Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Indonesia

[MINH HUỆ 18-07-2024] Từ ngày 12 -14 tháng 7, các học viên tại Indonesia đã tổ chức nhiều sự kiện ở Surabaya, Jakarta, và Bali để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) suốt 25 năm qua. Thông qua các cuộc mít-tinh, diễu hành và thắp nến tưởng niệm, họ đã phơi bày những hành vi ngược đãi mà các học viên phải chịu đựng vì tín ngưỡng của mình – bao gồm giam giữ, tra tấn và cưỡng bức lao động. Vào tháng 6 năm 2019, Tòa án Luận tội Trung Quốc đã đưa ra phán quyết cuối cùng, tuyên bố rằng “nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện trong nhiều năm với quy mô đáng kể trên khắp Trung Quốc” và “các học viên Pháp Luân Công có lẽ là một trong những nguồn cung cấp nội tạng chính.”

Các học viên tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc

82041a909758db68fa8da976fdff62ec.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh ôn hòa trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Surabaya, ngày 12 tháng 7 năm 2024.

c754c37d289fa1c83153330ad4f9a954.jpg

2b436957a242d85b849a5881980be206.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta, ngày 13 tháng 7.

9e3063c76c4e9c5e003d88d215692e74.jpg

Tái hiện cảnh cưỡng bức thu hoạch nội tạng đối với các học viên ở Trung Quốc.

Ông Gatot Machali, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Indonesia, đã phát biểu tại buổi mít-tinh, ông cho biết Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự thảo Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công (H.R. 4132) vào ngày 25 tháng 6 năm 2024. Đây có thể được coi là cam kết ràng buộc đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ về việc đưa ra hành động pháp lý cứng rắn chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên ở Trung Quốc do chính nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Ông Gatot Machali phát biểu: “Theo những diễn biến quan trọng này, chúng tôi – cộng đồng Pháp Luân Công ở Indonesia – kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo và phi lý này suốt 25 năm qua, và ngay lập tức khôi phục quyền tự do tín ngưỡng cho những người tu luyện Pháp Luân Công. Đây là quyền cơ bản nhất của con người và được chính Hiến pháp Trung Quốc bảo hộ. Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ, người dân Indonesia cũng như cộng đồng quốc tế đoàn kết và cùng nhau lên tiếng để chấm dứt cuộc bức hại vô đạo đức và vô nhân đạo này, để những điều kinh hoàng như vậy sẽ không xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai trong tương lai.”

Tại buổi mít-tinh, nhiều người qua đường đã nhận tài liệu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ cảm ơn các học viên vì những nỗ lực ôn hòa nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

97c3b73d3b73f450d6a6f91928f5f57a.jpg

27a19b04231d5a99bc56f39057994f59.jpg

Người qua đường và cảnh sát tiếp nhận thông tin về Pháp Luân Công.

Một thanh niên cho biết anh đã chứng kiến ​​nhiều hoạt động của Pháp Luân Công khi anh du học tại Đài Loan. Anh không thể tin được lại có những điều tàn ác đến như vậy đang xảy ra. Sau khi một học viên kể thêm cho anh nhiều sự thật về cuộc bức hại, anh chăm chú lắng nghe và nói rằng những sự việc kinh hoàng như vậy cần phải chấm dứt.

1a09850b92e0d7acb5d8eb8912a73d2a.jpg

99fdf220be09f2dd10b4fb511870c472.jpg

Người qua đường bàng hoàng trước sự ngược đãi ác nghiệt mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải chịu đựng vì đức tin của mình.

Các nhà hoạt động nhân quyền lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công

Một số nhà hoạt động nhân quyền đã gửi thư đến sự kiện bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt bạo lực và vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Luật sư Muhamad Istur, đồng thời là chủ tịch Tổ chức Trợ giúp Pháp lý Indonesia (YLBHI) tại Jakarta, bày tỏ: “Chúng ta nên ủng hộ các học viên Pháp Luân Công và tiếp tục kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt bạo lực và các hành vi tra tấn khác đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp”.

51b1b97613ca3f49d11ddceecc7575fd.jpg

Luật sư Muhamad Istur, Chủ tịch Tổ chức Trợ giúp Pháp lý Indonesia tại Jakarta, ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

Luật sư Isur tiếp tục: “Toàn thể người dân Indonesia nên ủng hộ cuộc đấu tranh cho nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công. Chúng ta phải cùng nhau lên tiếng, cùng nhau bảo vệ [Pháp Luân Công]. Tôi hy vọng các học viên Pháp Luân Công luôn kiên định trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại, tiếp tục lên tiếng và bảo toàn được tính mạng trong sự đàn áp khủng khiếp như vậy ở Trung Quốc.”

Sau khi biết tin ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công trong hơn 25 năm qua, Giáo sư Djathi Kusumo, cựu thành viên Quốc hội và là một nhân vật văn hóa nổi tiếng, đã gửi một thông điệp tới các học viên địa phương. Ông viết: “Hệ thống [ĐCSTQ] của Trung Quốc từ lâu đã đi ngược với quy luật của Đấng Tạo Hóa, điều này sẽ gây ra đại họa. Tổ tiên đã rơi lệ khi chứng kiến hậu sinh chống lại nền văn hóa của chính mình.”

Ông Dimas Arya Bagus, điều phối viên của KontraS (Ủy ban về Người mất tích và Nạn nhân Bạo lực), một tổ chức nhân quyền nổi tiếng có trụ sở tại Jakarta, đã phản đối việc tra tấn, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ông Bagus kêu gọi chính phủ Indonesia hành động: “Tra tấn được coi là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đặc biệt là tra tấn phát sinh từ sự phân biệt đối xử với quyền tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng. Tôi nghĩ những gì cộng đồng Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải trải qua là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tra tấn là một trong những hành vi vô nhân đạo nhất và bị toàn thể cộng đồng quốc tế lên án.”

Ông còn nhấn mạnh rằng chính phủ Indonesia có thể đóng vai trò tích cực trong việc thúc giục chính phủ Trung Quốc chấm dứt bức hại, chấm dứt phân biệt đối xử và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Ông giải thích: “Bởi vì [chính phủ Indonesia] có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, Indonesia cũng nên có vai trò trong việc ngăn chặn những hành động vô nhân đạo và kỳ thị này đối với cộng đồng Pháp Luân Công”.

Ông Gufron Mabruri, giám đốc điều hành của Imparsial, một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền nổi tiếng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi nghĩ điều quan trọng là [cộng đồng quốc tế] phải nhanh chóng hành động, để trong tương lai những hành vi vô nhân đạo và sự tàn ác mà cộng đồng Pháp Luân Đại Pháp phải trải qua sẽ không xảy ra nữa. Các học viên có thể được tận hưởng sự tự do và phẩm giá mà con người xứng đáng được hưởng.”

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Anis Hidayah, Ủy viên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Cộng hòa Indonesia, đã chia sẻ quan điểm của mình về cuộc bức hại suốt 25 năm qua đối với các học viên Pháp Luân Công: “Trên thực tế, về công ước quốc tế chống tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc sỉ nhục khác, thì chính phủ Trung Quốc cũng đã phê chuẩn rồi [năm 1988], lẽ ra các hành vi tra tấn và đối xử hạ nhục [đối với các học viên Pháp Luân Công] không bao giờ được phép xảy ra.”

Diễu hành và thắp nến tưởng niệm ở Bali

Sáng ngày 14 tháng 7, các học viên ở Bali đã tổ chức luyện công tập thể, sau đó diễu hành trên Quảng trường Renon, Denpasar, để vạch trần cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công suốt 25 năm qua.

81e892b8eaa067aae84ea0813376e524.jpg

Các học viên tổ chức luyện công tập thể trước khi diễu hành nhằm phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Cuộc diễu hành của các học viên được dẫn đầu bởi Đoàn nhạc Tian Guo, theo sau là nhóm các học viên căng các biểu ngữ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, phơi bày cuộc bức hại và nâng cao nhận thức về việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự thảo Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công. Cuối đoàn diễu hành là đội trống lưng.

ab522b8c02f16097617e9d99592f496a.jpg

8c9f39f49ff5cb6735b63c7525bd0b5d.jpg

Các học viên tổ chức diễu hành trên Quảng trường Renon, Denpasar, và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Trong buổi tối ngày hôm đó, các học viên đã tổ chức thắp nến tưởng niệm tại Quảng trường Puputan để tưởng nhớ các đồng tu ở Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc bức hại 25 năm.

6a9d4974d297e194e066d357a917a300.jpg

b93d358ba509a3160b5e29f706fb4a38.jpg

Các học viên tổ chức thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ các đồng tu đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại đến chết trong 25 năm qua.

Người dân ủng hộ nỗ lực của các học viên qua nhằm chấm dứt cuộc bức hại suốt 25 năm qua

d828b4f546b9c4edf4d5853be1648220.jpg

Nhiều người đã ký đơn kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại suốt 25 năm qua.

Các học viên đã dựng một quầy thông tin tại Quảng trường Renon để giới thiệu với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và giảng chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Trong hoạt động vào buổi sáng, nhiều người dân và khách du lịch hiểu ra sự tàn bạo của ĐCSTQ đã ký đơn kiến nghị để bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của các học viên trong việc kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

b51f29f83853c09c256ca2330351588d.jpg

Giảng viên tại trường đại học Eka Pratama tin rằng Chân-Thiện- Nhẫn rất quan trọng đối với thế hệ tương lai.

Ông Eka Pratama, một giảng viên đại học, cảm kích trước những nỗ lực ôn hòa và vị tha của các học viên trong việc lên tiếng phản đối những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và sự ngược đãi mà các học viên phải chịu ở Trung Quốc. Ông chia sẻ: “Việc truyền thụ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp cho các thế hệ tương lai là rất quan trọng, theo đó họ sẽ tôn trọng nhân loại và từ đó tạo ra hòa bình thế giới.”

a412daf7d1af282eb0e80593f4044a34.jpg

Cô Ria cho biết nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc là sai trái.

Cô Ria, sinh viên đại học sống tại Denpasar, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi những hành động dã man như vậy vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc ngày nay. Cô nhấn mạnh: “Nạn thu hoạch nội tạng bất hợp pháp từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc phải chấm dứt ngay lập tức”.

7ce6e07be13a28d08d43392e2fbd80dc.jpg

Anh Nyoman Ari ký đơn kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Anh Nyoman Ari ký đơn kiến nghị vì anh không tán đồng với việc đàn áp các học viên ôn hòa. Anh bày tỏ: “Cuộc bức hại này rất vô nhân đạo.” Anh cũng quan ngại về tội ác thu hoạch nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc và nói: “Tôi hy vọng tội ác này sẽ sớm chấm dứt!”

1084e7ebe2a8272bef2b1f44025a8c23.jpg

Anh Sainov đến từ Hungary khích lệ các học viên ở Trung Quốc.

Anh Sainov đến từ Hungary, tình cờ có mặt tại Quảng trường Puputan, Denpasar, khi các học viên đang chuẩn bị cho buổi thắp nến tưởng niệm vào tối ngày 14 tháng 7. Anh Sainov ủng hộ những nỗ lực của các học viên nhằm vạch trần cuộc bức hại: “Tôi hy vọng các học viên ở Trung Quốc sẽ sớm thoát khỏi sự ngược đãi tùy tiện của ĐCSTQ.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/18/479830.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/19/219102.html

Đăng ngày 23-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share