Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 06-07-2024] Năm 1996, tôi hân hoan trong niềm vui đắc Pháp. Lúc đó, tôi vừa mới tốt nghiệp, không mang quá nhiều quan niệm hay chấp trước mà bước vào tu luyện Đại Pháp. Hồi đó, tôi học Pháp và luyện công mỗi ngày, không cầu danh cũng không cầu lợi, ngày nào cũng sống cuộc sống vô lo vô nghĩ, quả thực vô cùng hạnh phúc!
Khi đó tôi nghĩ: Người tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn thực sự làm được chân thành, thiện lương và nhẫn nhịn, đúng là cảnh giới thuần khiết vô tư! Nhưng bản thân tôi còn cách rất xa với yêu cầu của Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn. Dưới đây tôi sẽ viết ra quá trình tu bỏ tâm oán hận, tâm lợi ích và tâm tranh đấu do những mâu thuẫn nảy sinh trong nhiều năm với những người hàng xóm bên cạnh nhà tôi. Tôi muốn phơi bày nó, giải thể và tu bỏ nó.
Cha tôi là một người đàn ông trung hậu và thiện lương, khi còn sống ông đã giúp đỡ nhà hàng xóm bên trái không ít. Hồi đó, Cục Lâm nghiệp phá dỡ nhà cửa, bố tôi đã xin cho người hàng xóm bên trái được một căn nhà trống cạnh nhà chúng tôi. Bố tôi nói với nhà hàng xóm bên trái rằng: “Khi nào cất nhà, nhà của anh xây cao bằng nhà tôi nhé.” Ông ấy đã đồng ý. Rốt cuộc, sau khi bố tôi qua đời, lúc nhà ông ấy xây, lại làm cao hơn nhà tôi tới chục phân. Ông ấy còn thường xuyên đổ rác, tuyết và nước bẩn ra trước cổng nhà tôi. Mùa đông, đường xá đóng băng trơn trượt. Tôi nói với ông ấy: “Bác đừng đổ nước bẩn qua đây nữa.” Nhưng ông ấy lại cho rằng trong phạm vi 6m tính từ nhà tôi đều là khu vực chung.
Năm ngoái, nhà kho của gia đình tôi bị nhà ông ấy đè lấn mà bị nghiêng 10cm, ông ấy dùng tấm ván lớn, dài đóng đinh chỗ nghiêng đó lại, rồi biến chỗ đó thành đất nhà ông ấy. Trưởng khu phố và Ủy ban xây dựng đến tìm ông ấy, nhưng ông ấy chối biến không nhận. Họ đều bảo rằng ông ta chẳng cần biết lý lẽ gì hết.
Có dì Lý từng sống ở đây, thấy tường bên trái nhà tôi bị nghiêng. Tôi nói: “Nhà hàng xóm bên trái đã lấy gạch đá đè xuống đó.” Dì ấy nói: “Dì tìm ông ấy nói chuyện, ngôi nhà của ông ấy là do bố cháu lấy cho. Bố mẹ cháu đều mất cả rồi, ông ấy không thể bắt nạt tụi nhỏ như vậy được.”
Hàng xóm bên phải nhà tôi có việc gì cần giúp thì tôi đều giúp đỡ. Mỗi lần ông ấy vay tiền, tôi đều giúp ông. Khoảng sân nhà tôi giáp với nhà hàng xóm bên phải vốn có một nhà kho đã bị phá bỏ, nên tôi muốn xây lại một nhà kho ở vị trí ban đầu. Người hàng xóm bên phải không cho xây, nói rằng nó che khuất ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà ông. Trong nhà tôi có cái thùng gỗ cao chưa đến một mét, ông ấy không cho tôi để nó bên ngoài cửa sổ nhà tôi, nói rằng nó ngăn ánh nắng chiếu vào nhà ông.
Mùa xuân năm nay, tôi sửa chữa nhà kho trong sân nhà, có cả sáu người làm công cũng đến. Hàng xóm hai bên đều không cho sửa. Vợ người hàng xóm bên trái cầm xẻng chửi ầm lên, bảo đó là đất nhà bà ấy, nhà tôi không được động tới.
Họ hàng của tôi thấy nhà hàng xóm hai bên thật quá vô lý. Tôi sửa lại nhà kho trong sân nhà tôi họ không cho, tôi để thùng gỗ trong sân nhà mình họ cũng ngăn cấm, không chỉ tìm xương trong trứng, mà còn mắng chửi người ta như mụ đàn bà chua ngoa. Đúng là ức hiếp người ta quá lắm. Người họ hàng bảo tôi: “Cháu vẫn còn có thể sống ở đây à? Hãy mau mau bán nhà rồi mua nhà chung cư mà ở đi.”
Mấy hôm sau, vì ngói trên kho nhà tôi bị lệch, trời mưa dột vào nhà. Bạn tôi đến nhà giúp tôi chỉnh cho mấy viên ngói trên nhà kho ngay ngắn lại. Khi bạn tôi đang chỉnh lại, nhà hàng xóm bên phải bước ra, nói: “Không được.” Bà ấy chửi té tát và lấy gậy đánh bạn tôi. Lúc đó, tôi không nhịn được cãi nhau với bà ấy và báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, bà ấy vẫn chửi rủa. Lúc này, em trai tôi cũng bước ra. Em trai tôi giận đến mức huyết áp tăng cao. Tôi nói huyết áp của em tôi tăng cao và phải đến bệnh viện, bà ấy mới quay về nhà và thôi quát tháo.
Lúc đó, tôi thực sự rất tức giận, tâm tranh đấu, tâm oán hận của tôi nổi lên. Tôi nghĩ: Khi cha tôi còn sống, người hàng xóm bên trái rất biết điều. Sau khi cha tôi qua đời, họ lấy oán báo ơn. Họ thực sự quá vô nhân tính khi bắt nạt hai chị em chúng tôi. Đôi khi tôi tự nhủ: “Thật khổ quá, phải lấy ác trị ác để đấu lại với họ thôi.” Nhưng tôi lại nghĩ: Nếu làm như vậy, thì chẳng phải tôi là người thường sao? Đây chẳng phải là do cựu thế lực an bài sao? Muốn hủy hoại tôi sao? Vì vậy, tôi niệm đi niệm lại:
“Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”(Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa(Ai đúng ai sai, Hồng Ngâm III)
Tôi niệm đi niệm lại hơn trăm lần, đồng thời khi đang học đến mục “Mất và được” trong “Chuyển Pháp Luân”, tôi ngộ ra rằng: Do tôi chưa buông bỏ được chấp trước vào danh-lợi-tình, gặp quan khó này là do những ma nạn do thường ngày tôi tu chưa tốt tạo thành. Nỗi thống khổ khi vượt quan đúng là tê tâm liệt phế, cắt bỏ cái tâm lợi ích này đúng là khiến người ta như xẻo tim khoan xương vậy.
Đồng thời, sau khi các đồng tu biết chuyện này, một số đồng tu đã đến chia sẻ với tôi, giúp tôi đề cao từ trong Pháp. Một số đồng tu giúp tôi phát chính niệm để thanh lý trường không gian cũng như hết thảy nhân tố tà ác can nhiễu việc học Pháp và luyện công của tôi.
Trong khi giao lưu, có đồng tu đã kể một câu chuyện khiến tôi giữ được thiện tâm, mang chứa những điều tốt, không giữ trong tâm điều ác, người xấu, và những điều không tốt. Tôi kể câu chuyện này cho em trai tôi và em trai rất tán đồng.
Thông qua không ngừng học Pháp, tôi đã minh bạch rằng mọi thứ đều có quan hệ nhân duyên; trước đây, tôi có thể đã từng làm tổn hại hàng xóm hai bên nhà mình, cho dù họ đối xử với tôi thế nào, tôi cũng không thể oán hận họ. Cùng với đó, tôi phải cảm tạ những mâu thuẫn mà hàng xóm hai bên đã gây ra, nó đã ma luyện tâm tính của tôi, giúp tôi tu bỏ chấp trước vào lợi ích, đồng thời khiến tôi học cách bao dung. Bản thân tôi vẫn phải hoàn trả món nợ nghiệp đã nợ từ đời này sang đời khác.
Tôi chuyển biến quan niệm, rồi mọi chuyện cũng thay đổi. Hàng xóm hai bên đều bày tỏ sẵn lòng hòa giải với gia đình tôi, họ nói rằng: “Anh em xa không bằng láng giềng gần, chúng ta nên đối xử thật tốt với nhau.” Người hàng xóm bên phải nói: “Nhà cháu cứ xây nhà kho đi, cao thấp thế nào cũng được, xây lúc nào cũng được.” Tôi nói: “Lẽ ra hôm đó cháu không nên tranh cãi với các bác, cháu đã sai, cháu xin lỗi các bác.” Để thể hiện sự hữu hảo, tôi đã tặng họ mấy món đồ nên họ rất vui. Đúng là “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Chuyển Pháp Luân).
Nhờ tu luyện, tôi mới thể ngộ được: Thế nào là tu? Tu từ trong ma nạn. Thế nào là luyện? Luyện từ trong ma nạn. Tu luyện 28 năm qua, con xin cảm tạ Sư phụ đã dẫn dắt bằng Pháp, giúp đệ tử tu bỏ tâm oán hận, bước ra khỏi ma nạn, hướng đến quang minh.
(Phụ trách biên tập: Hồng Dương)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/6/479360.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/1/219777.html
Đăng ngày 09-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.