Bài viết của Anh Tử, phóng viên Minh Huệ tại Ottawa, Canada
[MINH HUỆ 17-07-2024] Ngày 15 tháng 7 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Ottawa, Canada để kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại suốt 25 năm qua. Họ cũng yêu cầu trả tự do cho tất cả các học viên đang bị cầm tù, trong đó có thân nhân của những người Canada.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Ottawa, Canada nhằm kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại suốt 25 năm qua, ngày 15 tháng 7 năm 2024.
Ông Jack MacLaren, cựu Nghị viên cấp tỉnh (MPP) thuộc Hội đồng Lập pháp Ontario, đã tham dự buổi mít-tinh và có bài phát biểu bày tỏ sự ủng hộ và kính trọng của ông đối với các học viên Pháp Luân Công.
Ông Jack MacLaren, cựu Nghị viên cấp tỉnh thuộc Hội đồng Lập pháp Ontario, và vợ ông bày tỏ sự ủng hộ và khâm phục đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Jack MacLaren, cựu MPP, phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 15 tháng 7 năm 2024.
Ông MacLaren phát biểu: “Chúng tôi ở đây để tưởng nhớ những học viên Pháp Luân Công đã phải chịu sự đàn áp kinh hoàng của ĐCSTQ. ĐCSTQ chính là một thực thể tà ác đang bức hại những người vô tội vì quyền thực hành tín ngưỡng của họ, đức tin và pháp môn thiền định của các bạn. Các bạn là những người yêu hòa bình và còn là tài sản của bất kỳ quốc gia nào mà các bạn chọn sinh sống. Ở Canada, chúng tôi hiểu điều đó và chúng tôi cảm ơn các bạn đã có mặt ở đây.”
“Chúng tôi ngưỡng mộ sự bền bỉ và tấm lòng bao dung của các bạn đối với những kẻ tà ác đã bắt cóc các bạn, cầm tù các bạn và tra tấn người thân của các bạn. Hơn nữa, các bạn còn phải chịu đựng một tội ác kinh hoàng là nạn thu hoạch nội tạng sống, một tội ác cực kỳ tàn bạo.”
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, ông MacLaren khích lệ: “Tôi muốn nói với [tất cả các học viên Pháp Luân Công trên thế giới] rằng các bạn hãy tiếp tục công việc đó. Hãy giữ vững đức tin của các bạn.”
Ngày 25 tháng 6 năm 2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự thảo Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công (H.R.4132). Dự thảo này yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Các biện pháp trừng phạt bao gồm phong tỏa tài sản ở Hoa Kỳ, cấm nhập cảnh, từ chối cấp thị thực, áp dụng mức phạt tối đa một triệu đô la Mỹ và phạt tù lên tới 20 năm. Hiện tại, dự thảo đang cần được Thượng viện thông qua và được tổng thống ký thì mới trở thành luật.
Ông MacLaren bày tỏ: “Thật đáng mừng khi nghe thấy bất kỳ chính phủ hay cơ quan lập pháp nào lên án những hành vi xấu xa của chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Và thật tuyệt vời khi thấy chính phủ Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp để có được sự thông qua của Hạ viện. Chúng ta cũng nên thực hiện điều tương tự như vậy ở Canada đây.”
Ngăn chặn sự can thiệp của ĐCSTQ
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã lan rộng sang Canada từ lâu. Bà Tôn Thiến, một công dân Canada, cùng những người thân của 11 công dân Canada khác vẫn đang bị giam giữ phi pháp ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. Cách đây mấy tháng, một báo cáo toàn diện dài 130 trang đã tiết lộ hành vi đe dọa và giám sát của ĐCSTQ tại Canada, trong đó có việc đe dọa thân nhân của họ ở Trung Quốc như hủy hoặc không gia hạn hộ chiếu, tấn công các trang web và email, và đưa ra lời đe dọa giết hại hoặc đánh bom.
Ông MacLaren tin rằng Dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài (C-70) được Canada ban hành gần đây là một biện pháp tốt để ngăn chặn sự can thiệp của ĐCSTQ.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần đảm bảo rằng dự luật này có tác động mạnh mẽ và có hiệu lực thi hành hơn. Nhưng chúng ta cũng cần phải nỗ lực hết sức để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là sự can thiệp của ĐCSTQ – họ là kẻ tội phạm nghiêm trọng nhất.”
Lời tự thuật của một học viên về cuộc bức hại của ĐCSTQ
Ông Uông Dương, kỹ sư cấp cao của một công ty phần mềm đa quốc gia, hồi tưởng lại việc ông đã vội vã đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương vào ngày 22 tháng 7 năm 1999 để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Ông cho biết trải nghiệm đó vẫn còn sống động trong tâm trí ông.
Ông nhớ rằng ngày hôm đó nhiều học viên Pháp Luân Công tập trung trên phố Phủ Hữu ở Bắc Kinh để gửi thông điệp tới chính phủ rằng: “Chúng tôi hy vọng chính phủ có thể nghe thấy tiếng nói của chúng tôi và đưa ra lựa chọn đúng đắn.”
Ông Uông Dương nhớ lại: “Các học viên Pháp Luân Công rất yên lặng. Sau đó, cảnh sát vũ trang bắt chúng tôi từng người một và quẳng chúng tôi lên xe buýt. Dù là phụ nữ mang thai hay trẻ em cũng không có ngoại lệ. Chúng tôi bị đưa đến một sân vận động và bị giam giữ ở đó một ngày. Từ hôm đó, tuyên truyền thù hận ngập tràn trên các phương tiện truyền hình và báo chí.”
Vào thời điểm đó, ông Vương mới tu luyện Pháp Luân Công được một năm. Trước đây ông từng mắc nhiều bệnh nhưng đã khỏe mạnh ngay sau khi bước vào tu luyện. Tuy nhiên, vì đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, ông đã bị giam giữ phi pháp trong một trại lao động cưỡng bức.
Ông Vương kể rằng trong trại lao động, lính canh đã tra tấn và tẩy não các học viên Pháp Luân Công: “Chúng tôi bị nhốt trong một căn phòng rất nhỏ, ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ và cứng suốt cả ngày. Họ bắt chúng tôi xem đi xem lại những đoạn phim vu khống đó, và sau khi xem xong, họ còn ép chúng tôi từ bỏ tu luyện.”
“Nhiều học viên Pháp Luân Công đã đứng lên để ngăn cản sự bức hại này và họ đã bị tra tấn. Nhưng lúc đó nhiều người đã rất kiên định. Các học viên tin rằng Pháp Luân Công là chân chính. Bất kể họ phải đối mặt với loại hình tra tấn hay tẩy não nào, bất kể họ phải đối mặt với áp lực ra sao, mọi người vẫn kiên định với đức tin của mình.”
Do từng là quân nhân ở đơn vị công tác cũ, ông Vương không bị tra tấn nhưng ông đã chứng kiến các học viên khác bị tra tấn. Ông kể: “Họ dùng dùi cui điện, ít nhất bảy hoặc tám chiếc, để sốc điện một người. Các tù nhân trong nhà tù đó bị xúi giục trùm chăn lên một ông lão, khoảng 70 tuổi, rồi đánh ông ấy. Kiểu tra tấn này rất phổ biến. Một số học viên đã tuyệt thực và họ bị bức thực. Cũng có những học viên bị tra tấn đến chết.”
Trong suốt cuộc bức hại, ông Vương không ngừng giảng chân tướng cho mọi người về sự tàn ác của ĐCSTQ. 25 năm đã trôi qua, ông vẫn luôn tin tưởng rằng công lý cuối cùng sẽ chiến thắng.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/17/479793.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/21/219127.html
Đăng ngày 25-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.