Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-06-2024] Trong kinh văn “Kinh tỉnh” gần đây, Sư phụ giảng:

“Làm được đến mức đối với ai cũng đều từ bi, đối với ai cũng đều yêu thương, thực sự không phải là việc một người bình thường có thể làm được, đặc biệt là làm việc gì cũng luôn mang theo tâm từ bi với chúng sinh mà làm thì lại càng khó. Thế nhưng đệ tử Đại Pháp nhất định cần phải làm được!”(Kinh tỉnh)

Pháp của Sư phụ nhắc nhở tôi rằng cần phải hướng nội và tu xuất tâm từ bi.

Bất cứ khi nào nhìn thấy thiếu sót của người khác, tôi thường lập tức nghĩ “Tại sao họ như thế nhỉ?” Sau đó, tôi nhắc nhở bản thân có lẽ mình đã từng nói hoặc làm điều tương tự. Tôi biết trạng thái của đối phương là tấm gương phản chiếu chấp trước của tôi và đó là để giúp tôi đề cao trong tu luyện. Nếu tôi không có chấp trước đó, chắc hẳn tôi đã không nhìn thấy điều này.

Bất cứ khi nào gặp mâu thuẫn, niệm đầu của tôi là “Tại sao họ lại đối xử với mình như vậy?” Rồi tôi xoay chuyển trở lại nghĩ: “Bản thân mình đã đối xử tốt với họ chưa?” Ngay cả khi tôi không làm gì sai, có thể tôi đã từng làm tổn thương họ trong kiếp trước và kiếp này tôi đang phải trả nợ họ. Chỉ bằng cách đối xử tốt với họ, tôi mới có thể giải quyết được mọi ân oán hận thù.

Bất cứ khi nào người khác chỉ ra vấn đề cho tôi, tôi phải biết ơn họ. Họ chính là đang giúp tôi đề cao. Tôi phải vứt bỏ suy nghĩ rằng: “Mình đúng”. Chỉ cần tôi sẵn sàng hướng nội, tôi sẽ có thể tìm ra chấp trước của mình.

Bất cứ khi nào bạn gặp bế tắc hoặc xung đột trong việc chứng thực Pháp và cảm thấy khó khăn để tiếp tục, hãy lùi lại, dành thêm thời gian học Pháp luyện công, sau đó bạn sẽ có bước đột phá trong tu luyện và lại có thể tiếp tục.

Bất cứ khi nào xuất hiện cảm xúc tiêu cực, tôi biết rằng đây không phải là mình, và tôi không bị ảnh hưởng bởi nó (một số đồng tu phát chính niệm để thanh trừ tà ác cũng rất hiệu quả). Tôi cứ kiên định làm tốt ba việc cần làm và loại cảm giác đó sẽ sớm qua đi.

Bất cứ khi nào gặp khó khăn hay tổn thất lợi ích, chúng ta phải nghĩ “đây là hảo sự”. Là một người tu luyện, chúng ta phải dùng Pháp lý để đo lường mọi thứ chứ không thể dùng lý của người thường để đo lường.

Người tu luyện phải tu xuất tâm từ bi và cố gắng không làm tổn hại đến ai, kể cả con người hay sinh vật.

Về “vấn đề sát sinh”, Sư phụ giảng:

“Cái khổ mà cá nhân ấy chịu càng nhiều, thì nghiệp lực do thống khổ của cá nhân ấy tạo thành cũng liên tục cấp thêm lên thân của kẻ sát sinh; chư vị nghĩ xem chư vị sẽ tăng thêm biết bao nhiêu nghiệp lực?”(Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này thực sự rất chấn động. Chúng ta phải suy ngẫm xem mình có làm gì gây tổn hại và đau khổ cho người khác không? Vì nếu bạn gây đau khổ cho người khác thì nghiệp lực do thống khổ mà người ấy phải chịu đựng sẽ cấp lên thân bạn rồi sau này bạn sẽ phải chịu đựng khổ nạn nhiều hơn để tiêu nghiệp và đề cao.

Khi tôi gặp phải cơn đau thể xác trầm trọng, tôi nghĩ hóa ra việc tiêu nghiệp đau đớn đến thế, mình không thể tạo nghiệp thêm và gây tổn hại cho người khác được, bằng không, mình sẽ phải chịu khổ để hoàn nghiệp. Hơn nữa, bản thân họ cũng đã khổ rồi. Nghiệp lực mà con người tạo ra trong quá khứ phải nằm trong giới hạn mà họ có thể chịu đựng và nên tiêu trừ nghiệp lực nhiều hơn. Chịu khổ và tiêu nghiệp là việc tốt. Nếu thực sự không thể chịu được, chúng ta hãy cầu Sư phụ. Người tu luyện chân chính không còn thuộc về tam giới quản, mà chỉ có tiêu nghiệp và đề cao.

Dù người khác có đối xử tệ với chúng ta đến đâu, chúng ta cũng cần bao dung họ với tâm từ bi, đối xử tốt với họ và tu tốt chính mình. Nếu bản thân không có chấp trước này, không có nghiệp lực kia, thì chuyện đó đã không xuất hiện. Trước tiên, chúng ta hãy chân thành, thiện đãi người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, và thật lòng yêu thương tất cả thế nhân. Nếu chúng ta có thể bảo trì được tâm thái tường hòa, từ bi, đối phương cũng sẽ cảm nhận được. Vấn đề then chốt là chuyển biến quan niệm của mình. Nếu tâm chúng ta còn khúc mắc, đối phương cũng sẽ cảm nhận được. Các đệ tử Đại Pháp phải luôn từ bi, thiện đãi người khác và yêu thương tất cả mọi người trên thế gian.

Khi nảy sinh mâu thuẫn hoặc khó khăn giữa đời thường, đừng quá coi trọng vấn đề, chỉ cần chúng ta hướng nội tìm, sau khi tâm tính đề cao, mọi thứ lập tức sẽ chuyển biến tốt lên. Nếu chúng ta không ngộ ra được hoặc có tâm oán hận mạnh mẽ, thì khổ nạn sẽ kéo dài lâu, bởi vì tất cả điều này đều nhắm vào tâm của chúng ta, đều là an bài cho chúng ta đề cao, là cơ hội để tu luyện bản thân, là nấc thang giúp chúng ta trở về thiên quốc.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/19/478688.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/23/219162.html

Đăng ngày 25-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share