Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 08-10-2024] Ngày 6 tháng 10 năm 2024, các học viên đã tổ chức một cuộc mít-tinh tại Khu phố Tàu của Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ để chúc mừng và bày tỏ sự ủng hộ đối với 430 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó, đồng thời lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

Tại cuộc mít-tinh, các học viên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm tam thoái, và các thành viên của Hiệp hội các Bác sỹ chống Cưỡng bức Thu hoạch ​Nội tạng (DAFOH) lên tiếng về tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ liên quan đến hành vi thu hoạch nội tạng. Các học viên còn phát tặng tài liệu thông tin về Đại Pháp và kêu gọi mọi người ký bản kiến ​​nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

7afc332a76a1cc65d49766d134d14f5a.jpg

Cuộc mít-tinh tại Khu phố Tàu Philadelphia nhằm chúc mừng 430 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ và lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

Đại diện tiểu bang Pennsylvania, bà Mary Louise Isaacson, đã ban hành bản tuyên dương cho buổi mít-tinh, và Tiến sỹ Mark Thomas, trưởng khoa Khoa học Chính trị tại Đại học La Salle, đã phát biểu tại sự kiện, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thoát khỏi chế độ cai trị độc tài.

Hơn 20 người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó ngay tại buổi mít-tinh này.

Đại diện tiểu bang: Phong trào quần chúng lớn nhất trong lịch sử nhân loại

92c86cad329f3aac599409c393b6abbc.jpg

Đại diện tiểu bang, bà Mary Louise Isaacson, ngợi khen những người đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Đại diện tiểu bang, bà Mary Louise Isaacson, ngợi khen những người đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc theo đuổi tự do của họ. Bà cũng ban hành một bản tuyên dương.

Bản tuyên dương nhấn mạnh rằng Hạ viện Pennsylvania: “vô cùng tự hào và vui mừng khi ghi nhận những cá nhân và tổ chức đã nỗ lực nhằm tôn vinh và công nhận sự tự do ở đây và trên khắp thế giới”. Bản tuyên dương còn ghi nhận cuộc mít-tinh là một sự kiện quan trọng, chúc mừng “436 triệu người Trung Quốc đã dũng cảm từ bỏ mối liên hệ với chế độ tàn bạo và áp bức nhất trên thế giới – ĐCSTQ.”

Bản tuyên dương còn đặc biệt chỉ ra rằng phong trào thoái đảng bắt đầu từ năm 2004 là “phong trào quần chúng lớn nhất trong lịch sử văn minh nhân loại” và được lấy cảm hứng từ cuốn sách Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản). Bà khen ngợi phong trào này vì đã giúp người dân Trung Quốc “thoát khỏi cỗ máy tuyên truyền của chế độ ĐCSTQ và 75 năm chiến dịch tàn bạo, áp bức đã tước đoạt di sản tinh thần và các nhân quyền cơ bản của người dân Trung Quốc.”

Đại diện Isaacson cũng lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, cho rằng “ĐCSTQ điều hành một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng trục lợi béo bở, với nguồn nội tạng chính được thu hoạch từ các tù nhân lương tâm còn sống ở Trung Quốc, chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công”. Bà kết thúc [bản tuyên dương] bằng cách khẳng định sự ủng hộ của Hạ viện Pennsylvania đối với phong trào thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Trưởng khoa của trường Đại học: Đấu tranh cho tự do và thức tỉnh

236c5cdc9372b26d0f9e10c737b60aab.jpg

Tiến sỹ Mark Thomas, Trưởng khoa Khoa học Chính trị tại Đại học La Salle, phát biểu tại buổi mít-tinh.

Nhà hoạt động nhân quyền, Tiến sỹ Mark Thomas, đã có bài phát biểu đầy cảm hứng tại buổi mít-tinh, ca ngợi sự dũng cảm của phong trào thoái Đảng. Ông nhận xét: “Phong trào thoái xuất khỏi ĐCSTQ tiếp nối truyền thống lâu đời trong việc đấu tranh chống lại áp bức và sự bất công, nơi mà nhóm thiểu số quyền lực áp đặt lên cuộc sống của số đông dân chúng”. Tiến sỹ Thomas cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại chủ nghĩa độc tài: “Khi số đông im lặng hay thờ ơ, thì nhóm thiểu số sẽ dễ dàng kiểm soát họ”. Ông khen ngợi những nỗ lực của phong trào thoái Đảng trong việc đối đầu với ĐCSTQ, đồng thời chỉ ra rằng “ĐCSTQ thật sự đang phải chịu áp lực từ phong trào tam thoái này.”

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, tiến sỹ Thomas một lần nữa khen ngợi những người đã dũng cảm thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Ông nói: “Thật khích lệ khi thấy rất nhiều người đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ.” Ông lưu ý thêm rằng việc đứng lên chống lại một chế độ độc tài cần có dũng khí lớn. “Không ai muốn sống dưới một chế độ nơi mà người khác áp đặt bạn phải nghĩ gì hay nghĩ như thế nào.”

Tiến sỹ Thomas cũng bày tỏ mối quan ngại về sự xâm nhập của hệ tư tưởng cộng sản vào xã hội phương Tây. Ông cảnh báo: “Chủ nghĩa cộng sản đã xâm nhập vào một cách rất tinh vi… Khi hàng rào bảo vệ đạo đức của con người suy yếu đi, chủ nghĩa cộng sản sẽ len lỏi vào”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức: “Cuộc mít-tinh hôm nay giúp nâng cao nhận thức. Chúng ta cần có nhiều người lắng nghe hơn.”

Liên quan đến vấn đề thu hoạch nội tạng, Tiến sỹ Thomas chỉ ra những tội ác tàn bạo của ĐCSTQ và cho biết: “Lao động cưỡng bức và cấy ghép nội tạng phi pháp của ĐCSTQ đã gây ra nỗi đau không thể tưởng tượng”. Ông đề cao tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và kêu gọi nhiều người hơn nữa tham gia phong trào tam thoái để chấm dứt những hành vi vi phạm nhân phẩm không thể chấp nhận được này.

Sự ủng hộ của công chúng

Sau khi tìm hiểu về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và tội ác thu hoạch nội tạng kinh hoàng, nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ của mình.

f06894f419e363d42f9f374d343a6c7d.jpg

Cô Liza Layne bị sốc trước tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

Cô Liza Layne, một quản lý kỹ thuật phần mềm đến từ London, rất sốc trước những thông tin mà cô nghe được tại cuộc mít-tinh. Cô bày tỏ: “Tôi không hề biết chuyện này đang diễn ra”. Cô đặc biệt bị sốc trước thực trạng thu hoạch nội tạng: “Thật khó có thể tin được rằng vào năm 2024, vẫn có người bị giết để lấy nội tạng. Tôi tưởng rằng những sự việc như thế này sẽ không còn xảy ra nữa, nhưng rõ ràng là chúng vẫn đang tiếp diễn”. Cô Liza cho hay cô sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này và chia sẻ những gì cô tìm hiểu được khi trở về Vương quốc Anh.

ede44be259354181885a347aa7a6211a.jpg

Cô Thavanesi Gurayah, một giảng viên đại học đến từ Nam Phi, ký bản kiến ​​nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Cô Thavanesi Gurayah, một giảng viên tại Đại học KwaZulu-Natal ở Nam Phi, đã bày tỏ sự phẫn nộ khi nghe đến những tội ác tàn bạo của ĐCSTQ: “Tôi biết những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng khi nghe về nạn thu hoạch nội tạng, tôi thật sự sốc và kinh hoàng”. Sau khi ký bản kiến ​​nghị phản đối tội ác của ĐCSTQ, cô nhấn mạnh tầm quan trọng của áp lực quốc tế: “Cuộc mít-tinh này rất quan trọng. Áp lực từ quốc tế là điều cần thiết để chấm dứt những vi phạm này, và những sự kiện như thế này giúp tạo nên sự ủng hộ đó.”

3499ef78ef75309255675804e7bc016a.jpg

Cô Kate Belkina ký bản kiến ​​nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Cô Kate Belkina, một bác sỹ da liễu đến từ Philadelphia, cũng cảm thấy sốc trước những gì cô được biết tại cuộc mít-tinh. Khi nghe về nạn thu hoạch nội tạng, cô cho hay: “Nó khiến tôi nổi da gà. Tôi không ngờ những chuyện như thế này lại có thể xảy ra trong thế kỷ 21”. Sau khi ký bản kiến ​​nghị, cô Kate nói cô sẽ chia sẻ thông tin với bạn bè và đồng nghiệp của mình.

487580a7918c2286cc721a6f461b54cf.jpg

41c74d02a467e2f7fafbd940eca7bc6e.jpg

d7d8e2fe3ebe6b93e5edd715ab83b82a.jpg

Nhiều người nhận các tài liệu thông tin Đại Pháp do các học viên phát tặng.

01b181d748415c1b690caba716bc02d5.jpg

Mọi người ký bản kiến ​​nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

88c476a7f8056e42c5cf6e36cf728c48.jpg

d51fd01558dd7ff02ac6bf5503b0b054.jpg

793abe3079a129e1225c9a5810fe50bf.jpg

824d3995211eee5bcadeb3abc359b80c.jpg

Biểu ngữ của các học viên kêu gọi kết thúc Trung Cộng và cuộc bức hại.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/8/483701.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/10/221176.html

Đăng ngày 15-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share