Bài viết của Chân Thực, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-02-2024] Tôi tu luyện đã 28 năm rồi, nhưng vẫn luôn khó có thể đạt được trạng thái mà một người tu luyện cần có. Nguyên nhân chủ yếu là vì nhân niệm đã cản trở tôi, học Pháp mà không đắc Pháp, để rồi bản tính không đề cao lên được. Mấy năm gần đây, nhờ sự điểm ngộ nhiều lần của Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, cuối cùng tôi đã bắt đầu ngộ được thế nào tu luyện. Tôi vô cùng xúc động. Dưới đây là thể ngộ của tôi về Pháp sau quá trình hướng nội tìm, nỗ lực thay đổi quan niệm và đề cao bản thân.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc cho một cơ quan Chính phủ. Qua nhiều thập kỷ công tác trong hệ thống của tà Đảng, tôi đã bị văn hóa Đảng đầu độc rất thâm sâu, đến nỗi không thể phân biệt nổi tốt xấu. Ví dụ tại nơi làm việc, tôi đã dưỡng thành thói quen việc gì cũng lên kế hoạch và luôn đổi mới sáng tạo. Tôi lên kế hoạch chi tiết về những việc cần làm trong từng thời khắc, nhưng khi vừa thích ứng xong tôi lại tiếp tục thay đổi. Tôi còn đo lường mức độ tinh tấn trong tu luyện của mình dựa trên thời gian ngủ. Để ngăn bản thân chấp trước vào tâm an dật, có dạo tôi ngủ trên một tấm ván cứng và mặc nguyên quần áo. Do cứ đổi tới đổi lui, tôi đã không thể duy trì một trạng thái tốt, lãng phí rất nhiều thời gian và trở nên kiệt sức.

Dùng Pháp cân nhắc, tôi đã bị nhân niệm phong bế và bị lối tư duy của tà Đảng ĐCSTQ khống chế khiến bản thân hành xử theo khuôn mẫu thay vì tu luyện tâm tính hoặc có được nhận thức Pháp sâu hơn. Tôi không biết rằng một người tu luyện thực sự tinh tấn cần phải dụng tâm làm tốt ba việc bằng chính niệm.

Sư phụ giảng:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân quyển II)

“Là người tu luyện, [thì] ngay nơi hoàn cảnh người thường mà tu luyện bản thân, mà ‘ma luyện’ chính mình; các tâm chấp trước những thứ dục vọng đều dần dần vứt bỏ. Điều mà nhân loại chúng ta thường cho là tốt, thì từ cao tầng mà xét lại thường thấy là xấu. Vậy nên điều mà người ta cho là tốt ấy, ở nơi người thường thì lợi ích cá nhân càng nhiều thì cho là càng sống tốt, [nhưng] các Đại Giác Giả lại thấy rằng cá nhân ấy là càng xấu. Xấu chỗ nào? Vị ấy được càng nhiều, thì vị ấy càng làm tổn hại người khác; [để] đạt được những thứ lẽ ra không được, vị ấy sẽ [coi] trọng danh lợi, như thế vị ấy mất đức.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi luôn cảm thấy Sư phụ đang nói về người khác chứ không phải tôi. Bởi vì tôi tương đối coi nhẹ lợi ích cá nhân và không bao giờ tranh đấu vì tư vì lợi. Nhưng tôi đấu tranh cho quyền lợi của cấp dưới, chẳng hạn như đấu tranh giúp họ về việc phân nhà, cơ hội thăng tiến, v.v. Có nhiều người khen tôi rất tốt, và tôi cũng thấy hài lòng về bản thân mình.

Vào một đêm, tôi mơ thấy Sư phụ điểm hóa rằng mình tu luyện không tinh tấn. Tôi không biết mình sai ở đâu bởi tôi đã dùng tiêu chuẩn suy đồi của xã hội để đánh giá và luôn nghĩ rằng mình tốt hơn người khác. Thực ra, tôi có chấp trước ẩn sâu vào danh. Nó bộc lộ ra khi tôi nhận được lời khen của người khác. Sau khi nhận thức sâu hơn về Pháp, tôi nhận ra rằng việc tôi đấu tranh cho lợi ích của nhân viên không chỉ làm tổn hại đến người khác mà còn khiến một số nhân viên nhận được những thứ họ không đáng có và họ sẽ tổn đức.

Tôi từng hay nghĩ rằng mình không làm gì sai vì tôi chỉ gọi điện và không hối lộ một ai. Tuy nhiên, không phải vậy. Đó chính là việc lợi dụng quyền lực của mình. Tôi tự hỏi: “Nếu không tu luyện chiểu theo Pháp của Sư phụ, liệu mình có còn là học viên Pháp Luân Đại Pháp không? Những gì mình đã làm chẳng phải cũng giống như người thường và chạy theo đám đông sao?”

Không những thế, trước kia tôi luôn cho rằng mình là người chính trực, nghiêm túc, một người tốt và tuân thủ nguyên tắc, nhưng thực ra tôi rất giảo hoạt. Một học viên từng nói rằng tôi xảo quyệt, nhưng tôi không đồng tình, và phản bác lại: “Mặc dù tôi làm việc cho Chính phủ, nhưng tôi chưa bao giờ tham ô bất cứ thứ gì. Tôi là người chính trực nhất. Doanh nhân các vị mới gian xảo. Các vị luôn mưu tính làm sao để kiếm được nhiều tiền hơn!”

Sau khi nhận thức sâu hơn về Pháp, tôi nhận ra rằng mình đã bị đầu độc bởi văn hóa Đảng. Tôi đã giúp mọi người tránh né các nguyên tắc trong công việc, nhưng lại nghĩ rằng mình không có lỗi vì tôi chỉ đưa ra lời khuyên và không vi phạm quy định, làm sai là người khác chứ không phải là mình.

Mọi người đã ca ngợi tôi vì có khả năng làm được mọi việc. Thực ra, tôi là người luôn đi cửa sau, và sử dụng các mối quan hệ của mình. Khi đề cập đến việc phải làm, suy nghĩ đầu tiên của tôi là ai là người phù hợp nhất để gọi điện thoại. Tâm tôi dường như bị lèo lái bởi cách nghĩ này. Nói thẳng ra, đi cửa sau có nghĩa là những người trong hệ thống tà Đảng lợi dụng lẫn nhau vì lợi ích của bản thân. Bản chất của tà Đảng và những sinh mệnh thuộc cựu vũ trụ đã bị suy đồi này là đều là vị tư, hết sức vị tư.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Ắt phải phát sinh biến hóa về bản chất mới có thể thật sự cải biến chính mình. Cũng chính là nói, chư vị tu luyện cần phải có trách nhiệm với bản thân mình, chư vị cần thật sự cải biến bản thân, từ nơi sâu thẳm tâm linh của chư vị buông bỏ những thứ bất hảo mà chư vị chấp trước, đó mới là thật sự buông bỏ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Đề cao tâm tính là điều căn bản nhất, tâm tính không thay đổi chính là không tu luyện. Trong giai đoạn tu luyện đặc biệt này, khi Chính Pháp sắp đến hồi kết thúc, tôi phải ghi nhớ trách nhiệm to lớn của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, nghiêm khắc chiểu theo lời dạy của Sư tôn, học Pháp thật tốt, làm được trong tâm luôn có Pháp, chân tu và thực tu.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/27/473329.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/20/218176.html

Đăng ngày 04-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share