Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-10-2024]

Họ và tên: Lý Mai Anh
Tên tiếng Trung: 李梅英
Giới tính: Nữ
Tuổi: Chưa xác định
Thành phố: Nhạc Dương
Tỉnh: Hồ Nam
Nghề nghiệp: Chưa xác định
Ngày mất: Tháng 6 năm 2017
Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 11 tháng 9 năm 2011
Nơi giam giữ gần nhất: Đồn Công an Tằng Sơn

Họ và tên: La Kế Xuyên
Tên tiếng Trung: 罗继川
Giới tính: Nam
Tuổi: 84
Thành phố: Nhạc Dương
Tỉnh: Hồ Nam
Nghề nghiệp: Giáo viên trung học và quan chức chính phủ
Ngày mất: Ngày 5 tháng 5 năm 2023
Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 11 tháng 9 năm 2011
Nơi giam giữ gần nhất: Đồn Công an Tằng Sơn

Cặp vợ chồng cao niên ở thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam đã qua đời cách nhau 6 năm sau khi chịu đựng cuộc bức hại không ngừng vì đức tin chung vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Lý Mai Anh và chồng là ông La Kế Xuyên (ông La ban đầu làm giáo viên trung học và sau đó là quan chức Nhà máy Gạch Thị trấn Tiền Lương Hồ do nhà nước sở hữu) đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997 và trở thành người tốt hơn. Họ kiên định đức tin của mình sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào hai năm sau đó và đã bị bắt giữ nhiều lần. Sau vụ bắt giữ vào năm 2000, ông La đã bị treo lên và bị đốt vào bụng, ngực cùng với lưng bằng hai chiếc tua vít nung nóng. Ông có 48 vết bỏng và bị thương nặng. Sau vụ bắt giữ khác vào năm 2001, ông bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức.

Cuộc bức hại đã khiến bà Lý mắc chứng mất ngủ. Bà qua đời vào tháng 6 năm 2017. Ông La qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, hưởng dương 84 tuổi. Ông đã phải sống trong cảnh nghèo khổ suốt 15 năm cuối đời vì chính quyền đình chỉ lương hưu của ông từ năm 2008 và không khôi phục lại việc trả lương cho ông (tổng số tiền bị tước đoạt khoảng 600.000 Nhân dân tệ).

Chi tiết của cuộc bức hại

Ông La và bà Lý đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 12 năm 1999. Họ đã bị bắt giữ trên đường đi và bị giam giữ tại Trại tạm giữ Hồ Tân ở địa phương một tháng. Lương của ông La cũng bị đình chỉ một tháng.

Hơn 8 đặc vụ, gồm Dư Trí Hòa của Đồn Công an Tằng Sơn ở quận Quân Sơn, đã kéo tới nhà ông La vào tháng 6 năm 2000. Ông cố gắng ngăn họ tịch thu các sách Pháp Luân Công của mình. Cảnh sát đã siết cổ ông, khiến ông gần như ngạt thở.

Tháng 11 năm 2000, ông La và bà Lý bị bắt giữ sau khi cảnh sát phát hiện họ dán tem dán có thông tin Pháp Luân Công. Hai vợ chồng ông bị đưa tới Đồn Công an Tằng Sơn. Cảnh sát Dư và Triệu Văn Hoa đã lột đồ lót của ông La (khi đó ông 62 tuổi) và treo ông lên. Sau đó, họ hơ nóng hai tua vít trên bếp điện và nhấn vào ngực, bụng cùng với lưng của ông, gây ra 48 vết bỏng. Ông cùng vợ được trả tự do sau khi nộp 1.000 Nhân dân tệ.

Tháng 2 năm 2001, ông La bị bắt giữ lần nữa và bị đưa tới trại tạm giam địa phương. Ba tháng sau, ông bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Tân Khai Phố để thụ án 1,5 năm. Bà Lý (thời điểm đó không bị bắt giữ) đã bị đình chỉ ba tháng lương.

Tháng 1 năm 2003, cảnh sát đã lục soát nhà hai vợ chồng ông lần nữa và tịch thu các sách Pháp Luân Công cùng với chiếc Ti vi màu mới mua của họ. Bà Lý bị bắt giữ và bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Nhạc Dương ba tháng. Cảnh sát định đưa bà vào trại lao động cưỡng bức, nhưng phải bỏ ý định này sau khi trại lao động địa phương từ chối nhận bà do huyết áp cao. Sau khi bị buộc phải nộp 2.000 Nhân dân tệ, bà được trả tự do. Cảnh sát Triệu và cảnh sát Lý Kỳ Lương còn tới Nhà máy Gạch Thị trấn Tiền Lương Hồ và buộc phòng tài vụ của nhà máy phải chuyển 500 Nhân dân tệ từ tài khoản lương hưu của ông La cho họ.

Tháng 5 năm 2008, ông La bị bắt giữ và bị giam giữ 10 ngày. Nhà ông bị lục soát và các tài liệu Pháp Luân Công của ông bị tịch thu. Trần Ái Lương, trưởng Phòng 610 Quận Quân Sơn, chỉ thị cho Nhà máy Gạch Thị trấn Tiền Lương Hồ đình chỉ lương hưu của ông.

Ngày 8 tháng 9 năm 2011, khoảng 8 cảnh sát của Đồn Công an Tằng Sơn đã xông vào nhà và bắt giữ hai vợ chồng ông La. Mẹ của bà Lý khi đó 80 tuổi đang sống cùng bà đã rất kinh hãi. Tiếp đó, hai vợ chồng ông bị buộc phải điểm chị vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công được chuẩn bị sẵn và sau đó mới được trả tự do.

Ngày 12 tháng 9 năm 2016, Lý Húc Đông (trưởng Phòng Tư pháp thị trấn Tiền Lương Hồ), Lôi Lực Quân (trưởng nhóm an ninh của Ủy ban Cộng đồng Nhã Viên), Nghiêm Định Cát (trưởng nhóm an ninh của Ủy ban khu phố Triêu Dương), Dương Văn Hạo (trưởng nhóm an ninh của Ủy ban Cộng đồng Bách Hóa) và hai người khác chưa xác định danh tính, đã lục soát nhà hai vợ chồng ông La lần nữa.

Ngày 8 tháng 6 năm 2017, hai cảnh sát của Đồn Công an Thị trấn Tiền Lương Hồ đã sách nhiễu ông La và bà Lý tại nhà riêng. Do chính quyền liên tục lục soát nhà, bà Lý không thể chịu đựng được và bị mất ngủ. Bà thậm chí còn sợ hãi khi ngủ ở nhà của chính mình. Bà đã qua đời vào tháng 6 năm 2017.

Trong khi đang tiếc thương cho sự ra đi của bà Lý, ông La tiếp tục đối mặt với sự sách nhiễu. Ngày 21 tháng 10 năm 2017, cảnh sát đã lục soát nhà ông lần nữa. Hơn 10 người, gồm cảnh sát của Đồn Công an Thị trấn Tiền Lương Hồ và nhân viên ủy ban khu phố địa phương, đã kéo tới nhà ông vào tối ngày 12 tháng 5 năm 2018. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công và tài sản có giá trị khác của ông mà không xuất trình lệnh khám.

Ngày 1 tháng 11 năm 2019, trưởng nhóm an ninh Lý nêu trên cùng với bí thư Dương đã sách nhiễu ông La tại nhà riêng và chụp hình ông trái với mong muốn của ông. Sức khỏe của ông liên tục suy giảm và ông đã qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2023.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/4/483558.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/7/221141.html

Đăng ngày 19-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share