Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hy Lạp
[MINH HUỆ 12-10-2024] Ngày 4 và 5 tháng 10 năm 2024, Đoàn nhạc Tian Guo Châu Âu và các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ hơn 12 quốc gia đã tổ chức diễu hành và mít-tinh ở Athens. Họ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) tới dân chúng và du khách, đồng thời kêu gọi mọi tầng lớp xã hội lưu ý và giúp chấp dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong suốt 25 năm qua.
Cuộc diễu hành được tổ chức tại Athens để phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp, ngày 4 và ngày 5 tháng 10.
Cuộc diễu hành trên Quảng trường Monastiraki thu hút sự chú ý của mọi người.
Cuộc diễu hành ở Athens phản đối ôn hòa cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Mít-tinh trên Quảng trường Syntagma
Các học viên đã diễu hành trong hai ngày liên tiếp 4 và 5 tháng 10, bắt đầu từ 11 giờ 30 sáng và 5 giờ chiều mỗi ngày. Đoàn diễu hành của họ được dẫn đầu bởi Đoàn nhạc Tian Guo Châu Âu, theo sau là đội múa rồng, nhóm rước biểu ngữ và đội trống lưng. Các cuộc diễu hành đều xuất phát từ Quảng trường Kotzia, đi theo phố Stasio đến Quảng trường Syntagma, rồi qua phố Ermou đến Quảng trường Monastiraki, và cuối cùng đi qua Agora cổ kính của Athens đến Ga Thissio.
Các học viên đến từ nhiều quốc gia tham gia cuộc diễu hành.
“Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng tiếng Hy Lạp.
Mọi người theo dõi cuộc diễu hành và chụp ảnh.
Đội trống lưng trình diễn trong suốt cuộc diễu hành.
Biểu ngữ với thông tin về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.
Mọi người ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Đoàn diễu hành đi qua các điểm du lịch và các phố thương mại nổi tiếng có đông người đi bộ và khách du lịch. Nhiều người đã chụp hình, vỗ tay, vẫy tay, reo hò hoặc đưa ngón tay cái lên tỏ vẻ tán thưởng. Khi cuộc diễu hành dừng lại một lúc tại Quảng trường Syntagma và Monastiraki, đại diện của các học viên đã giới thiệu Pháp Luân Công với dân chúng có mặt tại đó và nói với họ về cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Đại diện DAFOH: Cưỡng bức thu hoạch nội tạng là tội ác diệt chủng tồi tệ nhất thế kỷ 21
Bà Effie Gana, đại diện của DAFOH, phát biểu tại cuộc mít-tinh và lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Trong bài phát biểu của mình, bà Effie Gana, đại diện Hiệp hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) tại Hy Lạp, trước tiên trích dẫn một điều khoản trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Phòng ngừa và Trừng phạt Tội diệt chủng (1948).
“Tội diệt chủng. Bất cứ hành vi nào sau đây được thực hiện nhằm mục đích hủy diệt, toàn bộ hoặc một phần, một dân tộc, một sắc tộc, một chủng tộc hay tôn giáo, ví dụ như: a) Giết hại các thành viên của nhóm; b) Gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; c) Cố ý phá hoại điều kiện sống dẫn đến hủy hoại về thể chất của một phần hoặc toàn bộ nhóm; d) Cố ý áp đặt biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh sản trong nhóm; e) Cưỡng bức chuyển trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác.”
“Tuy nhiên”, bà tiếp tục: “Hơn 70 năm sau khi công ước này được áp dụng, tội ác diệt chủng cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ những tù nhân lương tâm còn sống vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và diễn ra trên phạm vi toàn quốc.“
“Nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công”. Bà cho biết DAFOH cùng Liên minh Quốc tế nhằm Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép Tạng ở Trung Quốc (ETAC) đã soạn thảo bản kiến nghị “Chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” để hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công và những nạn nhân khác như tín đồ Cơ Đốc giáo, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Bà kêu gọi mọi người ký bản kiến nghị này để thúc giục G7+7 [Ghi chú của người biên tập: G7+ các nước Châu Âu + Argentina, Úc, Ấn độ, Isaren, Mexico, Hàn Quốc và Đài Loan] công nhận nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là tội ác chống lại loài người và là mối đe dọa đến y đức toàn thế giới.
Cảnh sát Hy Lạp ấn tượng với cuộc kháng nghị ôn hòa
Mọi người trò chuyện với các học viên để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.
Đây là lần thứ ba các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Châu Âu tổ chức một cuộc diễu hành quy mô lớn ở Athens. Sở Cảnh sát Hy Lạp biết đây là một nhóm người ôn hòa, nên họ chỉ cử những cảnh sát thường trực dẫn đầu đoàn diễu hành và điều khiển giao thông phía trước và phía sau đoàn.
Khi các học viên tổ chức sự kiện vào ngày 5 tháng 10, một nhóm cực đoan cũng diễu hành cùng ngày hôm đó. Dưới sự giám sát của hàng chục cảnh sát chống bạo động cầm khiên được trang bị vũ khí hạng nặng, nhóm này hô vang khẩu hiệu kích động trên Quảng trường Syntagma, khiến những người ngoài cuộc ở khu vực đó vội vã rời đi. Điều này trái ngược hẳn với nhóm Pháp Luân Đại Pháp điềm tĩnh và ôn hòa ở phía bên kia quảng trường.
Sau cuộc diễu hành cuối cùng của đoàn Pháp Luân Đại Pháp, một cảnh sát nói với các học viên: “Chúng tôi rất sẵn lòng hộ tống đoàn diễu hành của các bạn. Văn hóa [truyền thống] Trung Hoa chú trọng việc tuân thủ luật pháp và các quy định. Trong suốt cuộc diễu hành, các bạn luôn đi thành hàng và không gây bất kỳ rắc rối nào cho chúng tôi hay cho giao thông.” Anh mỉm cười và tiếp tục: “Tôi rất thích cuộc diễu hành như vậy. Tôi hy vọng các bạn sẽ trở lại vào năm sau.”
Chân-Thiện-Nhẫn có ý nghĩa đối với mọi người
Anh Marvin rất vui khi theo dõi cuộc diễu hành của các học viên.
“Tôi nghĩ việc có được các giá trị này là vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng đây có thể là mục đích tồn tại của mọi sinh mệnh”, anh Marvin cho biết sau khi tìm hiểu về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.
Anh Marvin trông thấy đoàn diễu hành trên Quảng trường Monastiraki. Khi anh nghe nói các học viên bị ĐCSTQ bức hại ở Trung Quốc, anh đã ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Anh nói: “Bởi vì tôi thật sự muốn ủng hộ nhóm mang lại lợi ích cho thể chất và tinh thần của mọi người như thế này.”
Về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, anh cho biết: “Thật kinh khủng, tôi không hiểu vì sao người ta không thể sống theo cách của họ. Nếu họ không làm hại ai cả và người khác không phải đau khổ vì những điều họ làm, tôi nghĩ thật tốt khi có những người như họ [các học viên Pháp Luân Công].”
Anh nói với các học viên: “Đừng đánh mất hy vọng. Hãy kiên trì. Đấu tranh cho lương tâm của các bạn.”
Cuộc diễu hành được chào đón
Cô Julia (ở giữa) và anh Babak (bên phải) rước biểu ngữ
Cô Julia và anh Babak đến từ Hoa Kỳ đang đi thăm người thân ở Hy Lạp. Khi họ nghe tin chị gái Nina và anh rể Alex của họ sẽ đến Athens để diễu hành cùng Đoàn nhạc Tian Guo, cả hai đã quyết định tham gia.
Cô Julia và anh Babak đã rước biểu ngữ trong bốn cuộc diễu hành, họ đi qua trung tâm thành phố và các con phố đi bộ nhộn nhịp. Cả hai ấn tượng trước sự quan tâm và hưởng ứng của mọi người.
Cô Julia cho biết: “Bạn thấy đấy, đến đâu mọi người cũng nhận tờ thông tin và đọc chúng một cách chăm chú. Một số người nhận ra họ không hiểu ngôn ngữ trong đó, và họ sẽ đến hỏi xin các học viên tờ thông tin theo ngôn ngữ của họ.”
“Sự kiện thật tuyệt.” anh Baback cho hay: “Một cuộc diễu hành quy mô lớn như vậy ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người về các vấn đề của Pháp Luân Công và để lại cho họ ấn tượng sâu sắc.” Anh cho biết anh đã trò chuyện với nhiều người hỏi về Pháp Luân Đại Pháp.
Cảm ơn các học viên
Bà Rosa (ở giữa) cùng chồng và con gái đến từ Tây Ban Nha
Bà Rosa cùng gia đình đến từ Tây Ban Nha đang đi nghỉ ở Hy Lạp. Họ đã xem các màn trình diễn và nghe bài phát biểu trong cuộc mít-tinh trên Quảng trường Syntagma, và còn nhận một bông hoa sen nhỏ gấp thủ công từ một học viên trao tặng. Bà Rosa cho biết các hoạt động của các học viên thật ngoạn mục.
“Quá đẹp và rất hay”, bà Rosa khen ngợi. “Cần phải nói cho mọi người biết, vì sự ổn định của tình hình thế giới hiện nay. Việc cho mọi quốc gia và mọi người biết về điều gì đang xảy ở Trung Quốc là rất quan trọng. Bất chấp tình hình ở Trung Quốc, các học viên vẫn muốn mang điều tốt lành đến cho chúng tôi, và tôi rất biết ơn.”
Nói về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, bà Rosa cho biết: “Tôi nghĩ thế giới ngày nay cần những giá trị này. Bị công nghệ dẫn dắt, cuộc sống của con người trở nên hối hả. Cần có ai đó làm điều gì đó để nhắc nhở mọi người rằng thế giới cần một xã hội hòa bình.”
Ông Anthony, một giáo viên nghỉ hưu sống ở miền Bắc Athens, theo dõi đoàn diễu hành trên Quảng trường Monastiraki và nhún nhảy theo nhịp trống lưng. Ông thốt lên: “Hay quá! Thật tuyệt vời!”
Khi biết hầu hết các học viên tham gia sự kiện đến từ Châu Âu, ông Athony hỏi một học viên: “Ai trả tiền cho các bạn?” Người học viên nói với ông rằng tất cả họ đều là tình nguyện viên và không nhận tiền của ai. Cô cho hay các học viên tổ chức những hoạt động này ở nhiều nước Châu Âu hàng năm để mọi người có thể biết đến Pháp Luân Công và giúp chấm dứt cuộc bức hại. Ông Anthony cảm động trước sự phó xuất vô tư của các học viên và hy vọng sự kiện diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp.
Dân chúng lên án cuộc bức hại
Cô Kathrine cho biết cô yêu thích màn trình diễn của Đoàn nhạc.
Cô Kathrine theo dõi cuộc diễu hành của Pháp Luân Công trên Quảng trường Syntagma. Một học viên giải thích cho cô về nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của ĐCSTQ ở Trung Quốc. Cô cho hay: “Tôi nghĩ nguyên lý [Chân-Thiện-Nhẫn] này là nền tảng của nhân tính”. “Nếu chúng ta muốn tận hưởng cuộc sống, chúng ta phải thực hành điều này. Đây là điều căn bản mà mỗi người cần phải có.”
“Cuộc bức hại Pháp Luân Công thật sự tàn khốc. Tôi không thể tin nổi người ta có thể bức hại người khác chỉ vì lý do này [đức tin]. Đây là tội ác thật sự. Tôi không thể tưởng tượng được có điều gì tàn ác hơn thế.”
Cô Moran đến từ Isarel nói với một học viên: “Tôi không hiểu vì sao chính phủ Cộng sản Trung Quốc lại muốn bắt giữ họ [các học viên Pháp Luân Công]. Họ chỉ hành thiền và làm điều tốt cho người khác thôi mà. Điều này thật không thể chấp nhận được, thật kỳ cục và tàn bạo. Không thể tin được và thật vô nhân tính. Thực ra, đây là tội ác diệt chủng.”
Cô Moran cho biết cô đồng ý với các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Cô nói: “Đây là các giá trị quan trọng nhất trên thế giới.” Sau khi thấy thông tin giới thiệu về Pháp Luân Công và các bài công pháp trên biểu ngữ, cô cho biết: “Pháp môn này thật đẹp. Trông thật điềm tĩnh, thật tốt. Có vẻ như đó đúng là điều chúng ta cần làm.”
Hai cô gái đều có tên Maria đã trò chuyện với một học viên và biết các học viên là những người tốt hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn. Tuy nhiên, họ lại bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo ở Trung Quốc.
Cô Maria bày tỏ: “Thật đáng buồn khi mọi người không thể thể hiện bản thân và không được tự do trên chính đất nước của mình, họ còn bị giết hại chỉ vì đức tin và vì cách sống của họ.”
Cô Maria còn lại cho hay: “Đó là sự vi phạm quyền tự do biểu đạt của con người. Thật tốt khi thấy họ đang cố gắng thay đổi điều này cho chính họ và vì điều tốt đẹp hơn.”
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/12/483822.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/13/221208.html
Đăng ngày 18-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.