Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên Minh Huệ tại Washington DC.

[MINH HUỆ 13-07-2024] Tối ngày 11 tháng 7 năm 2024, gần 1.500 học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) mặc áo vàng lặng lẽ ngồi cầm nến trên bãi cỏ của Công viên Quốc gia (National Mall) để tưởng nhớ các đồng tu đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết trong 25 năm qua và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.

34de8787ab6bf30af9370596332136c5.jpg

48624e4d0f605e3943ce17c6663a1102.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức thắp nến tại Công viên Quốc gia để tưởng nhớ các đồng tu đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại đến chết trong 25 năm qua, tối ngày 11 tháng 7 năm 2024.

Các học viên phương Tây ủng hộ các học viên ở Trung Quốc

Bà Frida, học viên Pháp Luân Công đến từ New Jersey, kể với những người qua đường tại National Mall về cuộc bức hại mà các học viên ở Trung Quốc phải gánh chịu, cùng những lợi ích về thể chất và tinh thần mà bản thân bà đã được thụ ích nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi chuyển đến Hoa Kỳ, bà Frida bị dị ứng da nghiêm trọng và mất khứu giác. Trong suốt 8 năm ròng, bà đã đến gặp nhiều bác sỹ nhưng tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Em gái bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và sau một năm, tất cả bệnh tật của cô ấy đều biến mất. Cô ấy thúc giục bà Frida tu luyện, và sau nhiều lần thuyết phục của em gái, bà đã bước vào tu luyện. Chỉ sau chưa đầy hai tuần, khứu giác của bà phục hồi và chứng dị ứng của bà cũng biến mất.

Bà Frida chia sẻ: “Tôi đã tu luyện được 25 năm rồi. Tôi cố gắng hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và tôi đã thay đổi. Gia đình tôi rất đông, và mọi người trong gia đình tôi cũng thay đổi. Họ không tu luyện nhưng họ đã trở thành những người tốt hơn. Tôi biết mình đã tìm được pháp môn tốt nhất rồi.”

1cdadb743d17dc12e41dfbcb288d9952.jpg

Bà Frida đến từ New Jersey tham gia buổi thắp nến tưởng niệm

Ngồi trên bãi cỏ của National Mall và cầm một ngọn nến trên tay, bà Frida nghĩ đến những đồng tu đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết chỉ vì muốn trở thành người tốt và tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. “Điều này thật đau lòng,” bà Frida nói, “Chúng tôi ở đây để tưởng nhớ những người đã mất mạng, mất đi gia đình, mất đi mọi thứ ở Trung Quốc chỉ vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.”

Anh Nick, một thanh niên người Mỹ, đã tu luyện Pháp Luân Công được 20 năm và nói thông thạo tiếng Trung Quốc. Trong ít nhất 15 năm qua, năm nào anh cũng tham gia buổi thắp nến tưởng niệm ở Washington vào dịp ngày 20 tháng 7. Anh thường đọc những câu chuyện về việc các học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại ra sao. “(Tôi tham gia thắp nến tưởng niệm) vì tôi cảm thấy đau lòng và muốn cả thế giới biết đến cuộc bức hại tàn khốc này,” anh Nick cho biết.

98416ea158066f5c1fe456543bd2fc8f.jpg

Anh Nick muốn thế giới biết đến cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công.

Anh chia sẻ: “Tôi rất ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ có thể kiên định với đức tin của mình trong những hoàn cảnh như vậy. Tôi hy vọng họ biết rằng chúng tôi ở đây cũng đang quan tâm đến họ và nghĩ về họ”.

Anh Tamuz Itai đến từ Israel đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 22 năm. Đây là lần thứ tư anh tới Washington DC để tham gia sự kiện nhân ngày 20 tháng 7.

ac3b064a2812a9d8e0009a6c2d56515a.jpg

Anh Tamuz Itai đến từ Israel muốn nhắn nhủ các học viên ở Trung Quốc: “Xin đừng từ bỏ hy vọng.”

Anh muốn nhắn nhủ các đồng tu ở Trung Quốc đang bị bức hại: “Toàn thể học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới và nhiều người dù không phải học viên, đều ủng hộ các bạn, ngay cả khi các bạn không thể nghe thấy tiếng nói của họ. Mỗi ngày có hàng triệu người đang ủng hộ các bạn, không chỉ bằng tấm lòng, mà còn bằng hành động để phản đối và vạch trần cuộc bức hại. Chỉ cần chúng ta có thể tin tưởng vững chắc vào Chân-Thiện-Nhẫn thì tình thế sẽ thay đổi. Vì thế xin đừng từ bỏ hy vọng.”

Học viên Trung Quốc: “Chúng tôi chỉ muốn phổ biến sự thật cho mọi người.”

Anh Lưu Đức Hỷ, học viên đến từ Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từng bị bắt giữ phi pháp, bị kết án lao động cưỡng bức và bị bỏ tù năm lần vì tu luyện Pháp Luân Công và nói với mọi người về chân tướng của môn tu luyện. Có lần anh đã bị kết án đến 10 năm tù và bị tra tấn.

c825c25aa6478d7d559ae67c7a59b9c9.jpg

Anh Lưu Đức Hỷ từng bị cầm tù và tra tấn ở Trung Quốc.

Vào sáng ngày 1 tháng 1 năm 2001, anh Lưu cùng một đồng tu đã giương cao biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp” trên Quảng trường Thiên An Môn. Một cảnh sát ở Bắc Kinh đã đẩy anh ngã xuống đất và dùng giày da đá túi bụi vào đầu anh cho đến khi mặt anh đầy máu. Sau đó, anh Lưu bị áp giải trở lại Thái Châu, Chiết Giang và bị kết án hai năm rưỡi lao động cưỡng bức.

Sau khi được thả, anh đã gửi đĩa CD và VCD đến các cơ quan chính quyền địa phương để nói với họ rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp. Anh lại bị bắt, bị cầm tù 10 năm, và bị tra tấn trong thời gian đó.

Anh Lưu kể lại: “Tôi đã bị tra tấn nhiều lần. Trong bảy ngày liên tục, tay chân tôi bị còng vào một chiếc ghế kim loại, và hai ngọn đèn lớn đặt trước mặt tôi khiến tôi không thể nào ngủ được. Còn một lần khác, họ còng tay tôi và treo tôi lên một thanh sắt cho đến khi tôi bất tỉnh rồi mới hạ tôi xuống. Đã 20 năm trôi qua, đến giờ vết sẹo do bị còng tay vẫn còn rõ trên cổ tay tôi, và ngón tay cái của tôi vẫn còn bị tê.”

Anh chia sẻ tiếp: “Tôi luôn đau đáu về các học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị ĐCSTQ bức hại và những người Trung Quốc tốt bụng đã bị những lời dối trá của ĐCSTQ lừa dối. Chúng tôi bất chấp sự an toàn của mình chỉ để phổ biến cho mọi người biết sự thật và cho mọi người biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Người dân khích lệ các học viên Pháp Luân Công

3f088a415cb6f6971979026eb9bb7d23.jpg

Anh Abdul Nomad bị sốc trước cuộc bức hại

Anh Abdul Nomad là một người nhập cư Ai Cập chuyên về hóa học phân tử và làm việc tại Washington, DC. Anh cùng một người bạn đang đi tham quan thủ đô và trông thấy ​​hàng nghìn học viên Pháp Luân Công luyện công tại National Mall. Bị thu hút bởi âm nhạc êm dịu, anh muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện.

Khi biết các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị bức hại và thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng trong khi họ vẫn còn sống vì tu luyện, anh đã bị sốc và liên tục nói: “Ngay khi về đến nhà, tôi sẽ gọi cho nghị sỹ của mình và yêu cầu họ hỗ trợ các bạn trong việc chấm dứt cuộc bức hại này. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã đến đây để bày tỏ tiếng nói của mình.”

Ông Chu, một du khách đến từ Trung Quốc, đang thăm quan Washington DC vào ngày hôm đó. Nhìn thấy buổi thắp nến tưởng niệm, ông thở dài và nói rằng đây thực sự là một bi kịch đối với người dân Trung Quốc. Ông cho biết Pháp Luân Công được tập luyện trên khắp thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nơi khai sinh ra Pháp Luân Công.

Ông Chu cho biết ông thường vượt tường lửa để đọc Thời báo Epoch Times và ông biết rằng đảng cộng sản hoàn toàn là một giáo phái và là thủ phạm thực sự đằng sau sự khốn khổ của người dân Trung Quốc.

Em Mati là học sinh của một trường trung học ở gần Công viên Quốc gia. Khi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công tổ chức thắp nến tưởng niệm, em rất muốn tham gia cùng họ. Mati cho biết: “Cảnh tượng này thật đẹp và yên bình, phù hợp với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.”

6658c57f63a9523b07faab377221f415.jpg

Em Mati tham gia buổi thắp nến tưởng niệm để thể hiện sự ủng hộ của mình.

Anh Yves, đến từ Bỉ, làm việc trong cơ quan an ninh mạng quốc phòng. Đây là lần đầu tiên anh biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Anh nói: “Chúng ta thường thấy các cuộc biểu tình trên đường phố và mọi người ở đó la hét ầm ĩ. Hôm nay tôi rất chấn động khi thấy rất nhiều người ngồi im lặng kháng nghị thế này. Mặc dù không phải là học viên nhưng tôi muốn sát cánh cùng họ và ủng hộ họ.”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/13/479643.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/15/219039.html

Đăng ngày 16-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share