Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 14-06-2024] Khuôn mặt ngây thơ của một đứa trẻ tựa như tấm gương phản chiếu thế giới nội tâm thuần khiết của em nhỏ đó, và những lời nói thiện lương của các em giống như tấm gương cho thấy sự quan tâm chân thành của chúng. Tuy nhiên, một số trẻ em ở Trung Quốc lại không được phép tận hưởng tuổi thơ hạnh phúc vốn có của mình.

(Tiếp theo Phần 1)

Khi con người bị bức hại vì đức tin, bao gồm cả niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, đó là mặt tối của xã hội. Nó làm hại tất cả chúng ta, trong đó có cả những đứa trẻ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 11 năm 2023, có ít nhất 5.010 học viên Pháp Luân Đại Pháp được xác nhận đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết. Hàng chục nghìn học viên đã bị cầm tù, trong khi số trường hợp bị bắt đến trại lao động cưỡng bức lên tới hàng trăm nghìn người. Những con số thống kê này dựa trên những thông tin có thể xác nhận bất chấp sự kiểm duyệt chặt chẽ và phong tỏa internet của ĐCSTQ. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc đưa tin ra ngoài Trung Quốc, tình hình thực tế có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều, và những số liệu thực có thể còn cao hơn nhiều.

Nhiều người trong số những học viên bị bức hại này có con nhỏ, các em giờ đây đã mất đi những người các em thương yêu, dù là tạm thời hoặc mãi mãi. Những đứa trẻ ngây thơ này phải sống trong tủi nhục, sợ hãi và hoang mang.

e232cdf9cf477e7ba9c67340746c2911.jpg

Em Vương Tịnh, 5 tuổi, hỏi: “Vì sao không ai chơi với con?”

Anh Vương Trị Hải và vợ của anh, cô Đoàn Thế Quỳnh, là các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trùng Khánh, có con trai là Vương Tịnh. Năm 2001, anh Vương bị bắt đến trại lao động cưỡng bức Tân Hoa ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô Đoàn đã qua đời trong trại tạm giam Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 17 tháng 9 năm 2023. Được ông bà nuôi nấng, tuổi thơ của Vương Tịnh đã trải qua đầy tủi nhục, kỳ thị và đau buồn.

Em Trịnh Tiên Sở, một bé gái 7 tuổi ở Thành phố Trường Xuân, cũng rơi vào tình cảnh tương tự và em thậm chí không dám nhắc đến tên cha mẹ của mình.

229e4e2a25799aece08f9b1bf7180304.jpg

Em Trương Gia Thụy, 10 tuổi, nói: “Xin đừng phân biệt đối xử với con”

Nếu bạn gặp cậu bé Trương Gia Thụy 10 tuổi vào năm 2004, bạn sẽ đau lòng tước khuôn mặt buồn bã và cô đơn của em. Ba của em, anh Trương Bân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Đại Khánh của tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2024 và bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa. Khi kể về con của mình, cô Thành Khánh Lan cho biết: “Con bị trầm cảm và tự ti trong suốt một thời gian dài. Thành tích học tập của con giảm sút, sức khỏe thể chất và tinh thần của con bị ảnh hưởng“.

ĐCSTQ đã gây cho các em áp lực cực độ

Áp lực này lớn đến nỗi có thể đè nát một người, huống gì là một đứa trẻ ngây thơ và yếu ớt. Em Lý Thanh Thanh là bé gái đến từ thành phố Giang Âm ở Trùng Khánh. Sau khi mẹ em qua đời vì bị bức hại, em thường xuyên bị bạn bè cười nhạo. Em không thể chịu được nữa và trong lúc tuyệt vọng, em đã uống 100 ml thuốc trừ sâu.

6c8b5d209d9be3510a874efecb43c838.jpg

Em Vạn Như Ý: “Con sợ những người xấu đó”

Một trong những chính sách bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp là hủy hoại thân thể. Chính sách càng khắc nghiệt và tàn bạo, thì càng làm cho những đứa trẻ này thêm sợ hãi. Anh Vạn Lý Ký là cảnh sát ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Vì bị tra tấn về thể chất và tinh thần trong một thời gian dài, anh đã qua đời vào ngày 9 tháng 2 năm 2024 khi mới 34 tuổi. Vợ của anh phải đi bán hàng rong để kiếm sống qua ngày. Con gái 4 tuổi của họ, em Vạn Như Ý, thường lẩm bẩm một mình: “Con cần gọi cho ba”. Ngay cả khi đang đi bộ trong công viên, đôi khi em phát hiện mình bị cảnh sát của Trung Cộng theo dõi.

5783fe6e3266e344c62e954b481cfe56.jpg

Em Lưu Hưởng: “Con sợ phải mồ côi”

Bé trai Lưu Hưởng, 11 tuổi, ở thành phố Thâm Quyến, Tỉnh Quảng Đông, cho biết điều em sợ nhất là trở thành trẻ mồ côi. Ba mẹ em là giáo viên trường cấp hai Nam Đầu ở Thâm Quyến. Mẹ em, cô Vương Hiểu Đông đã qua đời do bị tra tấn trong trại tạm giam Nam Sơn vào tháng 7 năm 2003. Ba của em, anh Lưu Hỷ Phong bị kết án 10 năm tù vào tháng 10 năm 2003 và bị bắt đến Nhà tù Tứ Huy. Em Lưu Hưởng không còn lựa chọn nào khác ngoài phải sống trong nỗi sợ hãi thường trực ở Trại trẻ mồ côi Thẩm Quyến. Nếu em rời khỏi đây, cảnh sát sẽ truy bắt em.

Em Lưu Hiểu Thiên ở thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam. Ngày 23 tháng 11 năm 2023, khi nghe nói cảnh sát, những kẻ đã bức hại ba em đến tìm, em lập tức rời khỏi trường học và trốn trong nhà kho của một người hàng xóm. Nhưng hai, ba ngày sau, bảy cảnh sát đã đến sách nhiễu hàng xóm của em. Hiểu Thiên không còn cách nào khác phải đến nhà bác của mình. Nhưng mấy tháng sau đó, cảnh sát lại tìm thấy em một lần nữa. Bác của em đành nhờ một người bạn giúp và cậu bé phải ở trong một nhà kho chất đầy bao tải ở thành phố Thâm Quyến hơn một năm ròng. Bác của em đã vay một số tiền lớn và nhờ người đưa em sang Đan Mạch. Mãi cho đến khi được chấp nhận tị nạn, em mới biết mẹ mình đã qua đời vì cuộc bức hại.

a99c137781676b906caa0db943d393a2.jpg

Em Tôn Minh Viễn: “Xin hãy cứu ba mẹ con!”

Em Tôn Minh Viễn là một câu bé đến từ thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm. Vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ba của em, anh Tôn Thiên đã bị kết án 11 năm tù. Còn mẹ của em, cô Mã Xuân Lệ, bị bắt đến trại tạm giam Đức Huệ vào tháng 12 năm 2004, nơi cô đang lâm vào tình trạng nguy kịch. Em Minh Viễn phải sống cùng bà, vào dịp Tết cổ truyền năm 2005, vì quá nhớ ba mẹ, em đã viết một thông điệp và đứng trước trung tâm thương mại Đức Huệ để kêu gọi sự giúp đỡ.

08c8b4a26a71950d4ad765bea700b3de.jpg

Cậu bé Dương Thịnh Vĩ và em gái: “Dù có bị đánh chết, chúng con vẫn muốn mẹ”

Em Dương Thịnh Vĩ đến từ thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm. Mặc dù ngày hôm trước bị một cảnh sát ở Phòng công an huyện Phủ Tùng đánh vào mặt, cậu bé Thịnh Vĩ 13 tuổi vẫn cõng theo em gái 3 tuổi của mình đến đồn cảnh sát yêu cầu thả tự do cho mẹ của mình là cô Dương Trung Hồng. Vì nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, cô đã bị bắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2006. Trong khi bị giam giữ, cô bị cột vào một chiếc ghế sắt, bị tra tấn và bị đe dọa.

Em Lưu Thiến,12 tuổi, đến từ huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc. Em bị chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính vào ngày 15 tháng 11 năm 2003. Vì không có cách chữa trị nên người ta khuyên ba mẹ chuẩn bị hậu sự cho em. Ba mẹ em đã giúp em tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau bảy ngày, cô bé liệt giường trước đây đã hồi phục hoàn toàn. Kết quả kiểm tra của bác sỹ cho thấy em hoàn toàn khỏe mạnh.

Hai tháng sau khi trường học khai giảng, bởi vì sức ép từ bên trên, hiệu trưởng nhà trường đã dọa đuổi học em trừ khi em ký tuyên bố từ bỏ tu luyện. Trước áp lực tinh thần quá lớn, em Lưu Thiến bị trầm cảm và đã qua đời sau đó năm ngày. Em mãi không thể hiểu được: Vì sao hiệu trưởng không quan tâm đến mạng sống của học sinh? Vì sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Đại Pháp?

7f46a67aa4d441e02025633bde9de86d.jpg

Em Lưu Mặc Hàm luôn hỏi: “Vì sao?”

Có rất nhiều câu chuyện tương tự. Em Lưu Mặc Hàm, học sinh lớp 5 ở huyện Long An, tỉnh Cát Lâm, thường hỏi: “Vì sao cảnh sát lại tra tấn và giết ba Lưu Thành Quân của con? Ba chỉ nói với mọi người về cuộc bức hại thôi mà.”

a18b2f2de26598a64a1753bd8248d744.jpg

Em Từ Súy: “Tại sao con không được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp?”

Em Từ Súy ở tỉnh Cát Lâm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi em 6 tuổi. Em thường thắc mắc: “Vì sao cảnh sát giết ba của con? Vì sao cảnh sát giết ông của con? Vì sao con không được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp?”

Một số trong các em chỉ mới lên hai, và một số là thiếu niên. Vì cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ, tất cả các em đã phải chịu đựng rất nhiều, vượt quá những gì mà lứa tuổi của các em có thể gánh chịu được. Tuổi thơ hạnh phúc của các em đã bị ĐCSTQ cướp đi, chỉ còn lại những ngày sống trong sợ hãi và bóng tối.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/14/478650.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/16/218635.html

Đăng ngày 22-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share