Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Ba Lan

[MINH HUỆ 26-07-2024] Để kỷ niệm 25 năm nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ngày 23 tháng 7 năm 2024, các học viên địa phương đã tổ chức một cuộc mít-tinh trước Tòa nhà Quốc hội Ba Lan. Họ kêu gọi các nghị sỹ Quốc hội và công chúng tìm hiểu về Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) và cuộc bức hại của ĐCSTQ, tìm hiểu bản chất thực sự của ĐCSTQ và chung tay chấm dứt cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ.

Các học viên đã luyện công trước Tòa nhà Quốc hội, phát tờ rơi, giảng chân tướng và thu thập chữ ký vào bản kiến ​​nghị chấm dứt cuộc bức hại. Các biểu ngữ bắt mắt và loạt bảng trưng bày đã thu hút sự chú ý của các nghị sỹ Ba Lan và công chúng. Tại sự kiện, một số nghị sỹ đã trò chuyện rất lâu với các học viên để tìm hiểu sự thật, một số cơ quan truyền thông Ba Lan đã phỏng vấn các học viên, một số người đã mua cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Mọi người lên án mạnh mẽ hành động đê hèn của ĐCSTQ khi nhân danh đất nước để bức hại nhân quyền, đồng thời chỉ ra rằng hành động cưỡng bức thu hoạch nội tạng để kiếm lợi nhuận là một tội ác diệt chủng.

6b809cc154065b5c9fc6211fc7050f01.jpg

c74f5e44bb75aa9b4e3b03ea864e60b1.jpg

f6b13768744546c627984b4452d88f59.jpg

45284e4d645c6d29d64b7e03a9238637.jpg

Cuộc mít-tinh trước tòa nhà quốc hội kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ

24f4003c09973055342b0a99df1029c8.jpg

Một nhiếp ảnh gia của một hãng truyền thông chụp ảnh các học viên đang biểu diễn các bài công pháp.

02496c9af85df77f070941c34ba98f29.jpg

Phóng viên phỏng vấn một học viên.

Các nghị sỹ Quốc hội Ba Lan ủng hộ cuộc mít-tinh của Pháp Luân Công. Trong cuộc mít-tinh, nhiều nghị sỹ Quốc hội Ba Lan đã trò chuyện với các học viên hồi lâu để tìm hiểu cụ thể về Pháp Luân Công và ký bản kiến ​​nghị “Chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ nhắm vào tù nhân lương tâm”.

Cùng ngày, Quốc hội đã đề xuất rằng Ba Lan cần phê chuẩn Công ước của Hội đồng Châu Âu về Chống Buôn bán Nội tạng Người (CETS Số 216). Cũng trong ngày hôm đó, một số nghị sỹ Quốc hội đã đệ trình dự luật để phê chuẩn công ước này.

6fb64852734929c009e69b3cb441b15e.jpg

Một học viên giới thiệu Pháp Luân Công với một nghị sỹ quốc hội.

d17d6bf99c37a271664a58edb34ac645.jpg

Một học viên trò chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

e32d0a7c5f953a18dd9236d47dabc377.jpg

13485bc9e4c615d43ea2566aad72f224.jpg

b957b07578cfc39f21f2c3e0344e98bb.jpg

Các nghị sỹ Quốc hội và công chúng ký vào bản kiến ​​nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Dự luật nêu rõ: “Báo cáo đầu tiên về nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, mà nguồn nội tạng chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, được công bố vào năm 2006, sau cuộc điều tra kỹ lưỡng của ông David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, và ông David Kilgour, cố, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.

“Tòa án Trung Quốc (ChinaTribunal.com), do Chánh án Ngài Geoffrey Nice (Cố vấn của Vua Vương quốc Anh), làm chủ tọa, đã thu thập lời khai và bằng chứng về nạn thu hoạch nội tạng và ban hành phán quyết dài 562 trang vào năm 2020. Theo đó, không còn nghi ngờ gì nữa rằng Trung Quốc đang tiến hành thu hoạch nội tạng, mà các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính, và du lịch ghép tạng ở Trung Quốc là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Theo ước tính của ông David Matas trong năm nay, ngành công nghiệp này có giá trị hơn 8 tỷ đô la mỗi năm.”

“Pháp Luân Công là một môn tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, gồm năm bài tập đơn giản, ôn hòa và các kỹ năng cơ bản để cải thiện tâm tính dựa trên nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Bởi vì các nguyên tắc mà các học viên Pháp Luân Công tuân theo trong cuộc sống trái ngược với tư tưởng Giả-Ác-Đấu (dối trá, tà ác, đấu tranh) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và số nhiều học viên Pháp Luân Công nhiều hơn cả số đảng viên tại thời điểm đó, nên nhóm này đã trở thành mục tiêu của cuộc bức hại tàn bạo của Trung Quốc vào năm 1999.”

“Năm 2015, Công ước của Hội đồng Châu Âu về Chống Buôn bán Nội tạng Người (CETS Số 216) đã được thông qua nhằm chống lại nạn buôn bán nội tạng người. Mặc dù Ba Lan đã ký công ước, nhưng chưa bao giờ phê chuẩn hay thực thi công ước. Bởi vậy, nghị sỹ quốc hội này ủng hộ Pháp Luân Công và chính thức đệ trình dự luật.”

Ngoài ra, vị nghị sỹ Quốc hội Ba Lan này cũng đã trình lên Quốc hội Ba Lan dự luật “Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công” (H.R.4132) do Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng 6 năm nay. Dự luật này yêu cầu Hoa Kỳ phải buộc ĐCSTQ chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng sống nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người tham gia và tiếp tay cho hoạt động thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc. Vị nghị sỹ này hy vọng chính phủ Ba Lan cũng có động thái tương tự.

Phóng viên Ba Lan chứng kiến ​​các học viên bị bắt giữ trên Quảng trường Thiên An Môn

Ông Kazimierz Kasprzak là phóng viên của tờ báo Ba Lan Dziennika. Vào ngày 7 tháng 11 năm 1999, ông đã chứng kiến ​​cảnh sát ĐCSTQ dùng vũ lực để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Ông Kasprzak đã được phỏng vấn về những gì ông chứng kiến.

Từ tháng 7 năm 1999, khi ĐCSTQ ra lệnh bức hại các học viên Pháp Luân Công, đến tháng 11 năm đó là hơn ba tháng, “Khi tôi đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, tôi cảm thấy môi trường xung quanh vẫn còn trong tình trạng khủng bố, trên quảng trường chỗ nào cũng có cảnh sát” Kasprzak nói. “Khi nhìn thấy một nhóm cảnh sát bắt giữ một học viên Pháp Luân Công vừa mới đến, tôi đã lập tức bấm máy ảnh theo phản xạ nghề nghiệp. Vì bức ảnh đó mà tôi đã suýt mất mạng.”

Ông Kasprzak tiếp tục, “Tôi đâu ngờ trên Quảng trường Thiên An Môn, ngoài cảnh sát mặc cảnh phục, còn có cảnh sát mặc thường phục khắp nơi. Tôi liền trở thành nghi phạm. Tôi vội đưa máy ảnh cho người bạn đi cùng, rồi một người bạn đồng hành khác đưa cho tôi máy ảnh có phim trắng. Dưới sự giám sát của cảnh sát, cuộn phim đã bị lộ. Tôi cứ tưởng mọi thứ đã ổn.

“Nhưng tôi không ngờ cảnh sát mặc thường phục đã nhìn thấy chúng tôi trao đổi máy ảnh, thế là rắc rối bắt đầu. Cảnh sát muốn kiểm tra máy ảnh của 22 người trong nhóm chúng tôi. Để bảo vệ bức ảnh lịch sử quý giá này, nhóm chúng tôi đã bắt đầu một cuộc chiến kinh hoàng với cảnh sát Trung Quốc. Bầu không khí lúc đó rất căng thẳng. Chúng tôi đã phải trả lời vô số câu hỏi của cảnh sát. Cuối cùng, mọi người đều nói rằng tôi là ‘người làm kinh doanh’ nên tôi đã may mắn thoát được. Thật khó mà tưởng tượng được thảm kịch nào sẽ xảy ra nếu họ biết tôi là phóng viên. Tôi biết khi chúng tôi đến Bắc Kinh, bốn nhà báo nước ngoài đã bị trục xuất vì chụp ảnh Pháp Luân Công và bị mất việc ở Trung Quốc.”

c0194191008d3da1c1087d39ff5eb474.jpg

Tờ báo Ba Lan Dziennika đã đăng tải câu chuyện về phóng viên Kazimierz Kasprzak chứng kiến ​​cảnh sát ĐCSTQ bắt giữ bạo lực các học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 31 tháng 12 năm 1999.

“Tháng 12 năm 1999, với tư cách là nhân chứng lịch sử, tôi đã ghi lại trải nghiệm kinh hoàng này và đăng trên tờ Dziennika vào ngày cuối cùng của năm 1999. Sự việc này cũng thôi thúc tôi tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công và ĐCSTQ.”

Ông nói, “Hơn 20 năm đã trôi qua, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định với đức tin của mình và vẫn là những người tốt. Tôi ủng hộ Pháp Luân Công và chúc họ có cuộc sống bình yên. Tôi ủng hộ các học viên Pháp Luân Công trong cuộc chiến chống lại cuộc bức hại và lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Đảng độc tài đó chắc chắn sẽ phải chịu hình phạt xứng đáng vì đã làm nhiều điều xấu như vậy mà không dám phơi bày ra công chúng.”

Đừng nhắm mắt làm ngơ trước cuộc bức hại

Bà Madeja Magdalena là một y tá và cố vấn chính phủ, là người có nhiệt huyết với các vấn đề công cộng. Bà đã chú ý đến cuộc mít-tinh khi đi ngang qua Tòa nhà Quốc hội. Khi biết rằng các học viên vẫn kiên định với tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn mặc cho cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đang diễn ra, bà đã vô cùng xúc động.

Bà nói, “Nếu các bạn nhắm mắt làm ngơ trước cuộc bức hại Pháp Luân Công, thì các bạn chính là đồng phạm. Là một cố vấn chính phủ, tôi có trách nhiệm báo cáo sự việc này với tất cả các cơ quan hữu quan. Tôi phải làm như vậy. Chúng ta không thể là đồng phạm.” Bà đã ký vào bản kiến ​​nghị và lấy các tài liệu thông tin rồi nói với các học viên, “Các bạn đang làm điều đúng đắn. Hãy tiếp tục nhé. Tôi ủng hộ Pháp Luân Công.”

Giúp nhiều người hơn nữa biết đến Đại Pháp

62264274fa8530886973131d60f3d827.jpg

Anh Tomek Kowalski, người điều phối của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ba Lan, phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Anh Tomek Kowalski, điều phối viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ba Lan, đã chia sẻ trải nghiệm tu luyện của mình tại cuộc mít-tinh. Anh nói, “Học viên Pháp Luân Công nào ở Ba Lan cũng biết rằng sau khi tu luyện, họ sẽ cảm nhận được những thay đổi trong tâm trí. Bệnh tật của họ đã biến mất. Họ đã bỏ được những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thậm chí là thói quen dùng ma túy. Họ tự yêu cầu bản thân làm người tốt và tốt hơn nữa theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn.”

“Tuy nhiên, một môn tu luyện tốt như vậy mà phải chịu sự bức hại đẫm máu của ĐCSTQ. Điều này chỉ chứng minh rằng ĐCSTQ là kẻ thù chung của dân tộc Trung Hoa và nhất định phải bị truy cứu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì giảng chân tướng và phản đối cuộc bức hại, để nhiều người hơn nữa có thể hiểu được Pháp Luân Đại Pháp và biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/26/480141.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/2/219352.html

Đăng ngày 04-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share