Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Mỹ quốc

[MINH HUỆ 23-08-2024]

Kính chào Sư phụ tôn kính!
Chào quý đồng tu!

Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, năm nay tôi 19 tuổi. Thật may, tôi sinh ra trong gia đình của đệ tử Đại Pháp, tôi tu luyện theo cha mẹ và ông bà ngoại từ khi còn nhỏ. Hai năm trước, sau khi tốt nghiệp cấp ba, tôi rời San Francisco và đến Florida để học đại học, tôi nhận thức được mình đã lớn, không thể dựa dẫm vào môi trường tu luyện trong gia đình, và cần trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính.

Sau đây là tâm đắc thể hội tu luyện của tôi trong vài tháng gần đây, tôi viết ra để báo cáo với Sư phụ, và giao lưu với quý đồng tu, nếu [bài viết] có chỗ nào chưa phù hợp thì mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

1. Buông bỏ tâm sợ hãi và tâm ỷ lại, quảng bá Shen Yun ở trường đại học

Năm đầu đại học, Shen Yun biểu diễn ở Miami vào kỳ nghỉ đông, vì vậy tôi không có cơ hội để mời bạn học cùng lớp đến thưởng thức Shen Yun, tôi chỉ đăng tải một thông báo trên mạng xã hội, nói rằng Shen Yun sắp biểu diễn, hy vọng rằng các bạn đến xem ở thành phố của mình. Nhưng năm nay, Shen Yun biểu diễn ở Miami vào tháng Hai, ngay kỳ nghỉ xuân của trường đại học, tôi biết năm nay Sư phụ an bài, tôi nên quảng bá Shen Yun với các bạn học cùng lớp ở trường.

Cuối tháng Giêng, tôi gửi tin nhắn trước cho một trong những bạn học thường muốn tổ chức hoạt động, tôi hỏi bạn ấy có hứng thú thưởng thức Shen Yun cùng các bạn học trong lớp hay không? Cả ngày bạn ấy không trả lời tin nhắn, tôi bắt đầu lo lắng, liệu bạn ấy có cảm thấy rất lạ khi tôi nói như vậy hay không? Bạn có hiểu sai về Shen Yun và Đại Pháp hay không? Hoặc là, bạn có cảm thấy giá vé Shen Yun quá đắt hay không? Tuy nhiên, tôi nhận ra mình không nên nghĩ như vậy, đó chẳng phải là tâm sợ hãi sao? Tư tưởng của tôi càng bất ổn, thì người thường càng dễ bị can nhiễu. Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực, tôi nên có chính niệm để gia trì cho bạn ấy.

Hôm sau, bạn ấy trả lời tin nhắn, nói rằng trước đó bạn ấy từng xem Shen Yun, bạn rất thích, và cũng muốn xem lại. Bạn còn cho biết, cuối tuần sau là sinh nhật của một bạn học trong lớp, đến hôm đó chúng tôi cùng nhau ra ngoài dùng bữa, bạn ấy sẽ đề nghị mọi người đến xem Shen Yun. Tôi rất vui, cảm thấy thật tuyệt, vì bạn này mọi khi rất chủ động, thường đề nghị mọi người cùng nhau làm gì đó, nên bạn nói về việc xem Shen Yun sẽ rất tự nhiên, và không cần tôi lại giới thiệu.

Hôm đó, chúng tôi cùng nhau đi chơi, khi dùng bữa, tôi luôn chờ bạn ấy nhắc đến Shen Yun, nhưng cuối cùng bạn vẫn không nói. Tôi nhận ra mình đã quá dựa dẫm vào người thường.

Sư phụ giảng:

“Chư vị chính là Thần, chư vị chính là Chủ Tể của các vũ trụ khác nhau trong tương lai; hỏi chư vị hy vọng vào ai nữa đây? Chúng sinh đều đang đặt hy vọng cả vào chư vị!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002, Giảng Pháp tại các nơi II)

Ngay khi dùng bữa xong, mọi người đều phải về, tôi nghĩ nếu mình không nói thì có lẽ không còn cơ hội nữa, vì vậy tôi tranh thủ giới thiệu Shen Yun một cách thật tự nhiên, sau đó tôi hỏi các bạn có hứng thú cùng nhau đến xem hay không? Khi ấy mọi người đều cho thấy họ có hứng thú.

Hôm sau, bạn đó nhắn tin cho tôi, nói rằng bạn sẽ gửi thông tin mua vé Shen Yun trong nhóm bạn học cùng lớp. Mặc dù tôi nhận thức được mình không nên dựa dẫm vào người thường, nhưng tôi vẫn còn nghĩ, có lẽ lần này bạn ấy sẽ gửi thông tin. Vài ngày sau, bạn ấy vẫn chưa gửi. Tôi hướng nội tìm, và nhận ra nguyên nhân tôi muốn dựa dẫm vào bạn ấy là vì tôi có nhiều tâm như lo nghĩ, sợ hãi, lo lắng không biết các bạn có cảm thấy kỳ lạ khi mình luôn đề nghị phải đi xem Shen Yun hay không, hoặc là họ có cảm thấy mình ép người lắm không? Tuy nhiên, tôi tự nhủ rằng, mình phải buông bỏ tâm sợ hãi, dùng chính niệm để đối đãi, thực ra phần minh bạch của họ đang chờ đợi nhận được thông tin về Shen Yun.

Vì vậy, tôi đã gửi tin nhắn trong nhóm bạn học, tạo bảng, rồi bảo mọi người điền thời gian mình có thể đi để mua vé chung. Tại thời điểm đó tám bạn học đã điền vào bảng, cuối cùng tôi giúp năm bạn mua vé xem Shen Yun. Sau khi xem xong, mọi người đều cảm thấy rất tuyệt. Thực ra ba bạn còn lại vốn cũng muốn xem, nhưng vì nhiều nguyên nhân, nên cuối cùng họ không thể đi được. Có lẽ duyên phận của họ còn chưa đến, nhưng tôi nghĩ nếu khi đó chính niệm của mình mạnh mẽ hơn, thì có lẽ hiệu quả sẽ khác. Ví như, cả hai bạn trong đó đều vì cha mẹ đến thăm vào cuối tuần [nên không thể đi], giá như tôi có thể thuyết phục họ cùng cha mẹ đến xem, thì đó chẳng phải tốt hơn sao?

Ngoài những bạn học khá thân mà tôi có thể mời cùng đến xem Shen Yun ra, còn có một số người không thân lắm, nhưng tôi nghĩ, chúng tôi đã có duyên quen biết nhau, thì tôi cũng nên quảng bá Shen Yun cho họ. Bất kể kết quả như thế nào, thì mỗi lần tôi giới thiệu đều là để buông bỏ chấp trước, đột phá tâm sợ hãi, đều là đề cao trong tu luyện.

Vì vậy, tôi gửi tin nhắn về Shen Yun cho quản lý ký túc xá của mình, cô rất vui, và cho biết cô nghe nói Shen Yun rất hay, cô luôn muốn đến xem, cô còn chủ động chuyển tin nhắn này đến nhóm liên lạc trong ký túc xá của chúng tôi, vậy nên mọi người trong nhóm đều có thể xem thấy. Tôi còn gửi email giới thiệu Shen Yun cho một số giáo viên của mình, trong đó có một giáo viên trả lời email rằng, thầy sẽ dắt con đến xem. Còn có một số bạn học khác cho biết, họ luôn muốn thưởng thức Shen Yun. Tôi phát hiện ra kỳ thực tất cả chúng sinh đều đang chờ đợi để nghe sự thật và xem Shen Yun, với tư cách là đệ tử Đại Pháp, trách nhiệm của chúng ta chính là phải nói ra sự thật, truyền đạt thông tin về Shen Yun. Tôi hy vọng rằng năm sau [mình] có thể tìm ra nhiều cách hơn để quảng bá Shen Yun ở trường đại học.

2. Buông bỏ tâm bảo vệ bản thân khi học âm nhạc

Năm 1 tuổi rưỡi, tôi đã từng thấy cha mình bị bảy hay tám công an bắt đi, mặc dù sau khi lớn lên, tôi không nhớ việc này, nhưng tính cách của tôi từ nhỏ khá hướng nội, thiếu cảm giác an toàn, nên tâm bảo vệ bản thân rất mạnh mẽ.

Khi còn nhỏ, tôi không nhận thức được đó là một vấn đề lớn trong tu luyện cá nhân, ngược lại tôi còn cho rằng tính cách hướng nội giúp mình bài trừ một số can nhiễu trong người thường. Nhưng sau khi lớn lên, tôi phát hiện ra kỳ thực cái tâm này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cứu người. Việc quảng bá Shen Yun mà tôi vừa nhắc đến có vấn đề này, gần đây tôi phát hiện ra nó cũng ảnh hưởng đến quá trình tôi học thổi sáo hòa nhạc. Biểu hiện bên ngoài là tiếng sáo nghe nhỏ, cảm giác rất dè dặt, tôi luôn sợ thổi sai. Với trạng thái như vậy, ngay cả khi tôi thổi đúng, thì người khác nghe vẫn luôn có cảm giác không cởi mở.

Một giáo viên dạy thổi sáo của tôi cho biết, thực ra cái gì em cũng có thể làm được, em có đủ kỹ năng. Nhưng chính vì em luôn sợ thổi sai, luôn e dè, nên em đã tự hạn chế chính mình.

Thông qua học Pháp và chia sẻ với đồng tu, tôi nhận ra kỳ thực đó là chấp trước vào chính mình, tâm bảo vệ bản thân, tâm sĩ diện.

Tôi sợ thổi sai, lo rằng lỡ mình thổi không tốt, thì người khác sẽ nghĩ như thế nào? Mặt khác, tâm bảo vệ bản thân còn có vấn đề tín Sư tín Pháp, nếu tôi luôn có thể nhận thức được Sư phụ ở bên mình, khán hộ và bảo hộ mình, thì tôi còn sợ gì nữa phải không?

Sư phụ còn thường lợi dụng miệng của giáo viên dạy thổi sáo để điểm hóa tôi những chỗ nên đề cao trong tu luyện. Ví như, giáo viên chia sẻ, nếu em thổi sáo đúng, thì điều đó chỉ có thể nói rõ em là một học sinh giỏi. Nhưng nếu em muốn trở thành một nghệ sỹ, thì tiếng sáo của em phải có thể khiến khán giả cảm động, em phải truyền tải năng lượng và thông điệp của mình cho khán giả. Tôi nhận ra, nếu tôi không thể buông bỏ bản thân, thì tôi vĩnh viễn không thể làm được đến đó, có lẽ tôi không thể cứu độ tất cả chúng sinh nên được cứu.

Sư phụ giảng:

“nếu con người trong khi học tập và sáng tác âm nhạc mà có Đại Pháp chỉ đạo, thì có thể tiến bộ và trong tư tưởng có khả năng có linh cảm, có khả năng nhận thức được và nghĩ đến được những gì cần; đó là điểm hoá của chư Thần. Nói cách khác, dẫu chư vị là ở lĩnh vực nào, thì phương diện kỹ năng của chư vị có thể đề cao là biểu hiện sau khi chư vị không ngừng khiến cảnh giới của mình đề cao, trên biểu hiện là chư vị đang làm người tốt, đang tu tâm; từ giác độ con người mà nói thì chư vị đang trở thành người tốt; vì học Pháp nội tu [và] chư vị thực thi càng ngày càng tốt, [nên] chư Thần mới cấp cho chư vị trí huệ mà chư vị đáng được có và cấp cho chư vị linh cảm, khiến chư vị trong học tập mà minh bạch ra rất nhiều [điều], khiến chư vị sáng tạo ra những thứ tốt đẹp hơn, khiến chư vị có kỹ thuật cao hơn, khiến chư vị vượt lên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Tôi quyết định buông hết những điều mình băn khoăn, [tôi chỉ] thổi sáo và lan tỏa năng lượng. Khi nghĩ như vậy, tiếng sáo giống như lập tức lớn hơn rất nhiều. Tôi cảm thấy như trước đây có thứ gì đó ức chế mình, khiến tôi không cởi mở. Khi tôi dần dần buông bỏ bản thân, thì thứ đó cũng ngày càng ít.

Về phương diện này, tôi hiện còn phải tiếp tục đột phá lên nữa. Tôi tin rằng, chỉ cần tôi không ngừng buông bỏ chấp trước vào tự ngã, luôn ghi nhớ Sư phụ đang ở bên mình, không ngừng đề cao trong tu luyện, thì tôi có thể không ngừng đột phá về kỹ năng chuyên môn.

3. Chuyển biến quan niệm, đột phá giới hạn của bản thân

Tháng 6 năm nay, tôi tham gia khóa học âm nhạc mùa hè ở trường Đại học Boston, lớp có bốn nhóm diễn tấu nhạc cụ bộ kèn gỗ, mỗi nhóm có năm thành viên. Ban đầu, tôi nhận thấy mọi người trong nhóm của mình đều rất tích cực, muốn thử thách bản thân, muốn luyện tập và diễn tập nhiều. Ngoài thời gian cố định trên lớp và thời gian diễn tập ra, mỗi sáng trước khi lên lớp chúng tôi đều sẽ diễn tập trước một giờ, sau giờ học hoặc dùng bữa tối xong, chúng tôi sẽ diễn tập một đến hai giờ nữa. Đôi khi chúng tôi còn tranh thủ thời gian tự luyện tập, rồi quy định mọi người đều luyện tập vào giờ nào. Thông thường, các nhóm khác đều nghỉ ngơi, nhưng chúng tôi vẫn còn diễn tập.

Mặc dù tôi biết làm như vậy rất tốt, nhưng ban đầu tôi vẫn cảm thấy khá áp lực. Tôi hướng nội tìm, và tự hỏi tại sao mình cảm thấy áp lực. Tôi nhận ra trước đó mình đã hình thành một kiểu quan niệm, đó là việc gì cũng nên thuận theo tự nhiên, không cần quá chấp trước. Trước đây tôi luôn cho rằng điều này là tốt, nhưng bây giờ tôi nhận thức được, nó cũng hình thành phương diện không tốt: đối với rất nhiều việc, tôi không muốn nỗ lực hết sức để làm, khi gặp khó khăn, tôi không đủ quyết tâm để khắc phục.

Mặc dù tôi biết mình không thể đối đãi như vậy đối với vấn đề cứu người, mình không thể rút lui khi gặp khó khăn và can nhiễu, nhưng do ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm này, nên tôi thường không biết làm sao để đột phá. Tôi nghĩ, áp lực lần này vừa hay là cơ hội tốt để mình thay đổi quan niệm phải không? Tôi nên buông bỏ cảm giác của mình, đột phá giới hạn của bản thân, nhảy ra khỏi cái vòng an toàn của chính mình.

Tôi phát hiện sau khi thay đổi tư tưởng, tôi không cảm thấy áp lực lớn nữa, thay vào đó tôi cảm nhận được niềm vui sau khi đề cao. Giống như bài thơ “Tân Sinh” trong “Hồng Ngâm” của Sư phụ:

“Chính Pháp truyền
Vạn ma lan
Độ chúng sinh
Quan niệm chuyển
Bại vật diệt
Quang minh hiển”

(Tân Sinh, Hồng Ngâm)

Sau khi thực sự thay đổi quan niệm, tôi cảm thấy tất cả mọi thứ đều thay đổi.

Tôi cho rằng vì trước đó mình bị quan niệm này ảnh hưởng, nên nhiều khi rất bị động, mặc dù tôi cũng nỗ lực, nhưng thường bị cảm giác dẫn động, tôi không tích cực bài trừ khi gặp can nhiễu và khó khăn. Ví như, khi thấy mệt thì tôi muốn nghỉ ngơi một chút và buông lơi một chút, chứ tôi không phủ định cảm giác này. Nhưng chỉ cần tôi hơi buông lơi, thì thời gian đã trôi qua rồi.

Sư phụ giảng trong kinh văn mới “Kinh tỉnh”:

“Đấy là lãng phí lượng lớn thời gian cứu người ít ỏi lúc mạt hậu này! Tương lai sẽ phải hối hận!” (Kinh Tỉnh)

Sau khi trở về từ khóa học hè, tôi nỗ lực nắm bắt thời gian hơn nữa. Bây giờ nghĩ lại, hẳn là Sư phụ đã an bài cho tôi vào nhóm này, để tôi thấy được sự sai kém của bản thân. Điều đó cũng nhắc nhở tôi, bất kể trong tu luyện, hay khi đề cao kỹ năng chuyên môn, tôi đều phải có tâm thái chủ động và tích cực này, không ngừng đề cao bản thân, không ngừng đột phá giới hạn của chính mình.

Lời kết

Gần đây, cảm nhận lớn nhất của tôi chính là trong tu luyện nhất định phải buông bỏ bản thân. Tôi cho rằng rất nhiều chấp trước, trong đó có tâm hiển thị, tật đố, sợ hãi và sĩ diện, về cơ bản đều là chấp trước vào bản thân tạo thành. Chúng ta hiểu được từ Pháp, cựu vũ trụ là vị tư, còn tân vũ trụ là vị tha.

Tôi hy vọng rằng từ đây về sau mình sẽ không ngừng buông bỏ tự ngã và [vị] tư, đi tốt con đường mà Sư phụ an bài, có thể hoàn thành sứ mệnh và trách nhiệm cứu độ chúng sinh cũng như trợ Sư chính Pháp với tư cách là một đệ tử Đại Pháp!

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn mọi người!

(Bài chia sẻ tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở San Francisco, Mỹ quốc năm 2024)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/8/23/放下自己才能更好的救度眾生-481138.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/25/219662.html

Đăng ngày 14-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share