Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Ấn Độ

[MINH HUỆ 05-09-2024] Tôi là đệ tử Đại Pháp đến từ bang Kerala ở miền Nam Ấn Độ, hiện cư trú tại Bangalore. Tôi làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hơn mười năm.

Bang Kerala có rất nhiều người nói tiếng Malayalam. Từ lâu, nguyện vọng của các học viên ở bang này là phiên dịch sách Đại Pháp sang tiếng Malayalam. Chúng tôi từng thử vài lần. Mặc dù chúng tôi đã từng nhiều lần thử để người thường đến phiên dịch sách Đại Pháp, nhưng chúng tôi không chắc nên tiến hành như thế nào. Tại thời điểm đó, với tư cách là sinh viên ngành kỹ sư, tôi chưa từng làm công việc phiên dịch, và cũng chưa từng tham gia vào việc viết lách. Một lần nọ, tuy rằng một học viên mới bắt đầu phiên dịch, nhưng tôi không thể cùng anh hoàn tất [công việc], và cũng không có cách nào để giúp anh.

Sau đó, một đồng tu ở khu vực Thrissur trong bang Kerala bắt đầu phiên dịch cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Tại thời điểm đó, chúng tôi không có bất kỳ phương hướng nào. Vì vậy, cô bắt đầu phiên dịch cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” [dựa trên] phiên bản Anh ngữ năm 2003. Sau đó, cô phát hiện ra hầu hết học viên Ấn Độ đều sử dụng phiên bản năm 2000, vì vậy người điều phối đề nghị cô rằng, phiên bản tiếng Ấn Độ nên được phiên dịch dựa trên phiên bản Anh ngữ năm 2000. Do đó, cô bắt đầu phiên dịch lại cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Khi nghe kể về những chuyện này, tôi cảm động trước thái độ “không bao giờ từ bỏ” của cô, [tôi] thầm nghĩ: “Mình cũng phải giúp [cô].” Vì cuốn sách còn vài bài cuối cùng chưa hoàn tất, nên tôi chủ động tình nguyện phiên dịch phần đó.

Quyết định sáng suốt

Khoảng năm 2015, chúng tôi hoàn tất toàn bộ công việc phiên dịch, nhưng các đồng tu không hài lòng với bản dịch của chúng tôi. Do đó, một học viên khác bắt đầu phiên dịch lại, mong rằng bản dịch sẽ rõ ràng hơn. Tôi không tán thành với cách làm này, và đề nghị học viên này đừng tiếp tục nữa, bởi vì điều đó sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và tinh lực. Tôi đề nghị [mọi người] nên chỉnh sửa phiên bản đã dịch xong, và bắt đầu phiên dịch cuốn sách “Pháp Luân Công”. Kết quả là, chúng tôi không chia thành nhóm nhỏ.

Năm 2016, tôi xin công ty cho nghỉ phép vài tháng, để giúp tổ chức Shen Yun ở Ấn Độ, nhưng cuối cùng sự kiện này không thể thực hiện. Vì vậy, tôi nghĩ: “Sao mình không tận dụng quãng thời gian này để hiệu đính cuốn sách đã được dịch xong?” Do đó, tôi bắt đầu đối chiếu cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” tiếng Anh với bản dịch tiếng Malayalam, dần dần hiệu đính bản dịch. Khi ấy, tôi sống một mình, cuộc sống khá giản dị. Trong quãng thời gian đó, cuộc sống của tôi là phiên dịch cả ngày, đối diện với nỗi cô đơn và áp lực rất lớn khi người thân bảo tôi tìm kiếm việc làm. Bây giờ nghĩ lại, [tôi cảm thấy] đó là quãng thời gian rất mỹ hảo. Tôi hoàn tất toàn bộ công việc hiệu đính chỉ trong vài tháng.

Năm 2016, vì tôi tham gia hoạt động quảng bá Shen Yun, nên tôi đã từ chức ở công ty kỹ thuật tiên tiến trước đó. Năm 2017, tôi tìm được công việc tốt hơn ở một công ty lớn, môi trường [làm việc] nhóm khá tốt.

Năm 2017, chúng tôi gửi bản dịch để xin phê chuẩn, nhưng chúng tôi gặp phải trở lực. Khi chúng tôi gửi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch sang tiếng Malayalam, thì cuốn sách “Pháp Luân Công” vẫn chưa được phiên dịch. Vì vậy, người điều phối chưa sẵn sàng xuất bản cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Do đó, tôi đã nhận lời phiên dịch cuốn sách “Pháp Luân Công”.

Phiên dịch cuốn sách “Pháp Luân Công”

Tôi tiếp tục đảm nhiệm công việc phiên dịch cuốn sách “Pháp Luân Công” từ một dịch giả khác. Hàng ngày, tôi đều dành hầu hết thời gian để phiên dịch. Tôi đã lựa chọn cách viết [bản dịch] ra giấy. Tại thời điểm đó, đối với tôi, việc gõ chữ bằng tiếng Malayalam rất khó, ngoài ra, khi ấy tôi không có điều kiện kỹ thuật. Cuối tuần, tôi dành hầu hết tinh lực vào công việc phiên dịch. Một lần nữa, tôi lại tiếp tục kiên trì trong sự cô đơn, có khi trường kỳ tập trung làm việc khiến tôi kiệt sức, thậm chí tôi còn cảm thấy nhàm chán và vô vị. Ban ngày, tôi thường đến Lalbagh hoặc công viên Cubbon, và ngồi ở đó để phiên dịch.

Khi ấy, mặc dù tôi sống độc thân, vẫn chưa kết hôn, nhưng tôi chưa buông bỏ hết chấp trước vào nhân tâm. Ở công viên, tôi thường không tập trung khi thấy những đôi tình nhân hay gia đình vui vẻ ở bên nhau. Tôi nghĩ, về vấn đề kết hôn, mình đã khiến người nhà chờ đợi rất lâu, và mình cũng rất muốn lập gia đình. Tôi hy vọng rằng mình có thể tìm được một người bạn đời phù hợp. Khi tôi bảo cha mẹ tìm kiếm đối tượng cho mình, họ luôn đáp lại rằng họ sẽ tìm đối tượng cho tôi sau khi anh trai tôi kết hôn, cha mẹ còn hỏi tôi: “Tại sao con không khắc chế về tinh thần một chút?” Trong tình huống đó, tôi quyết định dồn hết cả tâm lẫn thân vào công việc phiên dịch, không làm phiền cha mẹ vì việc hôn nhân nữa.

Đôi khi, công ty khác có cơ hội làm việc tốt hơn cũng khiến tôi mất tập trung, bởi vì tôi cần học kỹ thuật mới. Ngoài ra, còn có vấn đề tiền lương. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của đồng tu và những dịch giả khác, tôi vẫn bảo trì được tâm thái ổn định.

Sau khi công việc phiên dịch hoàn tất, tôi bắt đầu gõ chữ. Đến giữa năm 2019, người thân hối thúc tôi kết hôn. Vì vậy, tôi lập tức gõ chữ và hiệu đính bản dịch. Người thân của tôi tìm kiếm nhà thông gia theo phong tục hôn nhân trọn gói của Ấn Độ. Ngày tôi phiên dịch xong phần trả lời câu hỏi trong cuốn sách “Pháp Luân Công” cũng là ngày gia đình bên vợ chấp nhận hôn sự. Hôm đó là “ngày quốc tế thiện lương”. Tôi kết hôn vào tháng Giêng năm 2020. Chỉ vài tháng sau, do đại dịch virus Trung Cộng, nên [chúng tôi] bắt đầu bị phong tỏa.

Nỗi khổ sau khi công việc phiên dịch bị gián đoạn

Sau khi kết hôn, có một dạo công việc phiên dịch của tôi bị gián đoạn. Các học viên khác khích lệ tôi tiếp tục tu luyện và tinh tấn. Khi tôi nhận ra các đồng tu khác thay đổi rất nhiều ngôn từ trong bản dịch của mình, tôi cảm thấy rất khổ. Nhưng tôi biết đó là Pháp của Sư phụ. Và tôi cố gắng hết sức để không tạo nên bất kỳ xung đột nào với đồng tu.

Các đồng tu khác và vợ tôi cũng tham gia vào công việc chỉnh sửa bản dịch, và đóng góp ý kiến. Theo kinh nghiệm của tôi, mọi người cùng nhau chỉnh sửa là một quá trình rất phức tạp và khó khăn. Vì vậy, chúng tôi quyết định, khi chia sẻ bản dịch, một số dịch giả có quyền chỉnh sửa, và một số dịch giả khác chỉ có quyền nhận xét. Như vậy, mọi người đều có thể nhận xét, còn chúng tôi có thể đánh giá, phê chuẩn và từ chối từng lời nhận xét trước khi chỉnh sửa.

Đôi khi, tôi hoài nghi dịch giả khác không tiếp nhận lời nhận xét của mình. Ngoài ra, trong một số tình huống nào đó, cách hiểu của tôi và dịch giả không giống nhau. Vì vậy, sau đó chúng tôi quyết định, cả hai bên đều phải tán đồng, thì mới có thể tiến hành việc chỉnh sửa.

Xung đột với người điều phối

Sau khi tiếp nhận ý kiến nhận xét của các đồng tu khác, chúng tôi chuẩn bị xuất bản hai cuốn sách vào nửa cuối năm 2020, bởi vì lần này chúng tôi đã hoàn tất công việc phiên dịch cho cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” và “Pháp Luân Công”. Khi chúng tôi gửi bản dịch, người điều phối cho biết định dạng không đúng. Anh nói, nếu [chúng tôi] không sửa lại thì anh không thể gửi sách cho nhà xuất bản. Vì từ ngữ trong tiếng Malayalam rất dài, nên khoảng trắng giữa một số dòng rất lớn. Tôi buồn lắm, tôi đã tranh cãi vài câu với người điều phối. Tôi rất thất vọng, cảm thấy tất cả nỗ lực của mình đều uổng phí. Việc chỉnh sửa định dạng với nhà cung ứng bên ngoài cần tốn thời gian và chi phí, hơn nữa [tôi] còn phải hiệu đính lại.

Khi tôi kể chuyện này cho vợ nghe, vợ chỉ khích lệ tôi tìm kiếm giải pháp khác. Tôi lên mạng để tìm kiếm giải pháp, và kỳ tích [xuất hiện], tôi phát hiện ra một loại ký tự “khoảng trắng ẩn”, có thể dùng để phân cách những từ ngữ dài. Bằng cách sử dụng loại khoảng trắng ẩn này, khoảng trắng và dấu phân cách chỉ xuất hiện ở cuối dòng, chứ không xuất hiện ở giữa dòng. Giải pháp này rất hữu hiệu.

Bây giờ, định dạng của cuốn sách đã trông đẹp hơn. Tôi nhớ lại, lời đề nghị của người điều phối là lời được nhắc đến sau khi tham gia nhiều hạng mục phiên dịch ở Ấn Độ, chứ không phải là vì lợi ích của bất kỳ cá nhân nào. Quay đầu nhìn lại, [tôi thấy] ý kiến phản hồi quyết đoán của anh đã khiến định dạng chỉnh tề hơn. Tôi còn phát hiện ra mình lười biếng, không muốn nỗ lực hơn nữa.

Giấc mơ trở thành sự thật

Sau khi chúng tôi tìm được giải pháp sửa lại định dạng, tôi đã dành thời gian để hoàn tất công việc này. Đồng thời, tôi còn chỉnh sửa các lỗi chính tả mà đồng tu khác phát hiện. Tôi dành nhiều đêm để [chỉnh sửa] định dạng. Cả tôi và vợ đều tu luyện, nên cả hai đều trải qua những ma nạn, tịnh hóa thân thể, xung đột v.v. Ngoài ra, chúng tôi mới có một đứa con.

Lúc này, một đồng tu phiên dịch hy vọng rằng sách sẽ sớm được xuất bản để tham gia buổi triển lãm sách, vào năm 2015, chúng tôi đã từng tham gia buổi triển lãm sách được tổ chức ở Kochi. Khi ấy, chúng tôi được người dân ở đó khích lệ rất nhiều, bởi vì họ yêu cầu xuất bản sách Đại Pháp bằng tiếng Malayalam. Đồng tu muốn giúp đỡ, thời gian của chúng tôi rất gấp, tôi không thích thái độ vội vội vàng vàng của cô ấy vào giai đoạn cuối cùng. Trong suốt quá trình phiên dịch và hiệu đính, tôi rất phấn khởi. Tôi luôn ao ước khi nào giấc mơ trở thành sự thật. Đồng tu kiên trì muốn hoàn thành [công việc] sớm một chút, mặc dù tôi cảm thấy làm như vậy không đúng, nhưng tôi vẫn đốc thúc bản thân sớm hoàn tất phần định dạng và thêm chú thích, rồi gửi đi in. Hai học viên nói tiếng Malayalam ở hải ngoại đã giúp đỡ về kinh tế, nên chúng tôi mới có thể in sách.

Tôi không biết tại sao, sau giây phút vội vàng cuối cùng, tôi lại không hề phấn khởi, và không có cảm giác vui mừng. Dù cho công việc phiên dịch trải qua nhiều năm gian khổ, nhưng cuối cùng giấc mơ đã trở thành sự thật.

Tôi cho rằng những người nói tiếng Malayalam sẽ đón nhận sự thay đổi của thế giới, và họ sẽ mang sự thay đổi này đến vùng đất của mình, tương tự như các truyền thống khác kết nối thông qua đường biển trong lịch sử. Vì vậy, tôi tin rằng người dân ở bang Kerala cũng sẽ chào đón Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi tôi đọc sách Đại Pháp bằng tiếng Malayalam, dựa trên trạng thái tu luyện của mình, tôi đã có bước đột phá về tư tưởng. Sư phụ cho tôi những chỉ dẫn mới, giống như khi tôi đọc sách “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Anh, khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Malayalam, tôi cảm thấy Sư phụ đang chỉ dẫn mình. Từ đó tôi thể ngộ được những lời dạy của Sư phụ.

[Đệ tử] cảm tạ thánh ân và sự chỉ dẫn của Sư phụ!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/9/5/夙願得以實現-將大法書籍翻譯成馬拉雅拉姆語-481502.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/7/219865.html

Đăng ngày 14-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share