Bài viết của Thiên Vũ, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-09-2024] Anh cả bên gia đình chồng tôi đều được mọi người công nhận là một người hiếu thuận, thiện lương, khoan dung và có trách nhiệm. Thế nhưng, một người anh cả như thế lại khiến tôi sinh tâm bất mãn vì một sự việc.

Năm 2023, mẹ chồng tôi phải nhập viện. Do tuổi cao, bà không thể tự lo liệu cho bản thân nên cần người chăm sóc cả ngày 24/24 giờ. Anh cả đã nghỉ hưu nên anh đảm nhận việc trông nom bà vào ban đêm nhiều hơn, còn các em trai, em dâu sẽ vào viện thay anh khi có thời gian. Mọi người đều cảm thấy anh cả trông bà vào ban đêm rất vất vả nên buổi sáng ai vào viện thay ca cho anh đều giục anh mau về nhà sớm để nghỉ ngơi.

Một hôm, vào sáng sớm, tôi vừa tới bệnh viện liền nói: “Bác cả, bác mau về nhà đi, cả đêm đã không nghỉ ngơi được mấy rồi, bác đã vất vả rồi. Anh ấy nói: Mẹ vừa mới tiêm nên anh trông bà thêm một lát nữa. Tôi nói: không sao, có em đây rồi, anh mau về đi! Lúc này, bác cả thường ngày vốn rất ôn hòa đột nhiên lại nổi xung lên với tôi: “Ai mệt? Tôi không mệt! Lần nào đến, ai cũng cứ giục tôi đi, mọi người đều thấy tôi không thuận mắt, mọi người đều không muốn nhìn mặt tôi”.

Tôi vội giải thích: “Bác cả, anh hiểu lầm rồi. Chúng em đều thương anh, thấy anh chăm sóc mẹ vất vả, nên muốn anh mau được về nhà để nghỉ ngơi một chút, thư giãn một chút.”

Ai ngờ bác cả vừa nghe tôi nói vậy thì lại càng giận hơn: “Tôi không mệt! Nhất là cô [chỉ tôi và chồng tôi], mỗi lần vợ chồng cô đến, tôi còn chưa chuẩn bị xong đã bảo tôi mau mau về đi. Tôi biết vợ chồng cô thương tôi, nhưng kiểu thái độ như vậy không thể được. Hơn nữa, tôi có bắt mọi người phải đến đâu. Sau này, mọi người muốn thì đến, không muốn đến thì một mình tôi có thể tự chăm sóc mẹ!”. Nói xong, anh ấy đóng sầm cửa lại và bỏ đi.

Tôi đứng lặng bên giường bệnh, toàn thân choáng váng, phải mất một lúc lâu mới bình tĩnh lại được. Tâm ủy khuất, oán hận, bất bình, tự ái, thể diện,… trào dâng đến nghẹt thở. Tôi cảm thấy máu dồn lên, mặt đỏ phừng phừng, phẫn nộ mà đành nuốt nước mắt vào trong.

Tôi từ từ ngồi xuống, điều chỉnh suy nghĩ rồi tự hỏi bản thân: “Mình đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm rồi, khảo nghiệm trước mặt sao lại không thể chịu nổi lấy một chút như thế chứ?” Nghĩ tới nghĩ lui, dần dần tôi bình tĩnh lại và nhắc nhở bản thân: đó là để mình đề cao tầng thứ, để mình tu nhẫn. Trong tâm, tôi liên tục niệm: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân). Dần dần, tâm tôi đã nhẹ nhõm hơn chút ít và tiếp tục chăm sóc mẹ chồng.

Một lúc sau, anh hai cùng chị dâu tới thăm mẹ chồng. Vừa bước vào, anh chồng đã hỏi: “Anh cả đã về nhà chưa?” Anh ấy vừa hỏi như vậy thì lập tức bộ dạng tức giận của anh cả lại hiển hiện ra trước mắt tôi. Bề mặt tôi mỉm cười rất bình tĩnh nhắc lại những lời mà anh cả vừa nói, nhưng kỳ thực trong tâm lại như sông biển đảo lộn, rất hỗn loạn. Hai người nhìn nhau rồi an ủi tôi bằng những lời như đừng nên chấp nhặt với anh ấy. Rõ ràng là trong con mắt của họ, họ không hoàn toàn tin rằng anh cả lại nói ra những lời như vậy. Lúc đó, cái tâm kia của tôi, càng thêm ủy khuất, cảm thấy cái tâm oán hận và bất bình đã được tiêu trừ sau khi vừa niệm vài câu Pháp trong Chuyển Pháp Luân giờ lại đột nhiên nổi lên. Tôi thầm nghĩ, chồng tôi ghét nhất việc tôi phải chịu ủy khuất nên nỗi khổ tâm chất chứa này tôi cần trút sang anh ấy! Bằng không, nỗi buồn phiền này thật rất khó chịu đựng!

Tối hôm đó, khi về nhà, tôi kể lại hết mọi chuyện đã xảy ra trong ngày với chồng. Không ngờ, chồng tôi lại ngạc nhiên hỏi: “Em có chắc là mình không thêm thắt gì chứ? Anh ấy đã quá vất vả rồi, còn so đo với anh ấy nhiều như vậy làm gì?” Tôi há hốc miệng, sững người đứng đó. Tôi đã không nhận được sự an ủi như mong đợi. Đột nhiên, tôi cảm thấy như anh cả của chồng đang ức hiếp tôi, còn chồng tôi thì lại vu oan rằng tôi đang làm chuyện bé xé ra to. Ngẫm lại bao nhiêu năm qua đã phó xuất cho nhà bố mẹ chồng, bất kể là về tinh thần hay là về vật chất, thì đều nhiều hơn rất nhiều so với bố mẹ đẻ của mình, nghĩ vậy tôi bắt đầu gán tất cả mọi người trong gia đình nhà chồng là “kẻ vô ơn”. Tôi cảm thấy thân thể mình bị tâm ủy khuất và phẫn hận kia tập kích đến không còn sức lực.

Thuận theo việc học Pháp và phát chính niệm, tâm oán hận kia đã bị tiêu trừ không ít, thân thể tôi cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.

Sau lần đó, anh chồng vẫn tiếp tục chăm sóc mẹ chồng tôi. Cứ vài ngày, tôi lại đến thăm bà một lần và mua một số đồ thiết yếu hàng ngày. Mỗi khi gặp anh cả, tôi đều lễ phép chào hỏi anh ấy như thường lệ. Tôi cứ tưởng rằng mình không oán, không hận nữa, cũng không còn nhắc đến chuyện này với người thân hay bạn bè nữa nên vì thế cho rằng cái tâm oán hận đó đã không còn nữa. Nhưng kỳ thực không phải như vậy! Chỉ cần bản thân chịu một chút ủy khuất, nghe một chút lời lẽ hơi khó chịu, là tâm oán hận đó lại bắt đầu trỗi dậy. Tuy rằng tôi vẫn đang không ngừng học Pháp, phát chính niệm và cũng hiểu sứ mệnh trọng đại của đệ tử Đại Pháp là gì, nhưng cái tâm oán hận này vẫn còn đó như hình với bóng.

Chớp mắt đến cuối tháng Chạp, chồng tôi hẹn tôi về nhà bố mẹ chồng nấu ăn và dọn dẹp. Tuy ngoài miệng tôi đồng ý nhưng trong tâm thì phản kháng. Tôi vừa lái xe vừa phẫn uất nghĩ về tất cả những điều có lỗi với tôi trước đây. Đến nhà bố mẹ chồng, tồi vừa dừng xe và trong nháy mắt khi đóng cửa xe thì ngón tay tôi đã bị kẹp vào cửa. Tôi bị một trận đau nhói tim, ngay khi hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, tôi rút ngón tay ra thì thấy móng tay của ngón áp út đã tím đen rồi. Nỗi oán hận được thay thế bằng sự đau đớn, bỗng nhiên tôi bừng tỉnh: “Mình sai rồi, mình không được oán trách nữa!”.

Tôi tiếp tục học Pháp để trừ bỏ tâm oán hận này, đồng thời phát chính niệm để diệt trừ oán hận, tôi cũng lắng nghe chia sẻ của các học viên xem làm thế nào để loại bỏ tâm oán hận. Nhưng vì sao tâm oán hận này thời gian lâu như vậy vẫn không loại bỏ được chứ? Tôi thực sự cần tĩnh tâm lại, đào sâu bản thân từ gốc rễ!

Tôi phát hiện ra rằng bản thân học Pháp, phát chính niệm để loại bỏ tâm oán hận, thứ loại bỏ ấy chỉ là bề mặt, là lớp vỏ, chứ chưa loại bỏ tâm oán hận này từ gốc rễ, không biết căn nguyên của tâm oán hận này là từ đâu. Sư phụ giảng:

“… hướng nội tìm là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington, D.C. năm 2009).

Vì vậy, tôi bắt đầu đào sâu hướng nội.

Trong cuộc sống, tôi được chồng chiều chuộng, con cái yêu thương và có điều kiện sống cực kỳ tốt. Điều này khiến tôi bề mặt thì khiêm tốn, khiêm nhường nhưng kỳ thực từ trong xương cốt là cái tâm đặt mình trên cao, kiêu ngạo hống hách, không để người khác nói. Và cái cảm giác ưu việt hơn người ấy thường biểu hiện ra trong lời nói cử chỉ của bản thân một cách không tự biết, từ đó hình thành ở tôi tâm hiển thị và tâm hoan hỷ rất mạnh mẽ, rồi từ đó mà sinh ra tâm coi thường người khác, tâm thích được khen, thích được ngưỡng mộ. Đào sâu hơn, tôi phát hiện ra khi hết thảy những tâm này bị xung động, thì sinh mệnh oán hận kia sẽ ngoi lên. Thì ra là những tâm này đang nuôi dưỡng cái tâm oán hận đó! Mang theo nhiều chấp trước nặng nề như vậy, thì sao có thể đề cao? Sao có thể giảng chân tướng cho thế nhân?

Sư phụ yêu cầu chúng ta hướng nội khi gặp vấn đề

Trong phòng bệnh, khi tôi bảo anh chồng về nhà nghỉ ngơi, thực sự là tôi vốn có ý tốt với anh ấy. Nhưng tôi mang giọng điệu uy quyền, mệnh lệnh như kiểu nữ nhân có thể gánh nửa bầu trời của văn hóa Đảng. Thiết nghĩ, nếu tôi dùng lời nói nhỏ nhẹ ôn hòa và khiêm tốn mà một phụ nữ cần có trong văn hóa truyền thống thì anh ấy làm sao có thể nổi giận với tôi chứ?!

Anh cả của chồng tôi cũng đã từng là một học viên Đại Pháp, nhưng sau này do cuộc bức hại của ĐCSTQ nên anh ấy lại bước sang Phật giáo. Tôi coi thường anh ấy khi từ bỏ Đại Pháp vì sợ bị bức hại, không thích thói quen chi tiêu bốc đồng, lãng phí vô độ và vì sự thiếu vệ sinh của anh ấy. Như vậy, cho dù biểu hiện là vì muốn tốt cho anh ấy nhưng sâu thẳm bên trong, tâm coi thường của tôi vẫn còn đó, cái tâm muốn tốt cho anh ấy kia là bất thuần, vậy nên anh ấy nghe tôi nói liệu có thể thoải mái chăng? Cứ hướng nội như vậy, tôi phát hiện ra mình cũng chưa thực sự tốt với anh ấy! Vì vậy, khi anh ấy bất ngờ nổi giận với tôi, tâm tự ái, tức giận bất bình cố thủ trong tâm đã xung kích mãnh liệt đến tự ngã. Tuy tôi đã cố nhẫn, không nổi giận và không tranh cãi với anh, nhưng đó cũng chỉ là cái nhẫn đẫm lệ.

Kỳ thực, trong nhiều năm anh chồng chăm sóc mẹ chồng tôi, buổi tối anh ấy còn không thay đồ, cũng không có lấy một đêm được ngủ yên giấc. Vì sợ không nghe được những lúc mẹ chồng tôi gọi nên anh ấy đã nằm ngủ trên chiếc ghế sofa ở gần bà, anh ấy đã ngủ như vậy trong suốt bốn năm mà không hề phàn nàn hay oán hận, chịu đựng những điều mà rất nhiều người không thể chịu được. Trong kỳ nghỉ Tết, một đêm trước khi mẹ chồng nhập viện, bà bị sốt nên tôi đã thức trắng đêm để chăm bà. Anh chồng liên tục nói với mọi người trong nhà rằng: “Cô ấy cả đêm không được ngủ, suốt cả đêm đã không được ngủ rồi!” Giọng anh ấy đầy quan tâm, thương xót cho tôi. Kỳ thực, trong suốt những năm qua, anh ấy đã trải qua biết bao đêm mất ngủ, nhưng anh ấy lại chưa từng phàn nàn thương xót bản thân!

Sư phụ đã thông qua chồng tôi, bạn bè và đồng tu để điểm hóa cho tôi, giúp tôi đề cao, nhưng tôi vẫn mang theo Pháp lý mà tìm khuyết điểm của người khác, không suy xét đến giới hạn chịu đựng của đối phương. Một người anh tốt như vậy vì sao lại nổi giận với tôi? Đó chẳng phải là bản thân tôi cần tu sao?! Đó là để các chủng nhân tâm như tâm tự ái, tâm đặt mình trên cao, tâm hiển thị, tâm oán hận,… của tôi được phơi bày ra, để tôi loại bỏ chúng từ gốc rễ. Mà “Pháp bảo” để nhổ bỏ những tâm này chính là hướng nội tìm xem bản thân đã sai ở đâu, nghĩ nhiều hơn đến cảm thụ của người khác.

Từ đó trở đi, tâm oán hận kéo dài hàng tháng trời của tôi đối với anh chồng đã hoàn toàn được tiêu trừ. Khi ngẫm về cái gọi là thống khổ đã qua ấy, tôi cảm thấy tựa như một làn gió xuân nhẹ nhàng đã thổi qua, tôi đã thực sự thể hội được niềm vui khi được đề cao trong Pháp!

Con vô cùng cảm tạ ân cứu độ của Sư phụ từ bi vĩ đại!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/1/481252.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/16/221242.html

Đăng ngày 04-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share