẳng hay rẽ, tôi vô ý lái xe ra giữa đường. Ngay lúc đó một chiếc xe lao tới, không kịp tránh, chiếc xe đó đâm vào xe tôi. Đó là lỗi của tôi, vì xe kia đi đúng làn đường, và lẽ ra tôi phải nhường đường.

Xe của người kia là xe mới. Sau khi cô ấy khai báo với công ty bảo hiểm, tôi phải bồi thường hơn 4.000 đô la Úc. May mắn thay, tôi có bảo hiểm xe nên chỉ phải trả 600 đô la.

Sau vụ va chạm đó, tôi vẫn phải tiếp tục tìm chỗ tập. Tôi dừng xe bên đường, nhập lại địa chỉ vào ứng dụng tìm đường. Lúc đó, tôi thấy có người đi trên vỉa hè, nên vòng xe lại để hỏi đường. Khi tôi quay lại, chân tôi buông phanh, và xe từ từ đâm vào đuôi chiếc xe đỗ phía trước. Tôi lại phải trả thêm 600 đô la phụ phí nữa, cộng thêm 600 đô la tiền sửa xe của tôi. Cuối cùng, tôi phải trả tổng cộng 1.800 đô la cho ba chiếc xe (gồm cả xe của tôi), trong khi thu nhập hàng tháng của tôi chỉ có 1.300 đô la.

Hai vụ va chạm ô tô ngày hôm đó đã giáng một đòn mạnh vào tôi, khiến tôi hoàn toàn tỉnh ra. Tôi tự hỏi: Tôi đặt Đại Pháp ở vị trí nào? Đặt lợi ích của tôi ở đâu? Tôi ở đây để trợ Sư Chính Pháp, cứu bản thân và cứu chúng sinh, chứ không phải để tìm kiếm sự an nhàn. Sinh hoạt thanh bần một chút cũng không thấm vào đâu so với những khổ nạn mà Sư phụ đã gánh chịu cho chúng ta, chỉ cần có cái ăn chỗ ở là được rồi, còn mong cầu gì nữa? Các đồng tu ở Epoch Times đều đang âm thầm cống hiến, và không bao giờ nghĩ về việc phó xuất bao nhiêu thời gian.”

Tôi thấy được sự chênh lệch của bản thân, và quyết định không tìm việc nữa. Tôi chỉ cần làm tốt công việc tại Epoch Times, vì đó là điều ý nghĩa nhất, đó là sứ mệnh của tôi. Có lẽ đây là thệ ước tiền sử của tôi – trợ Sư cứu chúng sinh thông qua hạng mục này. Nếu tôi bỏ cuộc, thì tôi sẽ vi phạm thệ ước của mình.

Không lâu sau, trường dạy nghề gửi email cho tôi, cho biết dự án giảng dạy trực tuyến mà tôi nộp đơn từ sáu tháng trước sắp triển khai, và hỏi tôi có còn hứng thú với công việc đó không. Tôi trả lời mình quan tâm, nhưng chỉ có thể làm hai ngày mỗi tuần. Mặc dù công việc ở trường dạy nghề rất hấp dẫn, với mức lương mỗi giờ là 80 đô Úc, và làm việc 3 đến 4 giờ mỗi tuần là đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, nhưng tôi vẫn ưu tiên công việc ba ngày một tuần tại Epoch Times.

Sau khi chính phủ ngừng trợ cấp đại dịch, tổng biên tập chỉ có thể trả lương cho tôi hai ngày một tuần, nên tôi phải tìm một công việc tạm thời. Tôi quyết định nếu thời gian của công việc đó không phù hợp với giờ làm việc của Epoch Times, tôi sẽ từ bỏ công việc người thường, với thu nhập hơn 200 đô một ngày.

Tu luyện bản thân trong khi làm việc tại Epoch Times

Tôi xem nhân viên kinh doanh của Epoch Times như người nhà, vì họ đều là đồng tu, tôi nói chuyện với họ khá thẳng thắn, không suy xét đến ngữ khí của mình, hoặc liệu đối phương có chấp nhận được hay không. Đã có người phản ánh điều này với tổng biên tập, lo rằng chúng tôi có thể mất khách hàng nếu tôi đối đãi với họ theo cách tương tự.

Một hôm, khi tôi vừa bước vào văn phòng, một nhân viên kinh doanh giận dữ đến gặp tôi. Cô ấy nói rằng hai khách hàng của cô ấy đã gọi điện đến để phàn nàn về tôi – một người nói tôi nhắc nợ quá gắt gao, còn người kia nói tôi gọi đến năm cuộc gọi một ngày. Cô ấy bảo tôi đừng truy đuổi nữa, làm như vậy sẽ khiến khách hàng rời bỏ.

Tôi trả lời: “Không thể nào, đây không phải phong cách làm việc của tôi.” Tôi bật máy tính lên và kiểm tra hồ sơ cho cô ấy. Sự thật là hai khách hàng đó vô lý, những gì họ nói đều không đúng sự thật. Nhưng cô ấy vẫn chỉ trích tôi, khiến tôi tức giận. Chúng tôi bắt đầu tranh cãi. Tôi nói: “Khách hàng của cô ngang ngược vô lý. Cô không đứng về phía tôi, còn cho rằng tôi sai. Chúng ta không hợp tác tốt thì làm sao có thể thu hồi nợ được.” Cô ấy nói: “Để tôi tự thu.”

Vậy nên, tôi không quan tâm đến các khoản nợ từ khách hàng của cô ấy nữa. Nhưng sau một tháng, món nợ cũ không thu hồi được, món nợ mới lại ập đến. Cô ấy có nhiều khách hàng, và nợ cũng nhiều lên. Lúc đó, tôi nhận ra cảm xúc của mình sẽ ảnh hưởng đến công việc, gây tổn thất cho lợi ích của công ty. Vậy là, tôi bình tĩnh và lịch sự gửi email cho những khách hàng đã phàn nàn về tôi, và những khoản nợ của họ nhanh chóng được trả hết.

Sự việc này khiến tôi rất chấn động. Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:

“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra khi xảy ra mâu thuẫn, không nên tranh luận về đúng sai trên bề mặt, mà nên hướng nội, xem xét những chấp trước mình cần buông bỏ và đề cao tâm tính. Tôi phát hiện bản thân có tâm tranh đấu mạnh mẽ, và không chịu được sự bất công. Tôi không thể bình tĩnh, vì vậy tôi cố gắng học thuộc Pháp mỗi ngày, cố gắng bảo trì tâm thái bình hòa, không kiêu ngạo hay nản chí.

Tôi ngày càng bình hòa, thầm lặng làm tốt những gì mình nên làm, cải thiện mối quan hệ với đội ngũ kinh doanh và giữ thái độ chân thành với khách hàng, và dần dần thu hồi các khoản nợ.

Đôi khi gặp phải khách hàng cố tình quỵt nợ, bộ phận kinh doanh đề nghị tôi từ bỏ và xử lý như khoản nợ xấu. Nhưng tôi biết nếu người này nợ tiền của Đại Pháp thì sẽ không tốt cho tương lai của họ. Vì vậy, tôi nói với tổng biên tập rằng mình muốn viết một bức thư chân thành cho khách hàng nợ tiền, sử dụng trí huệ để giảng chân tướng, khơi gợi thiện tâm của họ và khuyến khích họ thanh toán. Với sự hỗ trợ của tổng biên tập và các đồng tu khác, chúng tôi đã soạn được bức thư.

Trong thư, tôi giới thiệu Epoch Times là một công ty phi lợi nhuận. Mục đích của công ty truyền thông của chúng tôi không phải để kiếm tiền. Khi đối mặt với cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tình trạng truyền thông phương Tây không hiểu rõ sự thật và đăng lại các bài báo của truyền thông Trung Quốc, các nhân viên của Epoch Times cảm thấy cần có trách nhiệm đối với xã hội. Do đó, họ thành lập cơ quan truyền thông tiếng Trung độc lập này, nhằm bảo vệ quyền được thông tin của người dân, trung thực đưa tin, và lên tiếng cho những người yếu thế và bị áp bức bởi quyền lực toàn trị.

Tôi đề cập rằng báo của chúng tôi được phát miễn phí, và có nhiều tình nguyện viên. Nhân viên cũng chỉ được nhận trợ cấp sinh hoạt ít ỏi. Chi phí của chúng tôi hoàn toàn đến từ phí quảng cáo, cho phép chúng tôi có thể tiếp tục truyền tải tin tức độc quyền cho xã hội. Chúng tôi hy vọng họ thanh toán đúng hạn để ủng hộ sứ mệnh của chúng tôi, và nói thêm rằng hành động thiện chí này sẽ mang lại phúc báo cho chính họ.

Sau khi gửi thư chân tướng, kết quả thực sự tốt đẹp đã đến. Một số khách hàng thanh toán khoản nợ nhiều năm, một số không trì hoãn nữa.

Trong đó, có một khách hàng nợ 11 hóa đơn tổng cộng hơn 3.000 đô la. Trước đây, tôi gọi điện, nhắn tin hoặc gửi email cho cô ấy, nhưng không bao giờ nhận được phản hồi. Sau khi tôi gửi thư chân tướng, cô ấy hứa sẽ thanh toán. Tôi kiên trì liên lạc với cô ấy, gọi điện và nhắn tin hàng tháng, tổng cộng gửi 29 email. Cuối cùng, cô ấy đã thanh toán hết khoản nợ 4 năm.

Còn có một khách hàng quảng cáo 9 tháng mà không thanh toán một hóa đơn nào, nên nhân viên kinh doanh dừng quảng cáo của cô ấy. Cô ấy hứa thanh toán mỗi tháng một hóa đơn, nhưng mỗi hóa đơn đều phải đòi đến mấy lần. Nhân viên kinh doanh và tôi mất 10 tháng để đòi hết hơn 2.000 đô la tiền nợ. Sau đó, cô ấy lại ký hợp đồng quảng cáo mới, chủ động nói với nhân viên kinh doanh: “Lần này, tôi trả trước toàn bộ. Tôi không muốn nhận điện thoại của Louisa nữa.”

Sư phụ giảng: “Tâm tính cao bao nhiêu thì công cao bấy nhiêu, đây là chân lý tuyệt đối.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Khi tâm tính của tôi được đề cao, công việc của tôi cũng thuận lợi, và giờ đây các đồng nghiệp đều tin tưởng, ủng hộ và phối hợp với tôi.

Sư phụ cũng giảng:

“Đương nhiên, làm kênh truyền thông mà nói, cần làm tốt những việc nên cần làm, đó chính là tu tốt chính mình. Cho nên tu luyện ấy, đối với mọi người mà nói, đối với mỗi từng đệ tử Đại Pháp tham gia kênh truyền thông mà nói, thì tu luyện là ở vị trí số một. Bởi vì tu luyện của chư vị tốt-xấu thế nào là quyết định sức mạnh cứu người của chư vị, chư vị tu luyện tốt-xấu thế nào cũng quyết định hiệu quả công tác của chư vị; đây là nhất định.” (Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyênnăm 2018)

Năm nay, tôi cố gắng để tham gia các hoạt động chứng thực quy mô lớn tại Canberra. Vào ngày 11 tháng 9, tôi bị đau lưng dữ dội, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, nhưng vẫn kiên trì tham gia sự kiện ở Canberra. Kết quả là sau khi về nhà, cơn đau lưng của tôi đã thuyên giảm, và bộ phận tài vụ đã thu được hơn 10.000 đô phí quảng cáo. Sau đó, vào ngày 22 tháng 9, tôi tham gia diễu hành cùng Đoàn Nhạc Tian Guo tại Lễ hội hoa Toowoomba, cố gắng chịu đau lưng và đi hết hành trình trong một giờ đồng hồ. Khi về nhà, tôi nhìn thấy một số khoản nợ đã được thanh toán.

Tôi vô cùng cảm ân sự gia trì của Sư tôn. Tôi vô cùng hạnh phúc vì Sư phụ đã ban cho tôi cơ hội quý báu để trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh trong đội ngũ Epoch Times. Tôi xin cảm ơn tổng biên tập cùng các đồng tu tại Epoch Times đã bao dung và giúp đỡ. Tôi cũng rất vui vì không bỏ cuộc giữa chừng, và kiên trì trong việc trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh và hoàn thành thệ ước của mình.

Lời kết

Nhìn lại 30 năm tu luyện, tôi thể hội sâu sắc rằng Sư phụ đã gánh chịu rất nhiều khổ nạn cho các đệ tử, nhưng Ngài lại nhường uy đức và vinh diệu cho các đệ tử. Chúng ta thật may mắn biết bao khi được Sư tôn từ bi vĩ đại đích thân cứu độ. Chúng ta chỉ có thể tinh tấn thực tu, hoàn thành sứ mệnh tiền sử, không cô phụ ân cứu độ từ bi của Sư tôn cũng như sự mong đợi của tất cả chúng sinh.

Nếu có điều gì chưa phù hợp trong bài chia sẻ này, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Con xin cảm tạ Sư Tôn!

Cảm ơn các đồng tu!

(Bài trình bày tại Pháp hội Úc châu năm 2024)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/31/484513.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/6/221532.html

Đăng ngày 23-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share